Sơ lược về lý thuyết vết Chomsky[1]

 

GS TS Nguyễn Đức Dân
(nguyên giáo viên chuyên toán, dạy đội tuyển toán thành phố Hà Nội thi học sinh giỏi toàn miền Bắc 1962 – 1966)

về trang chủ

1.     Lịch sử khái niệm

Năm 1973 Chomsky đưa ra ý tưởng sự chuyển chỗ của một NP (danh ngữ) trong phép biến đổi đã để lại một vết (trace) trong ngôn ngữ. Ý tưởng này được ông trình bày cụ thể lần đầu tiên trong “Những bài giảng ở Whidden” tại Đại học McMaster mùa xuân 1975 và  được in trong [18].  Khi bàn về sự khác biệt giữa phép biến đổi gốc và không-gốc (root and nonroot transformations) ở câu phức được hình thành theo phép chêm câu liên quan đến sự chuyển chỗ của của loại từ “wh – words”       (như who, where…),  ông đặt vấn đề: Vì sao trong câu hỏi gián tiếp có thể nói như: “I wonder who John is visiting” (Tôi tự hỏi John đang thăm ai) mà không thể nói “*I wonder who is John visiting”?  Ông lý giải  như sau: Câu tường thuật kiểu “John is visiting Mary” có cấu trúc ngầm ẩn đại loại là “John is visiting wh - someone” . Từ cấu trúc ngầm ẩn này,  bằng phép chuyển chỗ wh - someone  lên đầu câu và phép đảo trật tự  “John is ® is John”, sẽ được câu hỏi  who  is John visiting?”. Phép “chuyển chỗ wh – someone” là phép  biến đổi gốc, nó áp dụng được ở mọi cấp độ chêm, còn phép đảo trật tự “John is ® is John” để tạo câu hỏi là phép biến đổi không gốc nên bị chặn lại trong câu chêm. Từ đây nảy sinh khái niệm vết (trace). Ý tưởng về vết được ông phát triển trong  công trình On Wh – movement công bố  năm 1976 (trong Irvine Conference on the Formal Syntax of Natural language, June 9 – 11, 1976)  và được in lại trong  Culicover [31] như sau: “Tất cả các phép biến đổi chuyển chỗ đều để  lại một vết t (một copy rỗng về mặt ngữ âm). Vết đó được coi như là một biến liên kết (/ràng buộc) với  yếu tố phạm trù đã được chuyển chỗ theo quy tắc của phép biến đổi và vết có những thuộc tính tương ứng.”

Chúng ta giải thích khái niệm vết qua  ví dụ về vết trong câu bị động và câu hỏi.  Quan sát câu chủ động (1) và câu bị động (2):

(1)    John kissed Mary.

   (2)  Mary was kissed by John.

Từ câu chủ động (1), qua một số phép biến đổi mới chuyển thành câu bị động  (2) được. Theo luật của câu bị động, tác nhân đặt xuống cuối (Agent post – posing). Khi chuyển xuống cuối như vậy, từ “John” đã để lại một vết ở chỗ nó vốn là chủ ngữ, tức là

Áp dụng quy tắc biến đổi bắt buộc [ PAST BE kiss ® was kissed] mà (5) thành (2).

Khi yếu tố X chuyển chỗ nó để lại một vết t thì  t là một biến có liên kết với X. [ Trong (4) đó là  t và John, trong (5) đó là Mary  và t ]. Nghĩa là vết có tất cả những tính chất của các từ mà nó đã liên kết.  Nói cách khác: Quan hệ giữa  giữa một  vết với phạm trù liên hệ với nó  sẽ đúng như quan hệ giữa một yếu tố  với yếu tố được thay thế.

So sánh câu hỏi (6) và cấu trúc chìm (deep structure) của nó là câu (7):

   (6)   What are you seeing at the cinema ?

   (7)  You are seeing what at the cinema ?

Chúng ta thấy để chuyển từ (7)  thành cấu trúc nổi (surface structure)  (6) đã có sự chuyển chỗ của hai yếu tố what  are. Điều này được minh họa như (6’):

Chuyển chỗ you are thành are you theo quy tắc bắt buộc đảo chủ ngữ tạo câu hỏi, còn chuyển chỗ của what đã để lại một vết  t , nó chỉ ra cái gốc ban đầu  what trong cấu trúc nổi. Vết  t  đã chỉ rõ mối liên hệ bản chất giữa cấu trúc chìm và cấu trúc nổi.

(6’’)   What are you seeing t at the cinema?

Tuy nhiên, với một câu hỏi mơ hồ nói riêng và một câu mơ hồ nói chung thì những câu này có hai vết khác nhau ứng với hai  cách hiểu. Ví dụ:

 (8)  Who do you want to play?

Trước câu hỏi (8),  người nghe có thể trả lời bằng câu (9) hoặc câu (10):

(9)  I want  to play  Bill.

(10)  I want  Bill  to play.

Tùy theo câu trả lời mà chúng ta biết người đáp đã hiểu từ who được chuyển từ vị trí nào trong cấu trúc chìm, tức là vết để lại trong câu (8) như thế nào.  Trả lời bằng  câu (9) thì (8) sẽ có vết như (8a). Trả lời bằng  câu (10) thì (8) sẽ có vết như (8b):

(8a)  Who do you want to play t

(8b)  Who do you want t to play

Trên đây là kiểu vết của từ who, một từ trong lớp từ  wh-word.  Lớp từ này gồm những từ who, which, what, where, why, when.  N. Chomsky đã nghiên cứu các phép biến đổi liên quan đến những  từ này, ở đó có những  kiểu vết khác nhau. Xem Chomsky [20]

Có hiện tượng thú vị về vết: Tiếng Anh, có hiện tượng chập (spelling) want to thành wanna. Thế nhưng, vết trong những câu hỏi chứa want to  wanna lại khác nhau.

So sánh câu (8) với câu (11):

(11)  Who do you wanna to play?

Câu (11) lại không thể chấp nhận một vết là (8b).  Tức là nếu như có một vết  t ở giữa (ngăn cách) want  to thì hai từ này không thể chập lại thành wanna  được.  Chomsky viết: “Ở  thành phần  dạng thức ngữ âm (PF), ở nơi quy tắc tỉnh lược … được áp dụng, nếu xuất hiện  vết của phép  chuyển chỗ - wh xen giữa want to thì quy tắc đó bị chặn lại, không áp dụng được nữa”  Chomsky  [26,  p.163]. Vậy  từ câu tường thuật (12) chỉ có thể chuyển thành câu hỏi  echo-question[2]  (13) chứ không thể có câu hỏi như (14):

(12) Jim wants Peter to win

(13) Jim wants WHO  to win?

(14) *Who does Jim wanna  win?

          Vậy là cần nghiên cứu  điều kiện cho các vết.

2.     Có những  điều kiện  cho phép chuyển chỗ để lại vết

 Chúng ta  giải thích  điều  này qua ví dụ  dưới đây. Quan sát câu (15) và hai cấu trúc ngầm ẩn (16), (17):

(15)  the only one of Tolstoy’s novels that I like is out of print (chỉ những tiểu thuyết mà tôi thích của Tolstoj là đã hết)

      (16)   [NP  the only one that I like of Tolstoy’s novels] is out of print

      (17)  [NP [NP the only one t ] of Tolstoy’s novels]  is out of print that I like

          Từ (16) bằng phép dời chỗ “that I like” sẽ được (15) nhưng lại không thể dời chỗ như vậy để tạo ra (17).  Hiện tượng  này liên quan đến điều kiện không vượt cấp  khi thực hiện phép biến đổi. Trong (17),  t  chính là vết của cụm “that I like”.

Điều kiện không vượt cấp, còn gọi là điều kiện “liền kề dưới” (condition of subjacency),  nói rằng khi có những phạm trù có thể thực hiện liên tiếp (cyclic category)

như A, B, C được chêm vào nhau   thì không được thực hiện phép chuyển chỗ vượt cấp từ phạm trù được chêm sâu nhất qua phạm trù trung gian ra phạm trù ngoài. Nghĩa là nếu A chêm vào B, rồi B chêm vào C, tức là A là phạm trù được chêm sâu nhất thì chỉ có thể chuyển chỗ  một yếu tố X tới một vị trí ở trong B – phạm trù liền kề bao chứa A – chứ không thể chuyển chỗ tới một vị trí Y trong phạm trù C. Điều này được minh họa như trong sơ đồ (18) dưới đây:

          (18)   [C …Y…[B …[A …X…] …] …Y…]  

   dẫn  Chomsky [18, p. 86]

         Trở lại  ví dụ  (16) và (17). Trong (16) thì “that I like  có thể chuyển chỗ xuống cuối NP trực tiếp chứa nó, vai  trò của A trong (18),  để thành câu (15). Còn trong (17), ký hiệu t trỏ cái vết  của  that I like”, thì danh ngữ   “the only one t” lại nằm trong danh ngữ NP, vai  trò của B trong (18),  nên sự chuyển chỗ t xuống cuối đã vi phạm điều kiện liền kề.

         Một số ví dụ phức tạp hơn về vết liên quan đến điều kiện liền kề trong câu chứa động từ tình thái.

         Trong luận án tiến sĩ viết năm 1967, P. Rosenbaum  [84] chứng minh rằng câu (19) dưới đây được suy ra từ cấu trúc ngầm ẩn (19’):

(19)  John seems to be a nice fellow; (19V) John có lẽ thuộc loại người tử tế

(19’) Y seems [John  to be a nice fellow]; (19’V) Có lẽ [John thuộc loại người tử tế]

         Điều này được  Chomsky phân tích  lại theo cách nhìn của lý thuyết vết.

Quy tắc được đặt ra  là chuyển chỗ “NP lên trước”, NP ở  (19’) là  “John”, nó là chủ ngữ trong câu chêm, thoả mãn điều kiện liền kề nên  được chuyển lên vị trí chủ ngữ trong câu chính được đánh dấu bằng Y.

         Cũng quy tắc đó, từ (20) chuyển thành (20’),  vết t chỉ ra cái vị trí ở (20) mà từ đó “John”  đã chuyển chỗ lên đầu:

(20) John  is certain  [S  t  to win] ; (20V) John  chắc chắn [S  t thắng ]

(20’)    Y is certain  [S John to win] ; (20’V)  Y  chắc chắn [S  John thắng ]

         Vết trong câu chứa cả hai động từ “seem” và “certain” , như câu (21), sẽ  thế nào?

(21)   John  seems  to be certain    to win; (21V) Có lẽ John chắc chắn thắng

Quan sát hai cấu trúc ngầm ẩn:

(21’)  Y2  seems [s   Y1  to be certain [s  John to win]]

(21’’)  Y2  seems [s   John  to be certain [s  t  to win]]

Trong  (21’) chuyển chỗ “John” lên vị trí  đầu tiên  Y2 , dường như chúng ta đã vi phạm quy tắc chuyển chỗ NP- liền kề đã nêu ở (18). [ So sánh (21) với (18), ta thấy “John” đóng vai trò của X, còn Y2  đóng vai trò của Y] Vậy giải quyết thế nào? Câu trả lời khá đơn giản như sau:   (21)  không trực tiếp suy từ (21’) mà suy từ (21’’). Còn chính  (21’’) được suy từ (21’) bằng quy tắc chuyển NP- lên trước, giống như (20) đã được suy từ (20’).  Vậy là, quy tắc chuyển NP-lên trước được áp dụng một cách tuần tự, đầu tiên vào (21’) để được (21’’), sau đó mới áp dụng vào (21’’) để được (21).  Mỗi lần áp dụng đều theo đúng quy tắc nguyên lý liền kề dưới.

         Như vậy, các câu (22), (23)  dưới đây lần lượt có cấu trúc ngầm ẩn (22’),  (23’).  Ở (22’)  t là một vết của “John”, còn ở (23’)  t là một vết của “the men”.

(22) John seems   to like Bill ; (13V) John có lẽ   thích Bill

(22’) John seems [ t  to like Bill ]; (13’V) John có lẽ  [ t  thích Bill ]

(23) The men seem to John   to like each other  (Theo John, những ông này thích nhau)

 (23’) The men seem to John [ t  to like each other ]

3.     Vai trò của vết trong lý thuyết ngôn ngữ  GB[3]

  Đây là  lý thuyết cú pháp phổ quát rất nổi tiếng được  N. Chomsky  xây dựng năm 1980 – 1981 (xem [22], [24]). Ở đây ông đã sửa đổi một cách cơ bản những lý thuyết  được  xây dựng trước đó. Sau này được điều chỉnh một lần nữa trong The Minimalist Program  [29].  GB miêu tả sự hiểu biết về ngôn ngữ như là một tập hợp những lý thuyết bộ phận bao gồm những nguyên lý và  tham biến (principles and parameters) gắn kết với nhau.  Các bộ phận và mối quan hệ giữa chúng trong  lý thuyết GB  được tóm tắt trong sơ đồ  trình bày ở mục §4.4 dưới đây.  (dẫn [30, p.33])          

Người ta tìm hiểu  vết trong nguyên lý  gắn kết (trace and binding), nguyên lý chi phối (trace and government). Có những nguyên lý chi phối các vết. Mọi vết đều được chi phối đúng.  Qua sơ đồ này có thể thấy vết có quan hệ với lý thuyết vai nghĩa. Trong câu, NP nhận những  vai nghĩa nhất định,  có những vết đánh dấu vai nghĩa (case- marked trace), có vết không vai nghĩa (caseless  trace). Phép dời chỗ  “Move - a” luôn luôn để lại một vết. Nhờ đó nó chỉ ra mối liên hệ giữa cấu trúc chìm và cấu trúc nổi.  a có thể là một NP,  một pro (đại từ),  hoặc một PRO (đại từ trỏ phạm trù  rỗng[4]),  một Wh- word,   một V.  Vì vậy,  có những nghiên cứu về vết của phép dời chỗ NP (trace of NP-Movement), vết trong bổ ngữ  (trace in COM). Trong GB  có lý thuyết (ràng buộc) cục bộ (Bounding Theory). Nó  không cho phép dời chỗ quá xa những yếu tố có quan hệ với nhau trong một câu, mà người Việt gọi là “làm đứt mạch văn”.  Đây là lý thuyết đặt ra những điều kiện cục bộ cho một số quá trình và  các từ vị có quan hệ với nhau. Ví dụ: Nguyên lý liền kề dưới (subjacency): Sự dời chỗ không thể vượt qua hơn một nút (node) ràng buộc. Vậy là vết và lý thuyết cục bộ (trace and bouding theory)  cũng được tìm hiểu.

 

4.     Vài ví dụ tiếng Việt

 

 



[1]
                        [1] ) Bài này đã đăng trên tạp chí Ngôn Ngữ , số 3, 2013, trang 3 – 9

 

[2]
                        [2] Câu hỏi mà người ta đặt từ hỏi để nhấn mạnh điểm chưa rõ trong lời của người đối thoại.

 

[3]
                [3] GB (Government and Binding)- Chi phối và Gắn kết

 

[4]
                [4] PRO subject : Phần đứng trong ngoặc vuông của những câu dưới đây vắng chủ ngữ. Chủ ngữ  vắng mặt  này  tương đương với một đại từ được gọi là null subject, và quy  ước viết tắt là PRO.

            “We would like [to say]” so sánh với “We would like [you to say]”; “They will expect [to pass the exam]”  so sánh với “They will expect [students to pass the exam]”; “Tôi muốn [dừng lại]”  so sánh với “Tôi muốn [chúng ta dừng lại]”