Từ LẠI trong
“Mời trầu”
Nguyễn Đức
Dân
Hồ Xuân Hươngcó bài thơ tình tuyệt
hay:
“Quả cau nho nhỏ,
miếng trầu hôi/ Này của Xuân
Hương đã quệt rồi/ Có
phải duyên nhau thì thắm lại/ Đừng xanh như lá bạc
như vôi” (Mời trầu)
Rất nhiều
người khiphân tích cái hay
của bài thơ
nàyđều dựa
vào nội dung huyền
sử dân gian trầu cau từ thời Hùng
Vương để bình.
Đó là ngày xưa có hai anh em giống nhau như
đúc và rất mực thương yêu
nhau.Sau khi có vợ, người anh dường như
không còn chăm sóc đến em như trước
nữa.Buồn bã người em bỏ nhà ra
đi, đi mãi.Tới bên bờ suối thì
mệt quá, gục xuống chết và hóa
thành tảng đá vôi.Không thấy
em về, thương em nên người anh quyết
đi tìm.Đi đến bờ suối thì mệt
lả chết và biến thành cây cau mọc bên tảng đá
vôi.Không thấy chồng người vợ cũng
bỏ đi tìm.Cũng đến bờ suối
đó, mệt quá, ngồi dựa vào gốc
cau rồi chết, biến thành cây trầu không.Trầu không, cau và vôi khi quyện lại
với nhau tạo ra sắc đỏ như máu.Ba thứ
trầu, cau và vôi trở thành biểu tượng
tình nghĩa thắm thiết vợ chồng, anh em.
Không
ai bình giảng về giá trị của từ
‘lại’trong bài thơ này. Rõ ràng không thể
thay từ ‘lại’bằng một từ bất
kỳ nào khác mà không làm mất
đi ý tứ cốt lõi của bài thơ. Vai trò của ‘lại’ trong bài
thơ này là gi?
Từ điển
tiếng Việt của viện
Ngôn ngữ cấp cho từ
‘lại’14 nghĩa, cả chục nghĩa coi ‘lại’
là từ phụ đứng trước hoặc sau
động từ và
hàng loạt tổ hợp từ ‘lại’ mang
tính thành ngữ. Những giáo trình và
sách nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt
cũng có những nhận định tương tự.Thật
ra tất cảcác nghĩa của từ
‘lại’được hình
thành từ một nghĩa gốc về
chuyển động của
‘lại’ liên quan đến
‘đi’ trên cơ sở nhận thức (cognition) của
người Việt
như hình bên.
đi
(hình I )gốc
lại
Đi
là dời khỏi gốc xuất phát, lại là trở về gốc
đã ra đi.
Có ra đi
thì mới có trở lại. Thế là ‘lại’ chuyển
thành nghĩa “sự
lặp
lại”.
Do vậy, nghĩa cơ bản
của từ ‘lại’ là sự lặp lại(một
hành động, một sự kiện hay một thuộc
tính).Trâu bò là loài nhai lại.
“Ngán nỗi
xuân đi xuân lại1lại2 /Mảnh tình san sẻ
tí con con” (Tự
tình II, HXH) Trong câu thơ trên lại2 trỏ nghĩa
mùa xuân trở lại. Trở lại một
vị trí đã xuất phát là lặp lại vị trí
đó.
Lặp lại hành động, sự kiện, hay thuộc tính được
nhận thức là tạo
ra những hành động, sự kiện, hay thuộc tính giống
nhau.Rộng hơn nữa
là sự phù hợp. Do vậy,
‘lại’ được chuyển nghĩa mới
thành sự phù hợp.
Ngô Tất Tố viết “Hai
ông ấy đã làm nghề tri huyện lại
kiêm cả nghề đào mỏ, chẳng qua cũng
muốn vinh thân như mọi người”.Thế là nghề nghề
tri huyện và nghề
“đào
mỏ” (lấy vợ con nhà
giàu)phù hợp nhau về mục đích vinh thân.
Sự
phù hợpnày
thể hiện ngầm ẩn trong nhiều kết hợp ngữ
pháp: Cứ gặp
những câu có từ ‘lại’ như ‘X
vả lại Y’;
‘X lại Y nữa’, ‘Đã X lại
Y’là
chúng ta biết chắc rằng X và Y phải
phù hợp nhau theo một cách nào đó.“Họ
cần cù, vả lại tiềm
lực lớn nên thành công là
đương nhiên”.Câu này nghe xuôi. Nhưng câu
“Họ cần cù, vả
lại *đã cạn vốnnên
thành công là đương nhiên” nghe
không xuôi vì sự cần cù, và đã cạn vốn
không là tiêu chí phù hợp nhau cho
đường làm ăn thành công.
Hình
trên cho thấy‘đi’
là chuyển động mở raxa dần gốc, không gian mở ra,
làm tăng khoảng cách, tầm nhìn giảm dầncòn
‘lại’ là chuyển động trở lại gốc.Hình thành 3 nghĩa của ‘đi’:
1. Đi có
nét nghĩa sự suy giảm
Đen
đi, xấu đi, gầy đi, mờ đi, nghèo đi, hèn đi, kém đi, chậm đi,lười đi, yếu đi,
tái đi, xám đi, vơi đi, lặng người đi…
2. Chuyển dịch xa gốctới lúc
nào đóđối
tượng thoát khỏi tầm nhìn nênđikết hợp với những hành động
làm đối tượngkhông thấy được:Trốn đi, giấu đi,
che đi, lấy đi, ném đi, loại đi, bỏ đi, vất đi, khử đi,
văng đi.Khi bực
tức người ta hét: ‘Cút đi, mày
xéo đi cho khuất mắt tao!’
3.
Dời khỏi
gốc chuyển thành dời khỏi gốc rễ. Gia
đìnhlà cội nguồn, gốc rễ. Thế là hình thành ẩn dụ: đi là chết. “Cụ tôi mới đi năm rồi”.
“Bác đã đi rồi sao Bác
ơi” (Tố Hữu)
Chuyểnđộng về
điểm gốclà trở về nơi xuất
phát, trở về trạng thái ban đầu. Từ ‘lại’ có
một nghĩa
mới:trở về trạng
thái ban đầu.
Giống lúa lai tạo, sau vài thế
hệ trở lại như xưa, đó là
‘lại giống’.
Một người qua cơn bạo bệnh sức khỏe
trở lại như xưa, ấy là đã
‘lại người’, ‘lại sức’, ‘khỏe
lại’. Người
miền Bắc đặt sính lễ cưới trong
những quả sơn son thiếp vàng mang đến
nhà gái.Sau lễ cưới, nhà gái
đưa lại nhà trai một phần lễ vật
đó.Phần lễ vật này đã trở
về nơi xuất phát nên thành cách
nói ‘lại quả’.Ngày
nay, trong các hợp đồng đấu thầu
làm ăn kinh tế, cách nói lại quả trở thành một ẩn dụ
cho bên mời thầu hưởng lợi nhờ
bên trúng thầu trả lại một phần lợi
ích (thường bằng tiền bạc) cho bên
cung cấp hợp đồng.‘Lại hôn’
là gì nếu không phải là từ bỏ
việc hôn nhân đã đính ước
để trở về trạng thái ban đầu? Sau Tết, nói
“bánh chưng bị lại
gạo” là nói bánh chưng để
một thời gian dài trở nên khô cứng
như lúc gạo còn sống.Những cách
nói tỉnh lại, trẻ
lại, lấy lại tinh thần, nhớ lại, tìm
lại họ hàng …Rồi ‘Cô hồi tưởng
lại ba xuân trước, /Trên
bến cùng ai đã nặng thề.’ (Cô lái đò, Nguyễn
Bính),“Nước
Mỹ trở lại của
ông Biden” (tít báo TT, 29.11.2020) ,cũng đều
được hiểu là trở lại trạng
thái đã có như trước kia.
Có
ra đi thì mới có trở lại nên
‘đi’ là chuyển động thuậnxảy ra trước còn
‘lại’ là chuyển động ngược trái với
‘đi’ xảy
ra sau.Ấy vậy là ‘lại’
có thêm nghĩa đáp
trả, phản ứnglại: hòn đất ném đi hòn chì quăng lại,
cãi lại, mắng lại, nhạo lại,
phê
phán lại, đánh lại, bắn lại, bật
lại, văng lại…Cóđáp
trả là có
quan hệ “sòng phẳng”.Có đi
có lạicho toại lòng nhau; Ở đời
này bánh ú trao đi bánh chì trao lại,
có ai cho không ai bao giờ đâu!
Cũng từ đây ‘lại’
được thêm nghĩa mới trỏ những
hiện tượng lạ lùng, ngược đời.Lẽ thường càng uống càng say nhưng
Chí
Phèokhông vậy, hắn ta tức vì chuyện ngược đời này. “Nhưng tức
quá, càng uống lại càng tỉnh ra”(Chí Phèo).Thực hiện một
hành động theo hướng thuận, rồi thực
hiện hành động đó theo hướng
ngược,
cứ vậy sẽ tạo ra ý nghĩa
hành động lặp lại nhiều lần: “làm đi làm lại
suốt buổi chiều mà vẫn không xong”,
“Ông cụ sốt ruột đi đi lại lại”.
Trong tiếng
Việt, có hàng loạt khuôn mẫutrừu tượng dùng từ ‘lại’ nói
lên hàm
ý về điều
ngược đời.
Dù
không biết nội dung cụ thể của X và Ynhưng khuôn
“X
gì mà (lại)Y thế?” là
cách chất vấn để tạo ra hàm ý
“đối tượng này không xứng đáng là X”. Chẳng hạn, “Tiến sĩ
gì mà lại không biết dùng PowerPoint” là câu
chê một người không xứng đáng
là tiến sĩ.Khi yêu say đắm ta sẽ
làm tất cả những gì người
yêu muốn.
Nhưng anh bồ lại ki bo. Vậy là ngược đời, không bình thường nên cô gái chê bồ:“Yêu
gì mà lại ki bo thế!”
Từ
‘sao’ dùng để chất vấn, còn từ
‘lại’ gắn với những hiện tượng
ngược với lẽ thường. Ấy thế
là ‘Sao lại X!’ thành khuôn
chất vấn bác bỏ
X.“Sao
tôi lại không biết!” có hàm
ý tôi biết.“Sao lại không nói
điều đó!” có hàm ý là
lẽ ra cần nói điều đó.Còn
“Sao lại
nói điều đó!” có hàm ý
trái lại lẽ ra không nên nói điều đó. Ra đến bìa rừng, ánh
trăng lóe lên, anh lính lái xe đường
Trường Sơn tưởng là pháo sáng
nên ngạc nhiên:“Không nghe tiếng
máy bay sao lại có pháo sáng!”
(Mảnh trăng cuối rừng)
‘Sao lại X!’ là một lược
đồtrừu tượng.Tiếng Việt có nhiềulược đồ trừu tượng
liên quan đến từ ‘lại’ gây ra hàm
ý. Ví
dụ:
(I)
X
thì A (nhưng) (mà) Y lại B
(II) X thì A
còn Y lại B
Nghĩa
của A và B trong hai lược đồ I và IIluôn
luôn đối lập nhau.Nếu A có nghĩa thuận
lợi thì B có
nghĩa bất lợi và ngược lại.Trong
tâm
trí, người Việt luôn cảm nhận
được điều gì là thuận
lợi, điều
gì làbất lợi.Chẳng hạn A =ngon, tử
tế, xinhđẹp, hiền lành, vui vẻ… là thuận lợi, đối lập
với B = chua, xấu xa, tối tăm, độc
ác, chua cay, dữ tợn…là bất lợi.Chúng ta dễ
dàng gặp hàng loạt những câu theo hai
lược đồ trên: Bề ngoài [thì]
thơn thớt nói cười, mà trong [thì lại]
nham hiểm giết người không dao. (Truyện Kiều) Ông bố
thì cao ráo vậy mà cô con gái
trông lại Thị Nở quá; Quả này
trông thì ngon nhưng ăn lại chua; Cô chị
[thì] hiền thế, còn thằng em lạihay
gây gổ với người khác; “Người
mẫu gì mà lại mập úvậy!”. Trong một truyện ngắn, Nguyễn Ngọc Tưviết: “…Con
tao mà lại thế à?” Câu này có
hàm ý con tao không như thế. Nó không hành
động như
vậy; các người có
thể nhầm lẫn ai đó với con tao.
Trở
về gốc là vận động hướng
tâm, khoảng cách được rút ngắn,
thể tích, không gianthu nhỏ lại.Thế
là ‘lại’
có thêm một nghĩa mới: sự tập
trung.
Tất cả những
hành động cụ thể và trừu tượng
nào được nhìn nhận là hướng
tâm, tập trung hay thu hẹp khoảng cách và
không gian đều kết
hợp được với từ lại để biểu thị nghĩa này.Nhân Tết cổ truyền,
chúng ta nhắc tới tục ăn trầu cau. Miếng trầu
gồm: cau, lá trầu không, thuốc xỉa,
vôi. Xưa mỗi nhà thường
cóông bình
vôi đựng vôi để quệt vôi khi têm trầu.Ông bình
vôi dùng lâu năm cổ vôi thắt lạinênLê Đạt có bài thơ“Có những người sống lâu trăm tuổi/Y như một cái bình
vôi/Càng sống càng tồi/Càng sống càng bé lại” . Rồivun rác lại,gom tiền lại, gấp vở lại,
khoanh tay lại,khép
chân lại, ngắn lại, Nhỏ lại, ngắn lại, co lại, người tóp
lại, má hóp lại, teo lại,
co cụm lại, túm tụm lại, dúm lại, mắtríu
lại, choắt lại, quắt lại, hẹp lại,
đặc lại, khít lại, góp lại,dồn
cục lại, xúm lại, chất đống lại,thót
bụng lại, thu mình lại, nhắm mắt lại,
trói lại, gói lại, cuộn lại, gấp lại,
nước mưa đọng
lại, bột quánh lại, đườngcô lại, tập hợp lại,
liên hiệp lại, đoàn kết lại...Chúng
ta dùng “nói
tóm lại” để tóm tắt một vấn
đề cho gọn lại. Có
thể chỉ bằng một câu là tóm vấn đề
được lại rồi.
Khi bàn
thảo những chuyện phức tạp, cuối cùng chủ tịch
hội nghị kết luận “vấn đề
được gút lại
như sau…”
Với hiện tượng
chuyển nghĩa này, bạn dễ dàng giải
thích giá trị
không thay thế của từ lại trong câu thơ
“Có phải duyên nhau thì thắm lại/Đừng xanh như lá bạc
như vôi”. Trong miếng trầu có cau,
vôi bạc, lá trầu xanh, ban đầu là những
đối tượng rời nhau với những màu
riêng rẽ ấy. Khi thành duyên, chúng gắn kết với nhau.
Chính nét nghĩa sự
hướng tâm, sựtập trung, khoảng
cách bị thu nhỏ của từ lại làm cho ‘thắm lại’có nghĩa là hai
đối tượng hướng đến nhau không còn khoảng
cách mà quyện chặt
gắn kết nhau biểu trưng cho sắc thắm
tìnhyêuthủy chung, son sắt.