Giới thiệu lô gích phi h́nh thức[1]

         về trang chủ                                                                            GS. TS. Nguyễn Đức Dân

1.      Lịch sử và khái niệm

Trong báo cáo này chúng tôi điểm qua lịch sử h́nh thành, sự phát triển và hiện trạng của lô gích phi h́nh thức (LPH)[2]. Những đối tượng và phương diện mà LPH quan tâm rất rộng, khuôn khổ cho báo cáo có hạn nên chúng tôi chỉ có thể nhấn mạnh cho rơ thêm ở một vài điểm.

1.1.     Thuật ngữ. Tên tiếng  Anh của LPH là Informal Logic (tiếng  Pháp là la logique non formelle). Có những thuật ngữ cùng nội hàm : non-formal logic; lư  lẽ phi h́nh thức (informal reasoning); lập luận phi h́nh thức (informal argument).

Định nghĩa: LPH là một chuyên ngành xây dựng một  lô gích để đánh giá, lư  giải, phân tích và xây dựng  những lập luận trong  diễn ngôn đời thường cũng như diễn ngôn khoa học, từ nói năng trao đổi hàng ngày, căi vă, tranh luận,  quảng cáo, những b́nh luận báo chí, cho đến những diễn từ chính trị, những báo cáo khoa học… LPH bao gồm cả những suy luận theo lô gích truyền thống  lẫn những suy luận phi h́nh thức.

Từ 60 năm trước,  Ryle (1953)  là người đầu tiên dùng thuật ngữ LPH. Chương đầu tiên quyển sách của ông có tựa đề Lô gích h́nh thức và phi h́nh thức.  Theo ông, nếu như nhà lô gích nghiên cứu và thao tác với các tác tử như all, if… then, or… th́ nhà triết học lại thao tác với những yếu tố có mối quan hệ ngầm ẩn  thuộc  LPH. Ở Bắc Mỹ, thuật ngữ LPH lần đầu tiên xuất hiện trong hai công tŕnh của Rescher (1964)  của  Carney và  Scheer (1964). Phần I  của cả hai quyển sách trên đều có tựa đề Informal Logic.  Rescher đề cập tới những vấn đề về ngôn ngữ phi h́nh thức như argumentations and fallacies - lập luận và ngộ biện (chương 4), ngộ biện phi h́nh thức (chương 5). C̣n Carney và  Scheer “đánh giá những lập luận lô gích” (chương I), “những ngộ biện phi h́nh thức truyền thống” (chương 2)…Trong sách này, hai tác giả đă nh́n thấy những chủ đề truyền thống của LPH. Cùng với Rescher, Carney và Scheer cho rằng LPH là thứ lô gích không phải quy  nạp cũng chẳng phải diễn dịch.

1.2.           Nguyên nhân nảy sinh LPH

Mặc dù từ khá sớm đă có nhiều công tŕnh mang tên Informal Logic,  nhưng LPH bắt nguồn thực sự  từ Bắc Mỹ trong những năm 70 TK trước. Nó như một phân nhánh của lô gích truyền thống. Trong bối cảnh nhà trường gắn liền với xă hội, với các phong trào chính trị những năm 60 của thế kỷ trước, khi giảng dạy lô gích,  đặc biệt là  giảng dạy lô gích ở các trường đại học Bắc Mỹ, người ta không thể không  phân tích những ví dụ cụ thể gặp trong lư  lẽ hàng ngày đă hướng lô gích quan tâm tới những lập luận trong đời thường. Một trong những chất xúc tác sớm nhất cho LPH là Trào lưu tư duy phản biện  (Critical Thinking Movement). Nó đ̣i hỏi cần xem xét lại thật kỹ lưỡng với con mắt phê phán về mục đích của giáo dục. Trong đó có điểm then chốt là chương tŕnh cần dạy cho sinh viên đầu óc và kỹ năng phê phán.  Trào lưu này đă thúc đẩy mạnh mẽ LPH, nhất là khi một nghị định (Executive Order) về giáo dục của bang California (Mỹ) vào năm 1980 buộc  đưa môn tư duy phản biện vào trường trung học.

 Kết quả là dẫn tới sự thay thế những ví dụ nhân tạo cứng nhắc về lập luận đúng hay sai trong những giáo tŕnh  lô gích truyền thống bằng những ví dụ sống động thấy trong đời thường, trên báo chí, trong tranh luận, trong quảng cáo, và trong những cuộc vận động chính trị, những chiến dịch tranh cử. Giáo tŕnh  Lô gích và tu từ học hiện đại với  phụ đề ‘Dùng lư  lẽ trong đời thường’ của  Kahane (1971) được  in lại rất nhiều lần là một bằng chứng từ rất sớm ở Bắc Mỹ đă theo khuynh hướng này.

Về lư thuyết, những công tŕnh Sử dụng luận cứ (1958)  của Toulmin,  Ngộ biện (1970)  của Hamblin's   đă nêu ra những vấn đề trong LPH  với nhiều ví dụ sinh động. Tuy nhiên,  thể nghiệm dạy LPH  chỉ thực sự bắt đầu với công tŕnh  Logical Self-Defense (1977)  của Johnson và Blair ở trường ĐH Windsor. 

Làm điểm tựa thúc đảy, thảo luận, trao đổi và phát triển LPH là sự ra đời của những tạp chí chuyên ngành và những hội thảo về LPH và lư thuyết lập luận. Đáng chú ư nhất là The Informal Logic Newsletter (từ 1983), nay là  Informal Logic  được  Johnson và  Blair   sáng lập và Argumentation (từ  1986). Ngoài ra, những tạp chí đăng nhiều bài về LPH là Triết học và tu từ học (Philosophy and Rhetoric), Lập luận và tranh tụng  (Argumentation and Advocacy),  Vấn đề: Tư duy phản biện (Inquiry: Critical Thinking),  Những lĩnh vực giao thoa (Across the Disciplines, ra đời 1988), Synthese, Logique et Analyse ,  American Philosophical Quarterly,  Argument and Computation… Có những số chuyên đề đặc biệt về LPH  của  tạp chí ProtoSociology (1999), và Studies in Logic, Grammar, and Rhetoric (2009)…

Đáng chú ư là 9 cuộc hội thảo hai năm một lần tại  Đại học Windsor  và 6 cuộc hội thảo liên ngành 4 năm một lần, kể từ 1986,  tại Amsterdam do Hội nghiên cứu lập luận quốc tế (International Society for the Study of Argumentation (ISSA)) tổ chức. Và những hội thảo tương tự tại Tokyo , Ba Lan,  Scotland …

Trả lời  câu hỏi dạy cho sinh viên cách lư  lẽ tốt như thế nào là  hàng trăm,  thậm chí hàng ngh́n giáo tŕnh, tập bài giảng về dạy LPH ở Canada, ở Mỹ và ở nhiều quốc gia khác. Trong đó có những công tŕnh vừa mang tính lư luận vừa là đổi mới sư phạm. Chẳng hạn,   Woods, Irvine & Walton (2004); Govier (2006); Groarke & Tindale (2012); Browne & Keeley (2010); Fisher (2004); Seay & Nuccetelli (2012);  and Hughes, Lavery & Doran (2010)…

1.3.     Những khuynh hướng

            Trên tổng thể, có ba hướng chính về LPH phát triển độc lập với nhau:  từ những năm 50 ở Anh, từ những năm 60 ở Châu Âu (Pháp, Hà Lan…) và  ở các nước Bắc Mỹ.

1.3.1.     LPH ở Anh

Trước hết đó là công tŕnh của Strawson (1952). Ở đây, tác giả đă vạch ra sự đối lập giữa hai loại lô gích: lô gích h́nh thức đối lập với cái được gọi là “lô gích của ngôn ngữ” (230 – 232), thứ ngôn ngữ hàng ngày không phải là thứ lô gích chính xác,   có điều ông không bao giờ dùng thuật ngữ informal logic. Kế đến là công tŕnh của Ryle (1953).

Công tŕnh gây tiếng  vang và có ảnh hưởng lớn nhất là của Grice (1975). Tác giả đă đối lập hai cách tiếp cận h́nh thức và không h́nh thức về ngôn ngữ. Theo tác giả, “những quy  tắc dùng tới các phương tiện h́nh thức có thể không giúp ǵ cho ngôn ngữ tự nhiên”[3]. Phương tiện phi h́nh thức có thể được dùng như một công cụ bổ trợ hữu hiệu cho các phương tiện h́nh thức.  Ở đây Grice đă nêu lên nguyên lư cộng tác và 4 phương châm hội thoại để xây dựng một phương pháp suy luận tổng quát t́m ra  hàm ư của những câu thoại trong ngôn ngữ tự nhiên.  Mặc dù Grice chưa bao giờ dùng thuật ngữ “informal logic” nhưng trên thực tế (de facto) tác giả đă đối lập lô gích h́nh thức với LPH, thứ lô gích của ngôn ngữ tự nhiên.

1.3.2.    LPH ở Châu Âu

Ở Pháp và Bỉ, đó là những công tŕnh của Perelman và Olbrechts-Tyteca (1958), Ducrot (1973, 1983, 1984), Anscombre (1983), Plantin (1990), Grize (1982,1990), … Ducrot xây dựng một “lô gích của hoạt động ngôn ngữ” (1973). Hai tác giả Pháp Anscombre và Ducrot (1983) đă đưa ra một kiến giải mới, cơ bản và độc đáo về lư thuyết lập luận trong hoạt động ngôn ngữ, lập luận theo những thang độ và gặt hái được những kết quả thú vị. 

Ở Hà Lan, Van Eemeren and Grootendorst (1992) nêu cách tiếp cận biện chứng – ngữ dụng (the pragma-dialectic theory) về lập luận. Cách tiếp cận này đôi khi  c̣n mang tên trường phái Amsterdam (the Amsterdam School). Nó nh́n nhận lập luận như  một phương thức giải quyết những khác biệt về quan điểm dựa trên những quy  tắc riêng về thảo luận phê b́nh (critical discussion).

1.3.3.    LPH ở Bắc Mỹ

Có hai giai đoạn phát triển LPH ở Bắc Mỹ. Thứ nhất từ năm 1964 và thứ hai từ thập kỷ 80 thế kỷ trước. Giai đoạn đầu là những công tŕnh của Rescher (1964), Carney và  Scheer (1964).

Phải đến năm 1976  mới xuất hiện quyển sách đầu tiên có tựa đề LPH. Đó là The Way of Words: An Informal Logic  của Munson. Ông coi LPH có nhiệm vụ t́m hiểu những nguyên lư để đánh giá những lập luận hàng ngày. Từ đây trở đi xuất hiện liên tiếp những công tŕnh và giáo tŕnh về LPH. Chẳng hạn,  Understanding Arguments: An Introduction to Informal Logic (1978) của  Fogelin. Tác giả này gắn LPH với ngữ dụng học.

Giai đoạn hai của LPH ở Bắc Mỹ được bắt đầu  từ 1984 với Informal Logic and the Theory of Reasoning của  Finocchiaro. LPH được hiểu là lư thuyết về lư  lẽ. Lần lượt theo thời gian  Informal Logic (1986) của Copi, Epistemology and Cognition (1986)  của Goldman, Problems in Argument Analysis and Evaluation (1987) của Govier, Informal Logic: A Handbook for Critical Argumentation (1989) của Walton, “Formal Logic and Informal Logic” (1989) của Perelman, “What is Reasoning? What is an Argument?” (1990) của Walton.

Walton là một trong những người đầu tiên gắn LPH với ngữ dụng học. Ông coi LPH như là những chuỗi hỏi-đáp trong một cuộc thoại. Lô gích h́nh thức và LPH không phải là hai lô gích đối nghịch nhau mà là bổ sung cho nhau.

1.3.4. Ở Việt Nam, khi nghiên cứu về ngữ dụng học, Đỗ Hữu Châu (1993, 2001) và Nguyễn Đức Dân (1998) cũng đă tŕnh bày lư thuyết lập luận. Sách Nhập môn lô gích h́nh thức và lô gích phi h́nh thức (2004) là giáo tŕnh mà Nguyễn Đức Dân đă giảng tại Đại học  Quốc gia Hà Nội.

2.      Đối tượng nghiên cứu của LPH

2.1.     Có nhiều quan niệm về đối tượng nghiên cứu của LPH. Chúng ta nêu ra đây  những quan niệm chính về LPH. Đó là:

ü      Lô gích của ngôn ngữ tự nhiên đối lập với những phương thức h́nh thức (Grice, 1975)

ü      Lô gích không phải quy  nạp cũng chẳng phải diễn dịch (Rescher, 1964;  Carney và  Scheer, 1964).

ü      Lô gích của những lập luận và những ngộ biện phi h́nh thức (Johnson và Blair, 1980)

ü      lư thuyết về lư  lẽ (Finocchiaro, 1984)

ü      Nghiên cứu về những nguyên lư cho một lập luận tốt (Goldman, 1986)

ü      Phần c̣n lại của lô gích sau khi trừ đi lô gích diễn dịch và lô gích quy  nạp (Copi, 1986)

ü      Lô gích của sự lập luận (Blair và Johnson, 1987)

ü      Lư thuyết về tư duy phản biện (Scriven, 1987)

ü      Ngữ dụng học (Fogelin, 1978; Walton, 1989)

ü      Tu từ học (Toulmin, 1992)

ü      Nhận thức luận ứng dụng (Weinstein, 1994)

ü      Nghiên cứu về phép biện luận (Weinstein, 1994: Hitchcock, 2000; Pinto, 2001)

Người ta thảo luận  vậy th́ LPH bao chứa những công tŕnh về lô gích và tu từ học của Aristote như thế nào? Người ta cũng nhận thấy từ cách đây cả trăm năm đă có những công tŕnh về giảng dạy lô gích cho đại chúng theo tinh thần lư  lẽ phi h́nh thức. Có thể kể ra đây trường phái lô gích ngữ dụng (pragmatic logic)  theo truyền thống lô gích  Ba Lan do   Ajdukiewicz  đứng đầu.

2.2.     Trong Hội thảo quốc tế lần thứ nhất về LPH (26-28/6/1978), phần Phụ lục có ghi nhận đối tượng  của LPH bao gồm 13 vấn đề sau: 

ü       Lư thuyết  phê b́nh lô gích

ü       Lư thuyết  lập luận

ü       Lư thuyết ngộ biện

ü       Tiếp cận ngộ biện và tiếp cận phân tích phê phán

ü       Khả năng tồn tại của lưỡng phân quy nạp/diễn dịch 

ü       Sự hợp thức trong lập luận và phê b́nh lô gích

ü       Vấn đề giả định và những tiền đề vắng mặt

ü       Vấn đề ngữ cảnh

ü       Phương pháp trích rút luận cứ từ ngữ cảnh

ü       Phương pháp thể hiện  luận cứ

ü       Phương diện sư phạm của LPH

ü       Đặc điểm, phân loại và phạm vi của LPH

ü       Mối quan hệ giữa LPH và những phân ngành  khác

2.3.     Có thể khái quát về  những phương diện mà LPH hiện nay quan tâm khảo sát là:

ü          Lịch sử nghiên cứu  lập luận

ü          Lập luận và lư thuyết hội thoại, hay:  lập luận là  cuộc thoại

Walton (1989, 2007) đă  nổi lên như một người đề xuất có ư nghĩa nhất về cách tiếp cận hội thoại của LPH.  Ông hiểu một cuộc hội thoại là một cuộc trao đổi làm nên từ  3 trạng thái mở đầu, lập luận và kết thúc.  Ở trạng thái mở đầu, những người hội thoại đồng ư tham gia trao đổi. Những quy  tắc hội thoại được xác định theo kiểu lượt nói năng được chấp nhận. Kiểu thoại ở ṭa án khác kiểu thoại trong lớp học. Tùy kiểu thoại mà kiểu câu hỏi nào được phép và  có thể trả lời như thế nào.    

Walton phân biệt 7 kiểu hội thoại cơ bản:  thuyết phục; inquiry (sự phỏng vấn; điều tra); phát hiện (có những điều được giả định, cần  giải thích);   điều đ́nh ; thông tin; t́m kiếm hành động (action-seeking); căi vă cá nhân

ü          Mở rộng khái niệm lập luận: những phương diện biện chứng trong lập luận

Những cách tiếp cận biện chứng về lập luận đă làm nổi bật  một điều là sự lập luận là một cuộc thoại giữa hai bên (hiện thực hoặc giả tưởng) lập luận theo những quan điểm khác nhau.Theo cách nh́n này, cấu trúc của những cuộc thoại trong đó chứa đựng những lập luận trở thành đối tượng  nghiên cứu trong LPH. Phép biện chứng-ngữ dụng coi những thảo luận phê phán là một mô h́nh, phân biệt những trạng thái khác nhau của cuộc thoại (đối đầu, mở đầu, lập luận và kết thúc) và có những quy  tắc được áp dụng cho từng giai đoạn.

               Lập luận được dùng như một công cụ để xác lập chân lư. Có những chuẩn mực lập luận trong những hoàn cảnh khác nhau với những kiểu thoại khác nhau. Không có công cụ để xác định cái ǵ là đúng, nhưng có những biện pháp gắng dàn xếp trong thương lượng mà hai bên có xung đột về lợi ích (giữa chủ và thợ chẳng hạn).  Các lập luận hoạt động theo những cách rất khác nhau. Có những quy  tắc chặt chẽ chi phối mỗi cuộc trao đổi và cũng có những quy  tắc khác chi phối cuộc thoại nhằm t́m ra chân lư.  Cuộc thương lượng giữa chủ và thợ  chẳng hạn, một dạng của hội thoại điều đ́nh, một kiểu hội thoại dùng tới những biện pháp đe dọa (đ́nh công hoặc sa thải)  là mấu chốt của quá tŕnh lập luận.  Nhưng  sự đe dọa không có vai tṛ rơ ràng trong nhiều cuộc thoại khác.

ü              lẽ và lập luận

Lập luận c̣n kết hợp với những h́nh vẽ, tranh ảnh, áp phích. Khái niệm lư  lẽ được mở rộng:  Những  h́nh ảnh và sơ đồ trong lập luận sắm vai tṛ những luận chứng, ‘vật chứng’ tường minh – những lư  lẽ không lời –   tăng thêm sự thuyết phục, thường thấy trong lập luận.  Nhất là trong những t́nh huống tranh căi th́ những h́nh ảnh, những sơ đồ là một phương diện khác được nhấn mạnh của lập luận đồng thời cũng là những lư  lẽ. Những đoạn quảng cáo kèm h́nh ảnh là những lập luận.

ü          Lư thuyết mới về suy luận

ü          Lược đồ  lập luận (argument schemes)

ü          Cấu trúc và sơ đồ (diagrams)

ü          Lư thuyết ngộ biện

               Ngộ biện đă được tŕnh bày từ thời Aristote. Người ta nghiên cứu vai tṛ của ngộ biện và phân loại chúng dưới góc độ LPH. Những công tŕnh thời kỳ đầu  về LPH thiên về coi ngộ biện là con đường để đánh giá những lập luận phi h́nh thức. Những quan điểm truyền thống định nghĩa "ngộ biện" là một chuỗi những lập luận tồi nhưng  có vẻ (hay là cố gắng bắt chước) tựa như một chuỗi lập luận tốt (x. Hansen, 2002). Quan điểm này trở thành cơ sở mù mờ cho cách tiếp cận chung về ngộ biện, một lập luận với người này th́ có vẻ tốt nhưng với người kia th́ không.

            Tuy chưa nhất trí về sự phân loại các ngộ biện  nhưng có một tập hợp những ngộ biện điển h́nh hay được sử dụng để  phân tích những  lập luận phi h́nh thức.  Chúng bao gồm những ngộ biện h́nh thức như khẳng định kết quả và phủ định tiền đề; và những ngộ biện phi h́nh thức kiểu  ad hominem (“tấn công cá nhân”),   lập luận sai kiểu “dốc trượt” (slippery slope),   kiểu  ad bacculum (viện vào sức mạnh), ad misericordiam (viện vào ḷng nhân từ), “sự khái quát hóa vội vă”, và kiểu “hai điều sai” (“hai cái sai có thể thành cái đúng”.

            Lư thuyết "ngữ dụng – biện chứng” của Van Emeren & Grootendorst 1992 phân tích các ngộ biện  như là những sự vi phạm quy tắc  của tranh luận phê phán.

Một vài nghiên cứu trong lô gích phi h́nh thức tiếp tục nhấn mạnh vào những ngộ biện và cách hiểu thích hợp của những ngộ biện đặc thù.

Nhiều nhà phê b́nh lư thuyết ngộ biện cho rằng  những ngộ biện trên cơ sở  truyền thống là những công cụ không chính xác cho cách hiểu một lập luận, bởi lẽ tất yếu từ đây sẽ là nhấn mạnh tới những lư  lẽ tồi hơn là những lư  lẽ tốt. Chẳng hạn,  Hitchcock (1995, 324) đă viết rằng lời tuyên bố chúng ta có thể dạy những lư  lẽ tốt qua những ngộ biện chẳng khác nào nói “cách tốt nhất để dạy chơi quần vợt là nói về  những động tác sai… rồi thực hiện mô phạm những động tác sai đó”.

Những  khó khăn đặt ra  với lư thuyết ngộ biện càng tăng thêm khi có những nghiên cứu  đă xác định được  rất nhiều trường hợp của "ngộ biện" mà nay đă  trở thành những kiểu lập luận được chấp nhận trong nói năng hàng ngày. Có thể kể ra đây nhiều lập luận đă và đang xuất hiện trong những góp ư cho sửa đổi Hiến Pháp-92. Nhưng tôi nêu một ví dụ của thiên hạ.

            Martin Luther King, người chịu ảnh hưởng của nhà triết học Ấn Độ Gandhi, lập luận rằng, ở một quốc gia dân chủ, chúng ta có thể phá luật nếu điều  thay đổi  chúng ta hướng đến  đă bị ngăn cản một cách không đúng đắn. Lập luận này đóng một vai tṛ vô cùng quan trọng trong quá tŕnh thay đổi và phát triển của luật dân sự Mỹ. Lập luận này không hoàn toàn sai, mặc dù nó chính là trường hợp của ngộ biện "hai cái sai  thành cái đúng". Nói cách khác, đây là lập luận theo kiểu chúng ta có thể làm một điều sai nào đấy (phá luật chẳng hạn) nhằm  phản ứng lại một điều sai khác (điều luật hoặc chính sách đă ngăn cản không đúng đắn sự thay đổi).

Ngộ biện ad hominem (tấn công cá nhân) cũng t́m thấy đầy rẫy trong đời sống hàng ngày. Ví dụ: “Chúng ta  không nên  nghe ông ấy.  Ông  ta muốn tách tập đoàn này thành hai tổng công ty  chỉ để phục vụ cho lợi ích của ông ta mà thôi.”  Lập luận này thể hiện sự ngờ vực về mục đích đằng sau lời đề nghị tách tập đoàn này thành hai tổng công ty bằng nhận xét rằng do lợi ích cá nhân (của ông ta) mà có  sự đề nghị này.  Lập luận này mắc lỗi "tấn công cá nhân đối thủ thay v́ tấn công vào bằng chứng và lập luận của đối thủ."

ü          (Thế nào là) sự chính xác của tiền đề?

ü          Lư thuyết lập luận phê b́nh

ü          Vai tṛ xă hội và văn hóa trong lập luận

ü           Đặc trưng tu từ  của lập luận

ü          Lư thuyết lập luận là ngữ dụng học

ü          Sự phân tích lập luận

ü          Lư thuyết về sự đánh giá (The  theory of evaluation)

LPH  hiện nay hợp nhất  cách tiếp cận diễn ngôn và  lập luận trên cơ sở những lĩnh vực nghiên cứu hữu quan như hành vi thông tin lời nói  (Speech Communication), tu từ học, ngôn ngữ học, trí khôn nhân tạo  (Artificial Intelligence), tâm lư học tri nhận, mô h́nh máy tính  (Computational Modeling)… là sự tích hợp nhiều ngành rộng răi và phát triển thành một ‘lư thuyết lập luận’ được coi là toàn diện về lư luận phi h́nh thức.

3.      Những thành phần của một hệ LPH

Từ những đối tượng và phương diện mà LPH quan tâm và nghiên cứu, dù không thể  xác định được tuyệt đối một danh sách những phương diện cần khảo sát và bàn thảo của LPH,  nhưng những trạng thái nghiên cứu hiện thời gợi ư rằng một lư thuyết đầy đủ về LPH để  t́m hiểu và đánh giá  những lập luận phi h́nh thức sẽ bao gồm:

1.      Một danh sách những nguyên lư thông tin mà những trao đổi lập luận sẽ phụ thuộc. 

2.      Sự phân biệt giữa các loại giao tiếp khác nhau ở đó có thể xuất hiện lập luận và phương thức xác định những thay đổi  thích hợp và không thích hợp trong  lập luận (ví dụ: sự khác biệt giữa tranh luận khoa học và đàm phán).

3.      Một danh sách những hệ quả lô gích, mà chúng giải thích khi nào có thể nói rằng một tuyên bố (hay một thái độ) nào đó là một hệ quả lô gích của một điều khác.

4.      Một loại h́nh học lập luận  cung cấp một cơ cấu và  phân tích lập luận qua  sự nhận diện các kiểu lập luận  cơ bản cần được phân biệt.

5.      Một danh sách lập luận tốt, qua đó xác định tiêu chí tổng quát cho những lập luận suy diễn, quy  nạp và dẫn dắt (conductive).

6.      Sự xác định sơ đồ lập luận tốt mà chúng định rơ những khuôn    lẽ tốt. (viện tới quyền uy hợp lư; tấn công cá nhân hợp lư;v.v.)

7.      Miêu tả  lư thuyết các ngộ biện và vai tṛ mà chúng có thể (và không thể) dùng để hiểu và  đánh giá những lập luận phi h́nh thức.

8.      Miêu tả vai tṛ cảm xúc (pathos) của cử tọa và vai tṛ thẩm mỹ (ethos) cùng  những khái niệm tu từ khác trong phân tích và tiếp nhận lập luận.

9.      Tŕnh bày những biện chứng tất yếu tác động tới  những kiểu lập luận trong ngữ cảnh.

            Mỗi thành tố trên có thể được xếp vào một nhóm vấn đề đặc thù đặt ra trong toàn bộ khảo sát về lập luận.  Một cách tiếp cận toàn diện về những nguyên lư thông tin mà  một lập luận phải phụ thuộc và về  nhiều nguyên lư nhờ  chúng người ta có thể nhận biết được ư nghĩa của những h́nh ảnh (bức ảnh, đồ thị, lược đồ, sự minh họa, video, specimens; …) và những yếu tố không lời khác. Trên đường t́m giải pháp chung về  một lập luận tốt, một lư thuyết đầy đủ hẳn là đă bao gồm cả giải pháp về sự mở rộng mà ở đó mỗi tiêu chí về một lập luận tốt sẽ  có thể h́nh thức hóa được và có những cách tốt nhất để làm điều đó.  Trong một giáo tŕnh sau này, người ta có thể hỏi liệu giải pháp về lập luận nảy sinh từ LPH có cung cấp một cơ sở cho mô h́nh tính toán và dùng máy tính giải quyết những kiểu lư  lẽ đặc trưng cho những ngữ cảnh phi h́nh thức hay không (xem chẳng hạn  Reed & Norman (2004) bàn về vấn đề này).

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

Ajdukiewicz K., 1965,  Logika pragmatyczna,  PWN, [được  O. Wojtasiewicz dịch sang tiếng  Anh: 1974, Pragmatic Logic, Dordrecht/Boston/Warsaw: D. Reidel Publishing Company & PWN]

Anscombre J.M. & Ducrot O., 1983, L’argumentation dans la langue, Mardaga

Blair J.A., and Johnson R.H., (Ed.), 1980,  Informal Logic: The First International Symposium. Inverness, CA: Edgepress.

Blair  J.A., and Johnson R.H., 1987,  Argumentation as dialectical, Argumentation, 1, 41-56.

Browne M. Neil and Stuart M. Keeley, 2010, Asking the Right Questions: A Guide to Critical Thinking , 10th Edition,  Englewood Cliffs: Prentice Hall.

Carney J.D. and R.K. Scheer. 1964, Fundamentals of Logic. (3rd edition, 1980). New York: Macmillan Publishing Co., Inc. and London: Collier Macmillan Publishers.

Đỗ Hữu Châu  2001, Ngữ dụng học, nxb Giáo dục, HN

Đỗ Hữu Châu & Bùi Minh Toán, 1993,  Đại cương ngôn ngữ học, t. II, nxb Giáo dục, HN

Nguyễn Đức Dân 1998,  Ngữ dụng học , nxb Giáo dục

Nguyễn Đức Dân 2004,  Nhập môn lô gích h́nh thức và lô gích phi h́nh thức , nxb ĐH Quốc Gia Hà Nội

Copi I.M., 1986,  Informal Logic. New York: MacMillan

Ducrot O., 1973, Les Echelles argumentative, trong La preuve et le dire

                    1979,  “Les lois du discours”, Langue Francaise, nr. 42

                   1984, Le dire et le dit, Minuit.

Finocchiaro M. 1984, Informal Logic and the Theory of Reasoning. Informal Logic. 6

Fisher Alec, 2004. The Logic of Real Arguments, Cambridge: CUP

Fogelin R. J. 1978, Understanding Arguments: An Introduction to Informal Logic. (4th edition, 1991, with W. Sinnott-Armstrong)  New York: Harcourt Brace Jovanovich

Goldman A.I. 1986,  Epistemology and Cognition. Cambridge: Harvard University Press

Govier Trudy, 2006. A Practical Study of Argument, 6th edition, Belmont, CA: Wadsworth

Grice P. 1975, Logic and Conversation, In P. Cole and J. Morgan, (Ed.), Syntax and Semantics, Vol. 3, New York: Academic Press

Groarke Leo and Christopher Tindale, 2012, Good Reasoning Matters! (5th edition), Toronto: Oxford University Press

Hansen Hans V., 2002, “The Straw Thing of Fallacy Theory: The Standard Definition of ‘Fallacy’,” Argumentation, 16(2): 133–155

Hitchcock D., 1995, “Do Fallacies Have a Place in the Teaching of Reasoning Skills or Critical Thinking?” in Hans V. Hansen and Robert C. Pinto (Ed.), Fallacies: Classical and Contemporary Readings, University Park, PA: Pensylvania State University Press

Hitchcock D., 2000, The Significance of Informal Logic for Philosophy. Informal Logic: 20:2, 129-138

Hughes William, Jonathan Lavery & Katheryn Doran, 2010, Critical Thinking: An Introduction to the Basic Skills, 6th edition, Peterborough: Broadview

Johnson R. H. 1999, The relation between formal and informal logic. Argumentation, 13(3), 265-74

Johnson R.H., 2006,  Making sense of ‘Informal Logic” , Informal Logic Vol.26, No 3, 231-258

Johnson R.H. and Blair J.A., 1977,  Logical Self-Defense, (3rd edition, 1993), Toronto: McGraw-Hill Ryerson

Moeschler J., 1985, Argumentation et Conversation. Éléments pour une analyse pragmatique du discours, Paris: Hatier-Crédif

Munson R. , 1976, The Way of Words: An Informal Logic. Boston: Houghton Mifflin

Perelman Ch. ,1989, Formal Logic and Informal Logic. In M. Meyer (Ed.), From Metaphysics to Rhetoric, 9-14. Dordrecht: Kluwer Academic Publishers

Perelman  C. & Olbrechts-Tyteca  L. 1958,  Traité de l’argumentation – La  Nouvelle Rhétorique, Bruxelles: Éditions de l’Université de Bruxelles. (J. Wilkinson & P. Weaver dịch sang tiếng  Anh: The New Rhetoric: A Treatise on Argumentation , 1969)

Pinto R.C. ,1994, Logic, Epistemology and Argument Appraisal. In R. H. Johnson & J. A. Blair (Ed.), New Essays in Informal Logic ,116-124, Windsor, ON: Informal Logic

Plantin Ch., 1990, Essais sur L’Argumentation, Paris: Kimé

Reed C. & Norman T.J., (Ed.), 2004, Argumentation Machines: New Frontiers in Argument and Computation. Dordrecht and Boston: Kluwer

Rescher N. ,1977, Dialectics: A Controversy-Oriented Approach to the Theory of Knowledge, Albany: State University of New York Press

Ryle G. ,1953, Dilemmas,  Cambridge: Cambridge University Press

Scriven M. , 1987, Probative logic: review and preview. In van Eemeren et al (Ed.), Argumentation Across the Lines of Discipline, 7-32. Dordrecht: Foris

Seay Gary and Susana Nuccetelli 2012,  How to Think Logically, 2nd edition, Boston: Pearson

Strawson P.F. ,1952, Introduction to Logical Theory

Toulmin S. ,1992,  Logic, Rhetoric & Reason: Redressing the Balance. In van Eemeren et al (Ed.),  Argumentation Illuminated, 3-11. Amsterdam: SicSat

Walton D.N., 1989, Informal Logic: A Handbook for Critical Argumentation. Cambridge: CUP

Walton D.N. ,1990, What is Reasoning? What is an Argument? The Journal of Philosophy, 87, 399-419.

Walton D.N., 2007, Dialog Theory for Critical Argumentation, Amsterdam: John Benjamins Publishing Company

Weinstein M. ,1994, Informal logic and Applied Epistemology, In R. H. Johnson & J. A. Blair (Ed.), New Essays in Informal Logic ,140-161, Windsor

Woods J., Irvine A., and Walton D., 2004,  Argument: Critical Thinking, Logic and the Fallacies, Toronto: Prentice Hall

Tóm tắt

Giới thiệu lô gích phi h́nh thức (LPH)

Phần đầu đề cập tới quá tŕnh h́nh thành và những công tŕnh mở đầu về LPH.

Phần sau giới thiệu LPH có phạm vi nghiên cứu rất rộng răi. Đó là những lư thuyết về ngộ biện, lập luận, hội thoại, tư duy phản biện. Có thể nói, LPH là ngữ dụng học.

Abstract

A brief introduction to Informal Logic (IL)

In this article, I first present the souces of emergence of IL.

I then briefly introduce the recent developments in IL rresearches.

Tác giả:

Nguyễn Đức Dân

118/12 Trần Quang Diệu; Phường 14, Quận 3, TP HCM

Di động: 0919 42 02 74



[1] ) Bài này là báo cáo đă tŕnh bày tại Hội nghị ngôn ngữ học quốc tế, 11.5.2013, tại Hà Nội, Viện  Ngôn ngữ học Việt Nam tổ chức. Tạp chí Ngôn ngữ đă đăng lại bài này ở số 7, 2013, trang 3 – 13. 

[2] ) Bài viết này  chủ yếu dựa theo các công tŕnh Historical Foundations of Informal Logic (1997) của Walton và  Brinton [biên tập], Making sense of ‘Informal Logic” (2006) của Johnson, Informal Logic (1989, 2008) của  Walton và mục Informal Logic trong  Stanford Encyclopedia of Philosophy (truy cập từ Internet, ngày 28.11.2011).  Những tài liệu tham khảo  trong bài này phần lớn được  dẫn theo những công tŕnh trên.

[3]  “Rules that hold for a formal device may not hold for the natural counterpart”