Ngữ nghĩa các từ hư:

nghĩa của cấu trúc trừu tượng

 

                                                                          GS TS Nguyễn Đức Dân

về trang chủ

 

 1.   Những khái niệm cơ bản

1.1     Hiển ngôn, hàm ngôn và hàm ý

Hiển ngôn và hàm ngôn  là hai khái niệm cơ bản trong ngữ nghĩa học hiện đại được nhiều tác giả nước ngoài đề cập đến. Ở Việt Nam, năm 1975  Hoàng Phê  là người đầu tiên giới thiệu  khái niệm tiền giả định (TGĐ) và gọi đó là hàm nghĩa của từ  và phân biệt với nghĩa chính thức của từ. Tương tự,  câu (/lời) gắn với những ngữ cảnh cụ thể nên mỗi câu (/mỗi lời) đều có  ý  chính thức, được gọi là hàm nghĩa,  hàm ý. [HP,1975]  Những năm tiếp theo, khái niệm TGĐ , hiển ngôn, hàm ngôn được các tác giả khác trình bày, Nguyễn Đức Dân (1977, 1983, 1996), Đỗ Hữu Châu (1981, 1987), Cao Xuân Hạo (1991), Nguyễn Thiện Giáp (2000)…

 

Mối quan hệ giữa hiển ngôn, hàm ngôn, hàm ý trong một phát ngôn  được chúng tôi [NĐD, 1996] quan niệm như sau:

 

          hiển ngôn                                                               

Nghĩa                                    

                                               tiền giả định                                                                          

          hàm ngôn

                                                                            hàm ý ngôn ngữ

                                      hàm ý

 

                                                                            hàm ý  hội thoại

 

Theo phân biệt của Grice [1975], có hai loại hàm ngôn - những thông tin không phải là hiển ngôn có trong lời nói:  vô hướng    hữu hướng. Hàm ngôn vô hướng là những   thông tin ngoài chủ đích của người nói, trong đó có  tiền giả định,  hàm ngôn hữu hướng là những thông tin người nói chủ ý tạo ra và được gọi là hàm ý. Loại hàm ý  độc lập với ngữ cảnh được Grice gọi là hàm ý quy ước (conventional Implicature), cũng được gọi là hàm ý ngôn ngữ. Chúng tôi quan niệm một cấu trúc (CT)  đòi hỏi một tình huống dùng và nó thể hiện hành vi gì thì tình huống dùng và hành vi đó cũng là một hàm ý ngôn ngữ của CT. Loại hàm ý phụ thuộc vào ngữ cảnh, phụ thuộc vào tình huống dùng  được gọi hàm ý hội thoại hay còn gọi là hàm ý ngữ dụng. 

 

1.2    Cấu trúc trừu tượng

Trong một câu, các thực từ và từ hư kết hợp với nhau tạo thành  CT của nó. Ba câu dưới đây có CT khác nhau:

(1) Vì trời mưa nên Ba nghỉ học.

(2) Tuy  trời mưa nhưng  Ba vẫn đi học.

 (3) Tuy  trời mưa,   Ba vẫn đi học.

Câu 1 là CT nhân quả. Câu 2 và 3 là CT  nghịch nhân quả.

Khi thay thế mỗi thực từ bằng phạm trù từ loại của nó, chúng ta được lược đồ cấu trúc của câu. Ba câu trên lần lượt có các lược đồ là:

(I)                Vì P nên Q

(II)             Tuy P nhưng vẫn Q

(III)           Tuy P, vẫn Q

Ở đó, P và Q là những phạm trù câu.

Nếu tiếp tục trừu tượng hóa những phạm trù từ loại thành những yếu tố trống nghĩa A, B, C, X, Y, Z…chúng ta được cấu trúc trừu tượng  (CTTT) của câu đã cho.  Từ đây mỗi  CTTT đều được giả định rằng tồn tại những thực từ mà khi các yếu tố trống nghĩa được từ vựng hóa thì CTTT đó thành những câu chuẩn.

Như vậy, những CT ngôn ngữ  chỉ chứa những yếu tố khái quát trống nghĩa  và những yếu tố không phải là thực từ  (danh từ, tính từ , động từ …) mà chỉ là những từ hư  cấu trúc trừu tượng. 

Chúng tôi quan niệm từ hư bao gồm: liên từ, giới từ,  những từ phiếm định , đại từ  (chỉ định và thay thế), những từ tình thái khả năng và tình thái đạo nghĩa  (nên, cần phải, có thể…)    phụ từ (cũng, những, có, thôi, kia, không …).

Ví dụ về CTTT: “A thì A”; “A gì mà  B  thế?”,  “A không X thì còn ai X”… Trong những CT trên A, B, X  không có nghĩa cụ thể nào, thậm chí không thuộc một loại từ cụ thể nào, những từ  thì, mà, thế, ai, còn, không , …đều không có nghĩa từ vựng.  Chúng chỉ là những từ hư.    Vì vậy, những CT trừu tượng này là những CT siêu ngôn ngữ. 

 

1.3        Nghĩa từ vựng  và nghĩa cấu trúc của câu

 

1.3.1  Nghĩa từ vựng của câu

   nghĩa do các thực từ (gồm danh từ, tính từ, động từ) và các từ hư trong câu tạo nên.

Nghĩa từ vựng của câu 1 liên quan tới các sự kiện do thực từ mang lại là “trời mưa”  và “Ba  nghỉ học”. Cặp từ hư “vì…nên …” tạo ra nghĩa “ hai sự kiện đó có quan hệ nhân quả”.  Nghĩa từ vựng của hai câu 2 và 3 cũng liên quan tới sự kiện “trời mưa” và “Ba đi học”. Chuỗi từ hư  tuy…nhưng … vẫn… ” ở câu 2 và cặp từ hư  tuy… vẫn…” tạo ra nghĩa “ hai sự kiện trên có quan hệ nghịch nhân quả”. Hai câu 2 và 3  đồng nghĩa. Từ câu 2, thực hiện phép tỉnh lược từ nhưng không ảnh hưởng tới quan hệ nghĩa giữa hai từ hư còn lại, ta được câu 3.

1.3.2  Nghĩa cấu trúc của câu

Nghĩa của lược đồ cấu trúc một câu được gọi là nghĩa cấu trúc của  câu đó. Nói cách khác, nghĩa được hình thành do các từ hư kết hợp với những phạm trù từ loại của thực từ trong câu là nghĩa cấu trúc của nó.

Nghĩa cấu trúc của I là : có quan hệ nhân quả giữa hai sự kiện P, Q.

Nghĩa cấu trúc của II  và III là : có quan hệ nghịch nhân quả  giữa hai sự kiện P, Q.

 

1.3.3 Nghĩa của CTTT là những sơ đồ nghĩa

 

Về ngữ nghĩa các từ hư, chúng tôi thấy có những từ hư định hướng nghĩa, chúng biểu hiện được nhiều hành vi ngôn ngữ. [NĐD, 1984a]  Lại có những cặp từ hư biểu hiện nghĩa, đặc biệt đáng chú ý là nghĩa biểu hiện quan hệ nghịch nhân quả, những cặp từ này vừa biểu hiện quan hệ cú pháp vừa biểu hiện quan hệ ngữ nghĩa. [NĐD, 1984b]  Đối tượng khảo sát của bài này  là ngữ nghĩa của từ hư: Nghĩa của những CTTT chứa từ hư    độc lập với ngữ cảnh. Chúng tôi đã lưu ý rằng ‘những kiểu câu nhất định  có những kiểu hàm ý nhất định mà chúng ta có thể khái quát thành sơ đồ’ [NĐD, 1996, 243]. Trong bài này chúng tôi  sẽ chứng minh rằng trong tiếng Việt có những CTTT  độc lập với ngữ cảnh và mang những nghĩa xác định. Đó là  những sơ đồ nghĩa. Những điều được xem xét trong mỗi sơ đồ nghĩa, là:  CT có tiền giả định (TGĐ) không? TGĐ  đó là ? Điều kiện dùng của CT là gì?  CT thể hiện hành vi ngôn ngữ gì, có hàm ý gì?

 

2.        Phương pháp phát hiện nghĩa của những cấu trúc trừu tượng

 2.1  Những hàm ý quy ước quan trọng nhất được hình thành trong những CTTT liên quan đến  ba đặc điểm cơ bản sau đây của tiếng Việt:

Ø              Có những từ hư định hướng  nghĩa  trong tiếng Việt. Hai quan hệ ngữ nghĩa đặc biệt quan trọng trong tiếng Việt là quan hệ nhân quả  [NĐD, 1990] và quan hệ nghịch nhân quả [NĐD, 1984b].

Ø            Chất vấn là một phương thức bác bỏ.[NĐD, 1996, 391 - 403]

Ø             Tác động tới yếu tố phiếm định là tác động tới tất cả. [NĐD, 1985]

Để phát hiện  nghĩa của những CT trừu tượng,  chúng tôi dựa vào  những đặc điểm trên, đồng thời sử dụng   tiền giả định (TGĐ)  của CTTT và những lẽ thường của người Việt cùng những quy tắc suy luận  lô gích. [NĐD, 1987, 1996]. Để phát hiện nghĩa của một CT, chúng tôi chấp nhận phương pháp tái hiện CT đầy đủ của CT đang nghiên cứu.

 

2.2  Phương pháp khái quát

2.2.1  Phát hiện nghĩa là một quá trình lập luận dựa trên  những lẽ thường và những suy luận lô gích.

Sau khi  xác định CTTT của câu, cần trả lời các câu hỏi:

-   Cấu trúc đó có là một CT rút gọn không?  Nếu có, CT đầy đủ  là gì?

-   Cấu trúc đó thể hiện quan hệ ngữ nghĩa nào?

-   Cấu trúc đó có TGĐ không? Nếu có, TGĐ là gì?

-   Có những lẽ thường nào liên quan tới cấu trúc?

-   Có hành vi  chất vấn  trong  cấu trúc  đó không?

Các câu trả lời của những câu hỏi trên sẽ cho ta những yếu tố thành phần trong phép suy luận ra nghĩa khái quát của CTTT.

2.2.2            Xác định  nghĩa dựa vào các quy tắc suy luận trong lô gích mệnh đề .

(2.2.2.I) Không A thì cũng B. Đây là hành vi khẳng định. [NĐD, 1977a,50; 1996,257]

            Nghĩa:  Khẳng định một đối tượng có thuộc tính ở mức độ A hoặc B thấp hơn một chút với hàm ý  đối tượng được nhắc tới tất yếu có thuộc tính mà A, B là những đại diện.

CT “Không A  thì cũng B”   được rút gọn từ CT  “Nếu không là A thì cũng là B”. Đây là mệnh đề  lô gích (~A Þ  B). Nó tương đương với  mệnh đề  tuyển (A Ú B), tức là khẳng định hoặc  ở mức A  hoặc  ở mức B. Từ ‘cũng’ đi kèm  B làm cho B ở mức  thấp hơn mức A một chút. Ví dụ: Câu “Lần này nó mà không chịu tắm thì tôi cũng lôi nó vào buồng tắm cho được.” có hàm ý tất yếu nó phải tắm.

Câu “Cô ấy không yêu thì cũng thích mày.” Có hàm ý ít nhất cô ấy cũng thích mày.

Câu “Cô ấy  không 17 thì cũng 18” có hàm ý cô ấy rất trẻ.  (17, 18 là tuổi  rất trẻ). Câu “Cụ ấy không 90 thì cũng đã 86, 87” có hàm ý cụ ấy già lắm rồi. (90, 86, 87 là tuổi rất già.)

Trong truyện ‘con rắn vuông’ (TCDGVN) có đoạn gồm một chuỗi câu mà mỗi câu đều có hàm ý con rắn rất dài:  “Mình không tin à? Chẳng một trăm hai mươi thì cũng một trăm thước;  Thật mà, không đủ 100 thước thì cũng đến 80 thước;  Không đến 60 thước thật, nhưng ít nhất cũng 40 thước.”

2.2.3  Xác định nghĩa dựa trên  luật  “chất vấn để bác bỏ” và “tác động tới yếu tố phiếm định là tác động tới tất cả”

          (2.2.3.I)   A gì mà A.  

          Đây là HV chất vấn  A,  (A gì?),    để bác bỏ A. [NĐD, 1996,281] 

          Điều kiện dùng: Từ khiến A là một  động ngữ hoặc  danh ngữ.

          Cấu trúc trên là hành vi bác bỏ A.

(2.2.3.II)   A    B à?

            Đây là hành vi chất vấn để bác bỏ A.

            TGĐ : a) có sự khẳng định A;

                        b) B đã xảy ra;

                        c) Lẽ thường:  Nếu A thì không B. Tức là  ( A  Þ ~B )

            Nghĩa (hàm ý ):  bác bỏ TGĐ   là A. Có những tình huống cụ thể, từ hàm ý ‘không phải là A’ lại dẫn tới hàm ý khác: ‘không xứng đáng là A’

Từ   trong  CT  “A    B” là một tín hiệu nghịch nhân quả.  Chất vấn  một quan hệ nghịch nhân quả tạo ra hành vi bác bỏ nó. Mà B đã xảy ra. Vậy đây là bác bỏ A. Suy ra  hàm ý của câu trên là không phải là  A.

Có thể chứng minh hàm ý trên như sau: Kết hợp lẽ thường  ( A  Þ ~B ) với TGĐ  B, ta được hai tiền đề của phép suy luận modus tollens (MT). ((A  Þ B) & (~B)). Kết đề của phép suy luận này là ~A.  [Xem [NĐD, 1996,63]       

            Vd: (- Nó có bằng  cử nhân  Anh văn đấy.) / - Cử nhân  mà không  dịch được  câu này à ?

     Hàm ý của câu trên là nó không có bằng hoặc không xứng đáng là cử nhân Anh văn. 

Câu  “Yêu  mà thế à?” có hàm ý  thế không phải là yêu;  Câu “ thông minh mà vậy  à?” có hàm ý  “vậy  không phải là thông minh.”

Câu  chất vấn  bác bỏ  “50 nghìn mà anh bán à?”  tạo ra  nghĩa  “50 nghìn thì không bán”. Suy ra “Bán không phải là 50 nghìn” . Số lượng là một thuộc tính có thang độ. Phủ định một thuộc tính có thang độ sẽ dẫn tới hiện tượng đảo thang độ.  [NĐD, 1983b]  Nên  suy ra  “Bán phải trên 50 nghìn” . Theo lẽ thường  không ai  muốn bán rẻ. Vậy là  “50 nghìn thì không đáng bán.”

Lưu ý: Câu “ Bao nhiêu mà anh bán?” không  có cấu trúc “A mà B à?” vì  A (= bao nhiêu là một từ hỏi chứ không phải  một thực từ trống nghĩa.

(2.2.3.IIIa)  A (mà) không x thì (còn) ai/B nào x?

(2.2.3.IIIb)  A  (mà) x thì (còn) ai/B nào không x?

Điều kiện dùng: Từ nào  khiến B là danh từ [ tên người, tên vật, đồ vật, hay  đại từ thay thế (cái đó, nó…)]. A cũng là danh từ như B, cùng được xem xét về thuộc tính  x.

Đây là loại CT dùng từ nào chất vấn sự tồn tại.

 Nghĩa:  a) Hành vi khẳng định A là cực cấp về phương diện x/không x.  

              b) Suy ra hàm ý:

 a’. :   A rất x / A là x nhất

 b’. :  A rất không x / A  là không x nhất

Chứng minh cho CT (a):  CT trên  được rút gọn từ: “Nếu A (mà) không  x  thì còn ai/B nào  x ?  Vế thứ hai “còn ai/B nào x?  là câu chất vấn yếu tố  phiếm định ai/ B nào.  chất vấn để bác bỏ. Vậy vế  này có nghĩa là “không  còn ai/B nào x”. Tác động tới yếu tố phiếm định là tác động tới tất cả.  Tác động theo cách bác bỏ ai, B nào, chúng ta được  bác bỏ tuyệt đối hay    bác bỏ tất cả: ‘mọi người/mọi B đều không x”. Cho nên, nghĩa của câu trên là: “Nếu A (mà) không x thì  mọi người/mọi B đều không x”. Nói cách khác, không ai hơn  A về phương diện x, tức là  A ở cực cấp trên thang độ  x. 

 Phương pháp chất vấn yếu tố phiếm định này thể hiện lối tư duy đặc thù của người Việt và được thể hiện ra trong tiếng Việt,  được dùng rất nhiều trong quá trình hình thành nghĩa của những CTTT.

Vd: Trong  CT (a), thay A bằng “, x bằng “giỏi”, ta được:  Nó không giỏi thì còn ai giỏi? Hàm ý câu này là nó cực giỏi nếu không muốn nói nó giỏi nhất. Thay A bằng “Thị Nở, x bằng “xấu”, ta được: (Trên đời này,) Thị Nở không xấu thì còn ai xấu? Hàm ý câu này là Thị Nở xấu nhất thế gian. Thay  A bằng  “ cuộc hội thảo này”,  x bằng  “vô bổ”, ta được “Cuộc hội thảo này  không vô bổ thì cuộc hội thảo nào vô bổ”? Hàm ý câu này là cuộc hội thảo này cực kỳ vô bổ.

Chứng minh cho CT  (b) tương tự.   Vd: Trong CT (b), thay A bằng “lão này , x bằng “tham nhũng, ta được: Lão này không tham nhũng thì còn ai tham nhũng? Hàm ý của câu này là lão này vô cùng  tham nhũng. Thay A bằng  vùng này”,  x  bằng  tiêu điều xơ xác  ta được “Vùng này không tiêu điều xơ xác thì còn vùng nào tiêu điều xơ xác?”  Hàm ý  của câu này là vùng này  rất tiêu điều xơ xác. Thay A bằng “bà xã nó , x bằng “sư tử Hà Đông” , ta được “Bà xã nó không sư tử Hà Đông thì còn ai sư tử Hà Đông?”. Lưu ý 1. Một người nước ngoài  khá rành  tiếng Việt vẫn máy móc suy ra được hàm ý của câu này là bà xã nó sư tử Hà Đông nhất. Tuy nhiên, nếu người đó không biết “sư tử Hà Đông” có ẩn dụ gì  thì vẫn không thể dịch thoát nghĩa hàm ý của câu trên.

Lưu ý 2. Hai CT (2.2.3.III a&b)  trên đây là mơ hồ. Chúng được hiểu hoặc là những câu hỏi thực sự nếu không có ngữ điệu nhấn mạnh tạo câu chất vấn, hoặc là những câu bác bỏ.

(2.2.3.IV)   Thì đã sao? / Thì có gì đâu?

TGĐ:  Có  người đã cảnh báo về   khả năng xảy ra một điều gì đó  không mấy thuận lợi, thậm chí là một hiểm họa.

Nghĩa: Hành vi chất vấn thể hiện  sự  không đồng tình với TGĐ. 

Lời chất vấn “(A) thì đã sao?”  đòi hỏi  giải thích hậu quả của điều  có khả năng xảy ra, nhưng lại không tin vào lời giải thích sẽ được nghe.  

Hàm ý: Chấp nhận (A) một cách tuyệt đối.   

(2.2.3.V)   V thế/vậy mà được? , với V là động từ.

          TGĐ: đã xảy ra V

          Nghĩa (hàm ý):  V thế không được

CT trên có cấu trúc đầy đủ là câu chất vấn  V (như) thế/vậy mà V2  được?”. (V2 có thể đồng nhất với V). Từ đó tạo ra hàm ý bác bỏ “V (như) thế (thì) không V2 được” Þ V thế (thì) không được.

Vd: “Nói thế mà nghe được” có  hàm ý  nói thế không nghe được. Sự “biết điều” của ông thế mà được”  có hàm ý sự ‘biết điều”  của ông thế không được.

Lưu ý: Trong cấu trúc “A thế mà được”, nếu trỏ quan hệ nghịch nhân quả thì do đối lập với được nên “A thế” mang nét nghĩa âm tính [ – ]. Do vậy, CT trên có TGĐ: “A thế mang nét nghĩa âm tính  [ – ]. Nghĩa của CT này lại là HV khẳng định “được”. Vd: “Anh ta thế mà được”  có ý khen “được”!

(2.2.3.VI)   A sao lại không B?

                   Có B gì đâu mà A ?

                    B gì mà A ?

                   A mà lại  B (ư/à)?

Là những hành vi bác bỏ theo cách chất vấn điều khẳng định A. [NĐD, 1996, 264, 406]

(2.2.3.VII)   A thế mà B

TGĐ:  A, B đã xảy ra

Lẽ thường:  Nếu A thì không B

Nghĩa (hàm ý) : Xảy ra B là  trái với lẽ thường

Vd: “Thi không ngậm ớt thế mà cay” (Tú Xương); “[Máu ghen ai cũng  chau mày nghiến răng] /Thế mà  im, chẳng đãi đằng, /Chào mời vui vẻ nói năng dịu dàng”  (Truyện Kiều). Câu này có hàm ý: lẽ thường là không thể im lặng. Câu “Hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống, thế mà mất mặt” (Kim Lân, Vợ nhặt) có hàm ý lẽ ra sẽ xuống.

(2.2.3.VIII)   x không phải là a sao?

     TGĐ : Có một  phát ngôn khẳng định  thuộc tính của đối tượng  x     b, là c, là d…” với hàm ý ngoài ra không còn là thứ gì khác.

Hàm ý:  Khẳng định  x là a.

 Đây là hành vi dùng từ sao chất vấn khả năng  để bác bỏ   hàm ý về tính duy nhất trong phát ngôn ở TGĐ.

          Vd: - Hoài Thanh: “một bài văn hay là một bông hoa…là một tý hương man mác lúc canh trường, những màu xanh tươi rung rinh dưới ánh trời khi ban sớm, khiến cho khách giang hồ quên những nỗi nhọc nhằn mà trong chốc lát hưởng những phút say sưa…

-  Hải Triều: “Văn hay gì mà chỉ ví như cái hoa ngào ngạt làm cho người ta say sưa, quên sự mệt nhọc, vậy còn những thứ văn bén như gươm dao, cái thứ văn ‘triệt thiết trảm đinh’, thôi thúc người ta, phấn khởi người ta, ông bảo không phải là thứ văn hay hay sao?” (Hải Triều, Nghệ thuật và sự sinh hoạt xã  hội, TTPBVHVN, tập 2, 408)

2.2.4  Xác định nghĩa dựa trên  luật  “chất vấn để bác bỏ” và quan hệ “nghịch nhân quả”

            Quan hệ nghịch nhân quả là quan hệ giữa hai sự kiện xảy ra ngược với một lẽ thường nào đó. Quan hệ này được thể hiện ở sự liên kết giữa các từ nối theo cấu trúc cơ bản “Tuy …nhưng (mà)…”. Cấu trúc này có thể rút gọn thành những cặp từ nối, thậm chí chỉ còn một từ nối [NĐD, 1984b]. Bởi vậy, những CT trừu tượng này luôn luôn có một nghĩa chung là “Đã xảy ra sự kiện ngược đời, ngược với một lẽ thường  nào đó”. Tùy từng từ, từng cặp từ phiếm định cụ thể nó còn thêm những hàm ý khác.

(2.2.4.I)   Còn A đã B

TGĐ: Đã xảy ra A và B

Lẽ thường: Nếu A thì chưa B

Nghĩa: Xảy ra B là một hiện tượng sớm. (cặp “còn…đã” trỏ CT NNQ  sớm)

Tùy tình huống cụ thể, nó có hệ quả ngữ dụng như: sớm nhanh quá, bất ngờ quá,  đột ngột quá…

Vd: Nhờ cặp “còn…đã” trong  câu thơ  “Mẹ đào hầm khi mái tóc còn xanh/Mà nay đã phơ phơ đầu bạc” và cặp đối lập “tóc xanh/đầu bạc” biểu trưng cho quan hệ “tuổi trẻ/tuổi già” mà chúng ta nhận ra hàm ý “thời gian trôi nhanh quá; cái già đến nhanh quá”. Cũng  nhờ cặp “còn…đã” mà câu thơ “Hôm qua còn theo anh/ đi ra đường quốc lộ./Hôm nay đã chặt cành/đắp cho người dưới mộ” (Viếng bạn,Hoàng Lộc) toát lên hàm ý anh hy sinh đột ngột quá.

(2.2.4.II)   A mà cũng B à?

     TGĐ: A và B đã xảy ra.

     Nghĩa (hàm ý): Lẽ ra  không nên B,  không cần B

            Thật vậy, từ trỏ quan hệ nghịch nhân quả, dẫn tới nghĩa ngược đời. Từ cũng là sự đánh giá thấp hơn trong  một so sánh ngang bằng. Nghĩa là nếu A1  là một mốc tối thiểu để  “Nếu A1  thì  B”  thì với những A nào thấp hơn  A1 (tức là   A  £  A1 )   thì sẽ không xảy ra quan hệ “Nếu A thì B”.  Nhưng trong thực tế A,  B đều đã xảy ra, nên người ta ngạc nhiên và chất vấn về điều không bình thường này và thành hàm ý “lẽ ra A thì không B”. Từ quy tắc phủ định trong lô gích tình thái, suy ra hàm ý: lẽ ra A thì  không nên B. Ví dụ:

 “-    Q?/ - (Ôi cô bé của anh.) Câu ấy mà cũng hỏi!” (LTNCE, tập 41)

            Hàm ý: lẽ ra không nên hỏi  câu ấy.

            Tương tự, câu “A mà cũng nói!” có hàm ý  lẽ ra A là điều không nên  nói. Câu “A mà cũng cười!” có hàm ý  lẽ ra A là không nên cười. Câu “A mà cũng yêu!”  có hàm ý  lẽ ra A là điều không nên yêu. Câu  “Thế cũng đọc kinh, cũng xưng tội” (NGTÂ, 53) có hàm ý lẽ ra như thế  thì không nên đọc kinh, không nên xưng tội.

(2.2.4.III)   A gì mà lại B (thế/vậy)?

TGĐ: a) Có một đối tượng là A; 

b) Đã xảy ra B ;

                        c) Lẽ thường: A sẽ dẫn tới kết quả không B

Nghĩa (hàm ý):  đối tượng này không đáng là A.

Theo lẽ thường A sẽ dẫn tới kết quả không B, nhưng đã xảy ra B, nên CT này  biểu thị một kết quả ngược đời. Điều này được thể hiện ở hai từ “mà” trỏ quan hệ nghịch nhân quả, còn “lại” biểu thị   những hiện tượng ngược đời. Hai từ  này có nét nghĩa phù hợp.  “A gì” là một câu chất vấn  A  nhằm bác bỏ A. Nhưng đã là A trong thực tế, không thể bác bỏ được nên “A gì” chỉ có thể là lời đánh giá “không đáng là A”  mà thôi. Vd: Với A = người mẫu; B = mắt lác,  thì  “Người mẫu gì mà mắt lại lác.” sẽ có hàm ý là “Người này không đáng là người mẫu”. Với A = tiến sĩ, B = không hiểu điều này, thì câu “Tiến sĩ gì mà không hiểu điều này” sẽ có hàm ý “Người này không đáng là tiến sĩ.”

 Trong CT trên, nếu lược bớt một trong hai từ “mà” hoặc “lại”  hàm ý của nó vẫn vậy. Hai  câu  “A gì mà  B thế”,  “A   lại B thế” đều có hàm ý “đối tượng này không đáng là A”.

2.2.5  Xác định nghĩa dựa trên  luật  “chất vấn để bác bỏ” và quan hệ “nhân quả”

           CT “Nếu A thì B”  trỏ quan hệ  nhân quả.  Đây  là mệnh đề  lô gích “A  Þ B”, ở đó  A là điều  kiện đủ của B còn B là điều kiện cần của A.  Khi  vế  B bị chất vấn để bác bỏ sẽ dẫn tới kết quả ~B. Vậy là ta có đủ hai tiền đề của phép suy luận MT.   Từ đây  suy ra ~A.  Một vài CTTT: 

 (2.2.5.I)   [Nếu] không A cho X  thì  A  cho ai?

(2.2.5.II)    [Nếu] không A với  X  thì  A  với  ai?

(2.2.5.III)    [Nếu] không  A   X  thì  A   ai?

          Điều kiện dùng :  Từ cho khiến A là một động từ; từ ai  khiến X là một danh từ.

          Các CT trên đều có hàm ý  “X là cực cấp, xứng đáng  nhất  được A”, tức là  A (cho/với)  X  là tất yếu.”

Vd: (1)  Chị không mua quà cho em thì còn mua cho  ai nữa? (CTT,tập 34)

 CT của (1) là “[Nếu]  A  thì B”. Tức là (A  Þ B). Với  A = không mua quà  cho em;  B = còn mua quà  cho ai nữa? 

Câu chất vấn yếu tố phiếm định ai  (còn mua quà  cho ai nữa?)   tạo ra  nghĩa bác bỏ tuyệt đối:  “không mua quà cho ai cả”. Như vậy, nghĩa của câu trên sẽ là 

(1b) [Nếu]  chị không mua quà cho em thì sẽ không  mua cho  ai  cả.

Có một lẽ thường: tặng quà là một tất yếu  đời  thường,  không tặng lúc này thì  tặng lúc khác, không cho người này thì cho người khác . Vậy thì, vế  sau của (1b) là sai. Tức là (~B). Từ  (A  Þ B) và (~B), theo quy tắc MT, suy ra (~A). Vậy thì em ở cực cấp cao  trong những người chị sẽ mua quà tặng. Em  tất yếu được chị mua quà tặng. 

Câu  “Không nói với anh thì (biết)  nói với ai?” có hàm ý anh là người tôi đáng nói nhất. Câu  “Mẹ không tin con thì (mẹ) tin ai?” có hàm ý tất nhiên  mẹ tin con. Câu “Không lấy nó thì đòi lấy ai?” có  hàm ý  con lấy nó là tốt nhất  là lý tưởng nhất. Câu “Không mặc áo này thì mặc áo nào?” có hàm ý mặc áo này hợp  nhất.

            Lưu ý:  Chỉ câu chất vấn mới có những hàm ý như vậy. Một câu hỏi bình thường không có ngữ điệu nhấn mạnh thì không có hàm ý ấy.  Hai  câu “Không muốn lấy nó thì con muốn  lấy ai?”, “Không mặc áo này thì con thích mặc áo nào?”  là những câu hỏi.

 (2.2.5.IV)  Nó (mà)  A thì sao? 

Nghĩa (hàm ý):  Để xảy ra  “nó  A” là một điều đáng tiếc.

       CT đầy đủ của 2.2.5.IV  là:  (2.2.5.IVb)  Nếu nó (mà)  A thì biết làm  sao? Đây là mệnh đề “Nếu A thì B”. Với A = nó (mà) A; còn B = “biết làm  sao” là câu chất vấn. Chất vấn về một khả năng hành động  “biết làm  sao” dẫn tới sự bác bỏ khả năng  hành động ứng phó với sự kiện xảy ra: “không biết làm  sao”. Từ đó câu trên luôn luôn  có hàm ý  âm tính [ – ]  là nếu nó (mà)  A thì không biết làm  sao, không có khả năng ứng phó với điều đáng tiếc xảy ra.

 Lưu ý: Câu  “[ – U ơi! Dậy ngay có việc cần! / (…) – Việc gì đêm hôm này?] Gọi cái Mai thằng Tú dậy thì sao.” (MĐLNNM, NKT, 108) không có cấu trúc 2.2.5.IV   vì người nói chứ không phải là người thứ ba “” thực hiện hành động A.

(2.2.5.V)   Ai cũng A thì  ai B?

            Điều kiện dùng :   Từ ai  khiến A, B là những vị từ để “ai A”, “ai B” thành câu.

            TGĐ:  có lẽ thường “không thể  không B”

          Nghĩa (hàm ý): cần có người không A

 (2.2.5.VI)   Nếu vậy (thì) còn ai  nữa?

          Nghĩa (hàm ý):  Không thể vậy

 

3.        Những cấu trúc trừu tượng chứa hàm ý ngôn ngữ

3.1 Những hành vi (HV) ngôn ngữ

Có những HV ngôn ngữ được hình thành một cách quy ước. Trong số này có những quy ước về cấu trúc, tức là  qua cấu trúc biết được HV.

3.1.1 Những HV ngôn ngữ được quy ước về cấu trúc

            Chúng tôi  đã chứng minh có những HV ngôn ngữ khái quát sau:

(3.1.1.I) A thì 

          Đây là  HV bác bỏ  [NĐD, 1984a]

          TGĐ: Có lời khẳng định thuộc tính B (đối lập với A) của một đối tượng nào đó.

            Nghĩa: Khẳng định thuộc tính A và tạo ra hàm ý  bác bỏ  TGĐ .

Vd:  Trong đoạn thoại “- (Tớ rất sợ ma.)/ - Ma sợ cậu thì có.” Câu sau có  hàm ý cậu  không hề sợ ma.

 

(3.1.1.II)  (Còn) B thì không

            Đây là  HV  đối đáp tạo hàm ý đánh giá  cân bằng giữa  hai đối tượng A  và B. [NĐD, 1984a]

     TGĐ:  a) Có hai đối tượng A và B

                 b) Có một phát ngôn đánh giá  đối tượng A qua việc khẳng định một thuộc tính của nó.

            Nghĩa (hàm ý): 1) Ngầm ẩn chấp nhận TGĐ b);   2)  Đối tượng B  cũng có thuộc tính ấy. Từ đó  dẫn tới là hàm ý  A, B là như nhau.

(3.1.1.III)   Còn B thì Y (à?)

             Đây là  HV  nói đay nhằm mỉa mai B.  [NĐD, 1984a]

            TGĐ:  a) Có hai đối tượng A và B

                        b)  Có một phát ngôn chê A có thuộc tính  X (đối lập với Y) mang nét  nghĩa âm tính  [ ].

     Nghĩa (hàm ý):  Đây là  HV  khen giả nhằm nói đay, tạo ra hàm ý mỉa mai B: Đối tượng B cũng có thuộc tính X sao còn chê A.

            Ví dụ: -  Chuột chù chê khỉ rằng hôi/ Khỉ mới trả lời cả họ mày thơm. (cd)

(3.1.1.IV) Còn B thì Y  thôi 

            TGĐ: a) Có hai đối tượng A và B

                         b)  Có một phát ngôn  khen  A có thuộc tính  X    mang nét  nghĩa dương  tính [+]. 

            Nghĩa (hàm ý): Người nghe hiểu ngầm là  phát ngôn ở TGĐ b)  có hàm ý chê đối tượng B có thuộc tính  Y  (đối lập với X) mang nét nghĩa âm  [ –], bèn  tự chê không thật lòng, chê giả,  tạo ra  HV nói dỗi.  [NĐD, 1984a]

     Ví dụ:  Chng: Thằng  đó  may thế, vớ được cô vợ vừa đảm lại vừa xinh.

        Vợ: Vâng, tôi biết, chỉ có mẹ sề nhà ông là vừa đoảng lại vừa xấu thôi.

(3.1.1.V)   Hơn nữa A

 Đây là HV bổ sung (lý lẽ) [NĐD, 1984a]

TGĐ: Trước đó có một nhận định B

A là điều bổ sung cho nhận định B đã nêu trước đó.

(3.1.1.VI)   A mà lại

       A mà (Phương ngữ Nam Bộ).

 Đây là HV giải thích [NĐD, 1984a; 1996]

TGĐ: a) Đã tồn tại A;

b) Trước đó có một khẳng định B.

c) Lẽ thường: Nếu A thì B

Nghĩa: Nhắc tới A và ngầm nhắc tới  lẽ thường  nhằm tạo ra  hàm ý  B là điều đương nhiên.

(3.1.1.VII)   A  thì A

           Đây là  HV chấp nhận  [NĐD, 1996, 284]

TGĐ: Có một người đã nhắc tới A như là một lời đề nghị, yêu cầu thực hiện A hoặc cảnh báo về một khả năng xảy ra A  không mấy thuận lợi, thậm chí là một hiểm họa.

Nghĩa (hàm ý): Người nghe  miễn cưỡng chấp nhận thực hiện A hoặc khả năng A.

Chính vì miễn cưỡng  chấp nhận mà cấu trúc này thường được nối tiếp bởi ‘nhưng’,’mà’ biểu hiện quan hệ nghịch nhân quả,   mở đầu cho cụm từ mang nghĩa trái ngược với A hoặc  hệ quả rút ra từ A: ‘A thì A, nhưng/mà…  Vd:

“Việc ấy, nói thì nói, nhưng không nên làm.”; “Rằng hay thì thật là hay. [Nhưng] Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào.” (Truyện Kiều); “Bạn thì bạn, (nhưng) nó cũng lừa.”; “Giầu thì giầu, vẫn không có hạnh phúc.”; “[Giấy này mỏng tệ.] - Mỏng thì mỏng, (nhưng) không hề gì.”

(3.1.1.VIII) A (x) thì A, ở đó x =  sao,  mấy,  gì, đâu, nào 

 TGĐ: A(x)  được nhắc tới như  là một cảnh báo về một khả năng xảy ra A(x)  không mấy thuận lợi, thậm chí là một hiểm họa.

Nghĩa: Đây là HV chấp nhận A ở mức cao hơn, bất chấp A(x).

   Ví dụ:  Già mấy thì già, thế mà cũng có người yêu say đắm đấy.” (NK); “Ra sao thì ra – tôi sẽ đi!”; “ Cậu muốn hiểu thế nào thì hiểu.”

(3.1.1.IX)   Nào thì A

            TGĐ: Có lời  đề nghị thực hiện A

            Nghĩa: HV chấp nhận thực hiện A

    Vd: (- Chúng ta đi nào!) - Nào thì đi.

(3.1.1.X) Thì vậy đi

            TGĐ: Có một nhận định P trước đó.

            Nghĩa: Từ vậy thay thế cho  P và tạo ra nghĩa là một HV miễn cưỡng chấp nhận P.

             Thì vào chơi nói chuyện vậy.” (NCH); “[- Em ch huy được ch?]  thì em vy.”; “- Thì mợ đi một mình vậy.” (NH); “Thì [cứ cho là như ] vậy đi. (Con voi, 175).

(3.1.1.XI)  Thì đây B

            TGĐ: Có một phát ngôn  tỏ ý hoài nghi, băn khoăn về một điều gì đó.

            Nghĩa: HV  giải thích, chứng minh theo chứng cứ B.

Thì đây, các ngài hãy cứ nhìn vào ông huyện Hinh, hẳn các ngài phải chịu ngay rằng tôi không nói đùa.” (NCH); “Thì đây, anh cứ đọc bài này là rõ. Đúng là  ‘cháy nhà mới ra mặt chuột.’ ”

(3.1.1.XII)    Có điều B

Đây là HV điều chỉnh  [NĐD, 1996, 288]

TGĐ: Có kết luận A được đưa ra.

Nghĩa: Điều chỉnh lại  A theo mức độ  thấp hơn.

3.1.2 Những HV ngôn ngữ quy ước có được  qua phép suy luận 

(3.1.2.I)   A thì cũng B

       Đây là HV khẳng định.  [NĐD, 1984a; 1996, 293]

          TGĐ:  Có một phát ngôn đề cập tới A với hàm ý nếu xảy ra A (hoặc hệ quả A’ của nó) sẽ ảnh hưởng xấu tới B, trở ngại cho B xảy ra.

          Nghĩa (hàm ý): khẳng định vẫn thực hiện B, và   bác bỏ hàm ý ở TGĐ.

        Vd:  Câu “Chán thì cũng phải ăn hết” có TGĐ là có một phát ngôn nói rằng   chán  ăn  hoặc không có thể ăn hết  món gì đó.  Người nói không chấp nhận điều này    đã nói một câu có hàm ý  ép  ăn hết.

(3.1.2.II)   Thì  B vậy

TGĐ:   Người nói đã đề nghị A  nhưng  không được chấp nhận.

Nghĩa: HV đề nghị  mức B thấp hơn mức A  đưa ra trước đó.

            Đây là cấu trúc rút gọn của “[Nếu] Không A thì B vậy”

3.2      Những cấu trúc chứa từ MÀ

(3.2.1.I)  Có A mà cũng B  

Đây là  HV bình luận [NĐD, 1996, 288]

TGĐ:  a)  Đã xảy ra A và B

b) Lẽ thường: A thì không B

Nghĩa (hàm ý): người nói bình luận thể hiện sự ngạc nhiên  trước điều  xảy ra  trái với lẽ thường đã nêu.

(3.2.1.II)  Không A đâu mà B  

Đây là HV khuyên.   [NĐD, 1996,243]

TGĐ: Lẽ thường “Nếu A thì B”

Nghĩa (hàm ý):   khuyên đừng B

(3.2.1.III)  A gì mà A 

Đây là HV bác bỏ. [NĐD, 1996,281]

TGĐ: Có lời khẳng định A

Nghĩa:  Bác bỏ A

3.3   Những cấu trúc chất vấn

(3.3.I)  Thế này cũng là A sao?

            Đây là HV bác bỏ với hàm ý thế này không đáng là A.

“- Rượu thượng hạng của quán tôi đây!

 - Thế này (mà) cũng là rượu sao?”

(3.3.II)  B  nào  x bằng (/hơn) A? 

Đây là  HV Chất vấn qua  CT so sánh  bằng, hơn

Điều kiện dùng: T  nào khiến B, và do đó A đối tượng so sánh với B, là những danh từ, còn x là một thuộc tính của danh từ.

Nghĩa:  Khẳng định A là nhất (một cực cấp) về phương diện x.

Vd:  Câu  “Núi nào cao bằng núi Thái Sơn?” có hàm ý  núi Thái Sơn cao nhất. Câu “Còn  nỗi khổ nào hơn nỗi khổ này?” có hàm ý nỗi khổ này khổ nhất.

(3.3.III)  Tìm đâu ra một B(x) như A? 

            Hành vi chất vấn qua  CT so sánh  như.

Nghĩa: Khẳng định A là nhất (một cực cấp) về phương diện x

    Vd: “Trên đời này, tìm đâu ra một người (đẹp/thông minh/tài năng/tốt/lưu manh/thủ đoạn)  như nó (/anh ấy/cô ấy/thế) ?” Những câu trên có hàm ý   (/anh ấy/cô ấy/thế ) là nhất về một phương diện được đề cập (đẹp/thông minh/tài năng/tốt /lưu manh/thủ đoạn).

(3.3.IV)  X  bằng A là cùng chứ gì? 

            Hành vi  chất vấn qua  CT so sánh  là cùng.          

TGĐ:  Một đối tượng nào đó  được  đánh giá  có thuộc tính  X ở mức độ cao.

Nghĩa (hàm ý): Khẳng định A là đối tượng ở cực cấp có  thuộc tính  X. Suy ra hàm ý:  đối tượng đó không thể so sánh với A về phương diện X.

(3.3.V)  Không A chả lẽ lại B? 

  Chẳng lẽ B?   

Đây là HV chất vấn  về lý lẽ để khẳng định không B.

Điều kiện dùng: A xếp cao hơn B theo một thang độ nào đó. Do vậy, có lẽ thường:  không A thì cũng không B.

Nghĩa (hàm ý): Khẳng định không thể B, Vậy nên đương nhiên  hoặc A hoặc một điều không phải là  B.

“Anh Viện không giúp người nhà mình chả lẽ lại đi giúp người ngoài à?” (CTT, tập.32)

(3.3.VI)  Đáng lẽ A thì B mới phải  

            TGĐ:  đã A và đã (/đã quyết định)  không B

            Đây là lập luận tạo hàm ý “lẽ ra là  B”

Vd: “Đáng lẽ trời lạnh như thế này không nên đi mới phải”

           

 

 

Ký hiệu tắt trong bài viết:  A, B, C, X, Y, Z  - yếu  tố thực từ   trống nghĩa , từ loại bất kỳ ; CT - cấu trúc ; CTTT – cấu trúc trừu tượng;  HV- hành vi; N -  danh từ; NNQ – nghịch nhân quả; S, P - câu ; TGĐ: tiền giả định; V - động từ; Vd: ví dụ;

 

Tài liệu  tham khảo

 

Đỗ Hữu Châu, 1981, Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, nxb Giáo dục.

Đỗ Hữu Châu, 1985, Cơ sở  ngữ nghĩa học từ vựng, nxb ĐH&THCN.

Nguyễn Đức Dân, 1977a, Lô gích và sự phủ định trong tiếng Việt, Ngôn ngữ,số 3.

Nguyễn Đức Dân, 1977b, Những mô hình ngôn ngữ (ronéo), ĐH  Tổng hợp    tp HCM, 76 trang.

Nguyễn Đức Dân, 1983a, Phủ định và bác bỏ, Ngôn ngữ, số  1. 

Nguyễn Đức Dân & Nguyễn Thị Yên, 1983b, Thang độ, phép so sánh và sự phủ định, Ngôn ngữ, số 3. 

Nguyễn Đức Dân, 1984 a, Ngữ nghĩa các từ hư: Nghĩa của  từ”, Ngôn ngữ, số 2.

Nguyễn Đức Dân, 1984b, Ngữ nghĩa các từ hư: Nghĩa của cặp từ”, Ngôn ngữ, số 4.

Nguyễn Đức Dân , 1985, Một số phương thức thể hiện ý tuyệt đối, Ngôn ngữ, số 3.

Nguyễn Đức Dân, 1987,  gích, ngữ nghĩa và cú pháp, nxb ĐH &THCN.

Nguyễn Đức Dân, 1990,   Lô gích và hàm ý trong câu trỏ quan hệ nhân quả, Ngôn ngữ, số 1.

Nguyễn Đức Dân, 1996, gích và tiếng Việt, nxb Giáo dục.

Nguyễn Đức Dân. 1998, Ngữ dụng học, tập I, nxb Giáo dục.

Nguyễn Đức Dân, 2006, Lô gích – ngữ nghĩa của từ MÀ,  Ngôn Ngữ, số  6.

Nguyễn Đức Dân, 2008, Lô gích – ngữ nghĩa của từ thì, Ngôn ngữ, số 11 &12,

Nguyễn Đức Dân & Đỗ Thị Thời, 2007, Câu chất vấn, Ngôn ngữ, số  9 & 10.

Nguyễn Thiện Giáp, 2000, Dụng học Việt ngữ, nxb GIÁO DụC

P. Grice, 1975, Logic and Conversation, trong Syntax and Semantics, vol.3 (Eds. by Cole, P. & Morgan, J.L.)

Cao Xuân Hạo, 1991, Tiếng Việt – sơ thảo ngữ pháp chức năng , nxb KHXH.

Hoàng Phê, 1975,  Phân tích  ngữ nghĩa,    Ngôn Ngữ, số 2.

 

Dẫn liệu

 

Ca dao: ca dao; CTT: phim Chủ tịch tỉnh  (trên VTV1); LTNCE: Lời thú nhận của Êva (phim  trên VTV3); MĐLNNM: Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nguyễn Khắc Trường; NCH: Nguyễn Công Hoan; NGTÂ: Những ngày thơ ấu, Nguyên Hồng; NH: Nguyên Hồng, NK: Nguyễn Khải; TCDGVN: Tiếng cười dân gian Việt Nam, Trương Chính và Phong Châu biên soạn. 

 

 

Tóm lược

 

Trong tiếng Việt, có những  CTTT chứa sơ đồ nghĩa là những hàm ý ngôn ngữ quy ước.  Phương pháp phát hiện nghĩa của những   CTTT dựa trên công cụ suy luận trong lô gích mệnh đề và  3 đặc điểm cơ bản sau đây của tiếng Việt:  1) Có những từ hư định hướng  nghĩa. 2)  Chất vấn là một phương thức bác bỏ. 3) Tác động tới yếu tố phiếm định là tác động tới tất cả.

Bài đã khảo sát ngữ nghĩa của 41 CTTT trong  tiếng Việt.

Summary

 

 

This paper proves that in the Vietnamese language, there are abstract structures  that are independent of context and have conventional meanings. They are semantic schemes. They are mostly related two special semantic relationships in Vienamese language, which are causal relationship  and anti-causal relationship. The possible components in an abstract structure’s  semantic scheme are: the use condition, the presupposition  of  the abstract structure, the speech act and the  conventional implicature that the abstract structure demonstrates.

To uncover  the semantics of abstract structures , the paper has used the deductive reasoning and based on the three following  features of Vietnamese language: (1) There are  empty words that orient  the  meanings;

(2) Questioning is a way to invalidate an argument; (3) Effecting  the indefinite is to effect everything.

This method will be  illustrated  though the discovery of meanings of   17 abstract structures.

The last  section will  illustrate  other 24  abstract structures that present distint speech acts.