Ai phá tiếng nước tôi?
Nguyễn Đức Dân
Bây giờ
người ta nói sai, viết
sai nhiều quá.
Nhưng
ai là những
người làm hỏng tiếng Việt?
Xin nêu 3 ví
dụ trên TT 04.4.2018:
1)
Trong
chuyên mục “Thời sự & suy nghĩ” (trang 1) tiến sĩ HNV viết “Cuối cùng vụ lùm xùm
về việc công nhận tiêu chuẩn chức danh GS và PGS cũng đã ngã ngũ…” Làm gì có vụ
lùm xùm về
việc công nhận tiêu chuẩn chức danh GS và PGS? Chỉ có vụ
lùm xùm về
việc công nhận chức danh GS và PGS. Xin đừng lẫn tiêu chuẩn với chức danh.
2)
Trong
bài “Grab khó độc quyền…” (trang 7) viết
“một chuyên gia trong lĩnh
vực cạnh tranh cho rằng
[…] Nếu thấy yêu cầu của
cơ quan quản lý là
phi lý, doanh nghiệp phải có tài liệu
chứng minh mình không
vi phạm”. Có hai điều đáng bàn về câu
này.
Thứ
nhất: “phi lý” và “không vi phạm”
là hai khái
niệm không đồng nhất. Cho nên lẽ ra
cần viết “Nếu thấy yêu cầu của
cơ quan quản lý là
phi lý, doanh nghiệp phải có tài
liệu chứng minh
mình không phi lý”
Thứ
hai, tôi không là chuyên
gia về luật cạnh tranh nói riêng
và pháp lý
nói chung
nhưng chuyện này liên quan
đến lý thuyết lập luận nên
tôi muốn được lạm bàn ở đây.
Trước
hết là một chuyện cãi nhau:
Ất: Mày ăn cắp
đồ của tao phải không?
Giáp: Tôi không có
lấy đồ của anh.
Ất: Mày không
lấy đồ của tao thì
ai lấy hả? Nếu mày không lấy đồ của tao thì
mày hãy chứng minh rằng mày vô tội
đi.
Lập luận của Ất là sai lầm. Giáp không có nghĩa vụ phải chỉ ra ai lấy
để chứng
minh rằng mình vô tội. Lẽ ra Ất phải
chứng minh rằng
Giáp có tội,
đằng này Ất lại bắt Giáp chứng minh rằng Giáp vô tội.
Chừng nào Ất đưa ra chứng cớ hay lập luận rằng Giáp có tội
thì lúc đó
Giáp mới cần chứng
minh rằng mình vô tội. Ất mắc
sai lầm áp đặt nghĩa vụ chứng minh trong lập luận. Một công tố viên không
thể lập luận “Bị cáo nói là
mình vô tội. Vậy hãy chứng
minh mình vô tội đi” bởi lẽ chứng minh phạm tội là việc
của cơ quan điều tra và công
tố. Còn công dân luôn
luôn là người
vô tội trước khi bị kết án là có tội, nên
họ không có nghĩa vụ
chứng minh là mình vô tội.
Một cách khái
quát, về phương diện logic
đây là lập luận sai kiểu Burden Of Proof, buộc đối phương
có nghĩa vụ chứng minh điều phủ định lại kết luận của mình. Nói cách khác, đó là việc
nêu ra một
kết luận mà không hề chứng minh với lý lẽ kết
luận này là đúng bởi
không ai chứng minh được
nó là sai.
Phải chăng,
nên xem xét
lại lập luận trên của “chuyên gia
trong lĩnh vực cạnh tranh”?
3)
Tác
giả bài Đề nghị điều tra hiệu trưởng nhận “chạy việc ” (tr. 12): “ô. H, phó
chủ tịch UBND tỉnh Đắc Lắk, cho biết […] trong số 578 giáo viên dôi dư
tại huyện Krông Pắk thì có 208 người không đủ điều kiện thi tuyển vì không có chỉ tiêu biên chế năm 2017.” Ông phó chủ
tịch tỉnh tư duy gì
mà lạ vậy? Sao chỉ tiêu biên chế
lại là điều kiện thi tuyển?
Ba
ví dụ trên đây là
câu chữ của những trí thức hoặc người có địa vị cao trong
xã hội.
Vậy thì ai phá tiếng nước tôi trong sáng?