HÃY SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT CHO ĐÚNG

GS.TS.BS Hoàng Trong Kim

về trang chủ
Kg Tòa soạn Báo Sài Gòn Tiếp Thị,
Tiếp theo bài "Tiếng Việt đang dài ra" của GS.TS Nguyễn Đức Dân đã đăng trên Báo Sài Gòn tiếp thị ngày 29.8.2011. Tôi là GS.TS.BS Hoàng Trọng Kim, là cộng tác viên của quý báo trong chuyên mục Y tế “Bác sĩ tró chuyện”, xin quý báo cho phép đăng bài này:
HÃY SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT CHO ĐÚNG.
Kính gởi quí Độc giả Báo Sài Gòn Tiếp Thi và GS.TS Nguyễn Đức Dân,
Tôi hoàn tòan đồng ý với lập luận rất chính xác và ý kiến rất xây dựng của GS.TS Nguyễn Đức Dân viết trong bài "Tiếng Việt đang dài ra". Tôi cũng có những suy nghĩ giống y như GS.TS Nguyễn Đức Dân khi nghe cách nói tiếng Việt của 1 số người trong các chương trình phát thanh, truyền hình và ngay cả khi đọc 1 số văn bản của chính phủ đăng trên báo đôi khi cũng có 1 số từ dùng không chính 1 xác.
Những câu nói kéo dài 1 cách vô lý, với những từ khi mới nghe qua thì có vẻ hoa mỹ làm cho người nghe nghĩ rằng người nói rất uyên bác, nhưng thực ra thì cách nói ấy đã bị kéo dài không cần thiết, thậm chí không đúng nữa. Những dẫn chứng sống động và có thật mà GS.TS Nguyễn Đức Dân đã trích dẫn trong bài "Tiếng Việt đang dài ra" cũng nhiều rồi. Để tránh làm mất thì giờ của quí vị, chúng tôi xin không đề cập đến nữa, mà chỉ xin nêu thêm 2 trường hợp nữa thôi. 
  Ví dụ 1: Khi báo cáo trong các phiên họp của Quốc hội, nhiều quan chức đã dùng từ tỷ trọng, như " Trong năm 2010 sản lượng lúa xuất khẩu đạt x triệu mỹ kim chiếm tỷ trọng y % tổng số kim ngạch xuất khẩu. Ở đây phải dùng từ tỷ lệ mới đúng, dùng từ tỷ trọng là sai, vì tỷ trọng là từ được dùng để so sánh trọng lượng riêng của 1 chất nào đó so với nước. Ví dụ khi nói tỷ trọng của thủy ngân là 13,6 có nghĩa là trọng lượng riêng của nước là 1 và thủy ngân nặng hơn nước 13,6 lần.
  Ví dụ 2: Trong mục Hướng dẫn giao thông, các phát thanh viên cứ lặp đi lặp lại rất nhiều lần câu: "các phương tiện rất đông", "các phương tiện phải di chuyển chậm chạp". Để phân chia các làn xe, trong các bảng báo giao thông cắm dọc theo quốc lộ của Bộ hoặc Sở Giao thông công chánh cũng ghi "phương tiện 4 bánh", "phương tiện 2 bánh ". Ở đây dùng chữ phương tiện là chưa đúng, chưa đủ nghĩa. Nếu muốn đủ nghĩa thì phải nói phương tiện giao thông đường bộ 4 bánh hoặc 2 bánh thì mới đúng, mà như vậy thì quá dài, không cần thiết. Xe có nghĩa là phương tiiện giao thông đường bộ, ghe có nghĩa là phương tiện giao thông đường thủy, máy bay là phương tiện giao thông đường hàng không. Tại sao không dùng các từ ngắn gọn và chính xác như xe, ghe, tàu, máy bay mà dùng cả 1 hàng chữ dài dòng, kém chính xác như vậy?
  Xin cám ơn quí vị đã mất thì giờ để đọc nhưng ý kiến thô thiển này của tôi.  Rất mong được quí vị góp ý để chữ Việt được dùng cho đúng hơn. Kính chúc quí vị luôn luôn vui - khỏe.
TP.HCM, Ngày 29.8.2011   

Nội dung trang WEB liên hệ GS TS Nguyễn Đức Dân , Điện thoại 0919420274
Kỹ thuật -trình bày liên hệ 0989091203 , email truongsonh7@yahoo.com