1728
bài thơ trong 1 bài
thơ[1]
về trang chủ
Nguyễn
Đức Dân
Thơ đọc thuận
nghịch
1.
Đọc
xuôi và đọc ngược: một đặc
điểm kỳ thú của tiếng Việt
Có những bài
thơ có thể đọc theo trật tự ngược.
Điều này liên quan đến những đặc
điểm rất riêng biệt của tiếng Việt. Mời
các bạn quan sát câu (1) dưới đây:
(1) Cấm không được câu cá.
+ Câu trên có 5 tiếng là 5 từ. Tiếng Việt là ngôn
ngữ đơn lập, mỗi
tiếng là một từ,
gọi là từ đơn.
Dùng từ để chỉ những khái niệm. Âm
thanh tạo ra các tiếng khác
nhau thì có hạn mà khái niệm thì vô hạn, mỗi ngày
lại thêm nhiều khái niệm mới. Ấy vậy nên,
một mặt tiếng
Việt rất nhiều từ đồng âm - những từ có âm giống nhau
nhưng nghĩa lại khác nhau. Mặt khác, người
Việt phải tạo ra những từ ghép, thường là ghép đôi, do những
từ đơn hợp lại mà thành để diễn
đạt những khái niệm mới.
+ Từ được viết
trong từ điển thế nào thì trong lời nói, câu
văn vẫn y như vậy. Do vậy mà tiếng Việt dùng trật tự từ làm phương tiện ngữ pháp quan trọng
nhất để gắn kết các từ lại với
nhau tạo nên ý nghĩa của từ, của câu. Kết
hợp theo trật tự không
được tạo ra lệnh cấm, còn theo trật
tự được không lại
thành một lời hỏi. “Không
được câu cá” là lệnh cấm, nhưng “Cá câu
được không?” lại là lời hỏi. Câu (1) là một lệnh cấm, nhưng nếu đọc theo trật
tự ngược lại sẽ thành câu (2) như
dưới đây sẽ thành một lệnh cho phép:
(2) Cá câu được không cấm.
+ Nhiều từ ghép khi
đảo hai tiếng vẫn tạo ra một từ ghép
đồng nghĩa như những từ đo đắn, dặt dìu, hiu hắt, hững
hờ, lả lơi, sụt sùi…đã được
Nguyễn Du dùng xuôi dùng ngược trong Truyện Kiều.
Khi đọc ngược, các tiếng có thể rời nhau ra để
gắn kết với tiếng
khác. Trong câu (1), từ không
gắn với được
còn trong câu (2) nó lại gắn với cấm.
Từ những
đặc điểm trên đây, người ta có thể
tạo ra những câu dài 7,8
từ rồi ghép lại
với nhau mà đọc xuôi hay ngược đều có
nghĩa.
-
Tím bầm rêu mọc đá tròn
xoay/Canh tàn lúc đánh chuông ầm tiếng.
-
Đây ánh sao trôi lặng vắng
hồ/Trắng mây xanh nước cảnh Sơn
Đồ.
-
Hương ngát lúa mùa thuận
nắng mưa/Bổng trầm ai hát tiếng cao đưa.
-
Ngàn mây vạc lướt xiêu
xiêu/Triều dâng vang tiếng gác chèo sương tan.
Khả năng
đọc ngược những chuỗi từ dài là
một đặc sắc tiếng
Việt mà ta không tìm thấy ở rất nhiều ngôn
ngữ khác như Anh, Pháp, Nga, Đức, Ba Lan, Hàn,
Nhật…
2.
Thơ
có hai cách đọc thuận
và nghịch
Từ khả
năng đọc ngược một loạt câu
đứng kề nhau đã hình thành những cách chơi chữ qua những bài
thơ đọc thuận
nghịch. Ở đó, đọc xuôi từ đầu
xuống cuối hoặc đọc ngược từ
cuối lên đầu đều thành những bài thơ.
Hàn Mặc Tử
sáng tác bài thơ Đi
thuyền:
“Bèo trôi
nước giợn sóng mênh mông
Cỏ mọc
bờ xa liễu bóng trông
Chèo vững
thiếp qua vời khổ hải
Chí bền chàng
đến vận trung không
Theo lần
nguyệt xế mây mờ mịt
Họa đáp thông
reo trống não nùng
Neo thả biết
đâu nơi định trước
Bèo trôi nước
giợn sóng mênh mông[2]”
Bạn đọc
ngược từ cuối bài trở lên, sẽ
được một bài thơ mới:
“Mênh mông sóng giợn nước trôi bèo
Trước
định nơi đâu biết thả neo
Nùng
não trống reo thông đáp họa
Mịt
mờ mây xế nguyệt lần theo
Không
trung vận đến chàng bền chí
Hải
khổ vời qua thiếp vững chèo
Trông
liễu bóng xa bờ mọc cỏ
Mông
mênh sóng giợn nước trôi bèo”
Rất
khó sáng tác những bài thơ đọc thuận nghịch
vì phải viết được những câu thơ
đọc xuôi, đọc ngược đều thành câu,
mà lại đúng luật bằng trắc, đối nhau,
đúng vần và trọn nghĩa.
Cho
tới cuối thế kỷ 20, chỉ thấy những bài
thơ thất ngôn bát cú đọc thuận nghịch. Từ năm 1998, Phạm Đan Quế đã thử sáng tác
thơ lục bát và song thất lục bát đọc
thuận nghịch.
Trong bài Trăng thu Tây Hồ chúng ta đọc ngược
theo từng khổ:
Chờ trăng gió
lộng Hồ Tây
Đầy vơi
thơ thẩn khách say trăng mờ
Tây Hồ lộng gió trăng chờ
Mờ trăng say khách thẩn thơ vơi
đầy
Sang thu ửng ráng
trời mây
Bay trầm vàng ánh tháng
ngày quê hương
Mây trời ráng ửng thu sang
Hương quê ngày tháng ánh vàng trầm bay.
1728 cách
đọc 1 bài vịnh Kiều
Nguyễn
Đức Dân
1. Vua Thiệu
Trị người đầu tiên sáng tác thơ có trên trăm cách đọc
Hai bài
thơ chữ Hán thất ngôn bát cú Vũ trung sơn thủy và Phước viên văn hội lương dạ
mạn ngâm của vị vua thi sĩ này được
trình bày vào hai bức khảm xà cừ dưới dạng
hình tròn bát quái. Năm 1994 ông
Nguyễn Tân Phong tìm ra 64 cách đọc cho mỗi bài. Sau
đó, năm 1998 giáo sư Nguyễn Tài Cẩn tìm ra
được 128 cách đọc cho bài Vũ trung sơn
thuỷ .
2. Bài vịnh
Kiều có 1728 cách đọc
Ông
Phạm Đan Quế – người giữ 3 kỷ lục Việt Nam
về Truyện Kiều – đã sáng tác bài thất ngôn bát cú
Kiều nương cửa Phật nói về tâm sự của Thuý Kiều khi đi
tu bên bờ sông Tiền Đường như sau:
1. Ngần ngại đổ chuông chiều nguyện cầu
2. Sắc hương vàng nắng ngả rơi mau
3. Vần xoay gió bão đầy năm tháng
4. Lỗi nhịp Kiều đời trắng bể dâu
5. Nhân ái cảnh
thiền sai ước
thệ
6. Mộng tình Kim ấp ủ còn đâu
7. Dần xa dõi bóng Từ oan khuất
8. Nhân nghĩa Phật tiên chốn nhiệm màu
Từ
bài trên, có thể tạo ra rất nhiều bài thơ khác
gần như cùng nội dung vì những lẽ dưới
đây:
Về
phương diện hình thức
-
Trong bài có rất nhiều từ
ngữ ghép đôi đẳng lập khiến mỗi dòng
thơ đều có thể đọc xuôi đọc
ngược một cách thoải mái tự nhiên. Ví như câu
6 “Mộng tình Kim ấp ủ còn đâu” đọc
ngược sẽ thành “Đâu còn ủ ấp Kim tình mộng’
thì cũng tự nhiên.
Đọc ngược cả bài thơ trên sẽ là:
8. Màu
nhiệm chốn tiên Phật nghĩa nhân
7. Khuất
oan Từ bóng dõi xa dần
6. Đâu
còn ủ ấp Kim tình mộng
5. Thệ
ước sai thiền
cảnh ái nhân
4. Dâu
bể trắng
đời Kiều nhịp
lỗi
3. Tháng
năm đầy bão gió xoay vần
2. Mau
rơi ngả nắng vàng hương sắc
1. Cầu
nguyện chiều chuông
đổ ngại ngần
Chúng
ta chú ý là những chữ cuối câu 1, 2, 4, 6, 8 đều
cùng vần (cầu, mau, dâu, đâu, màu), những
chữ đầu câu 1, 3, 5, 7, 8 cũng cùng vần (ngần,
vần, nhân, dần, nhân) khiến ta dễ dàng thay đổi trật tự các câu làm thành
một bài thơ thất ngôn bát cú mới.
Mặt
khác, có thể bớt đi hai chữ đầu (khi
đọc xuôi) hoặc hai chữ cuối (khi đọc
ngược) để từ
bài thơ thất ngôn thành bài thơ ngũ ngôn.
Cắt hai chữ đầu
mỗi dòng sẽ được bài thơ ngũ ngôn:
1. Đổ chuông chiều nguyện cầu
2. Vàng nắng ngả rơi mau
3. Gió bão đầy năm tháng
4. Kiều đời trắng bể dâu
5. Cảnh thiền sai ước thệ
6. Kim ấp ủ còn đâu
7. Dõi bóng Từ oan khuất
8. Phật tiên chốn nhiệm màu
Cắt hai chữ cuối rồi đọc
ngược sẽ thành bài thơ ngũ ngôn đọc
ngược:
8. Chốn
tiên Phật nghĩa nhân
7. Từ
bóng dõi xa dần
6. Ủ
ấp Kim tình mộng
5. Sai
thiền cảnh ái nhân
4. Trắng
đời Kiều nhịp
lỗi
3. Đầy
bão gió xoay vần
2. Ngả
nắng vàng hương
sắc
1. Chiều
chuông đổ ngại
ngần
Mỗi
câu thơ đều có thể tồn tại độc
lập và cùng là tâm sự của Kiều khi tu hành ở Am
Vân Thủy nên có thể đổi chỗ các câu thơ mà
bài thơ vẫn chấp nhận được. Bằng
cách đổi chỗ các
dòng thơ khi đọc xuôi
hay đọc ngược, hoặc bỏ bớt 2 chữ
đầu của mỗi câu, theo tác giả bài thơ này có
ít nhất 1.728 cách đọc thất
ngôn bát cú, trong đó có ít nhất 32 bài đúng
niêm luật thơ Đường.
Thơ
đọc xuôi
Bắt đầu bằng hai câu
1-2, 1-6, hoặc 8-2,… chúng ta có
thể làm thành các bài 12345678, 12745638, 12785634... 16345278, 16385274,
16745238, 16785234... hoặc 82315674, 82345671, 82715634, 82745631...
Chẳng hạn, bạn có thể “sáng tác” bài thơ
đọc xuôi theo trật tự 12385674:
1. Ngần ngại đổ chuông chiều nguyện cầu
2. Sắc hương vàng nắng ngả rơi mau
3. Vần xoay gió bão đầy năm tháng
8. Nhân nghĩa Phật tiên chốn nhiệm
màu
5. Nhân ái cảnh
thiền sai ước
thệ
6. Mộng tình Kim ấp ủ còn đâu
7. Dần xa dõi bóng Từ oan khuất
4. Lỗi nhịp Kiều đời trắng bể dâu
Thơ
đọc ngược
Cũng
vậy, bạn có thể tạo ra các bài thơ mở
đầu bằng hai dòng 83, 87, 57, 53… Với trật
tự 83214765 chúng ta có bài:
8. Màu
nhiệm chốn tiên Phật nghĩa nhân
3. Tháng
năm đầy bão gió xoay vần
2. Mau
rơi ngả nắng vàng hương sắc
1. Cầu
nguyện chiều chuông
đổ ngại ngần
4. Dâu
bể trắng
đời Kiều nhịp
lỗi
7. Khuất
oan Từ bóng dõi xa dần
6. Đâu
còn ủ ấp Kim tình mộng
5. Thệ
ước sai thiền
cảnh ái nhân
Về
phương diện nội dung
Ba
chữ giữa trong các dòng thơ nhắc tới ba nhân
vật trung tâm Thúy Kiều, Kim Trọng, Từ Hải cùng
các điểm căn bản trong đời tu hành của
Kiều (chuông chiều, vàng
nắng, gió bão, cảnh thiền, Phật tiên) nên khi
cắt bớt hai chữ đầu hoặc cuối,
những điều này vẫn còn lại khiến bài thơ ngũ ngôn vẫn
giữ được ý nghĩa cơ bản như bài
thất ngôn. Hệ quả là tất
cả 1.728 bài gần như có
cùng một nội dung.
Ngoài 3
câu nói về Thuý Kiều (câu 4), Kim Trọng (câu 6) và Từ
Hải (câu 7), 5 câu còn lại
đều là tâm trạng của Kiều khi nương
cửa Phật. Trong bài lại có bốn cặp câu lần
lượt nói về “Kiều cầu nguyện” (câu 1,2);
“Kiều ngẫm lại cuộc đời mình đầy
bão tố” (câu 3,4); “Kiều tưởng nhớ mối tình
lỗi hẹn với Kim
Trọng” (câu 5,6); “Kiều dõi theo hình bóng Từ Hải
chết oan vì mình” (câu 7,8). Khi
đổi chỗ các dòng thơ, những điều này
vẫn hiện nguyên
đầy đủ.
Ngoại
trừ bão và dõi, tất
cả các chữ còn lại đều trích từ Truyện Kiều nên bài thơ
nào cũng mang đậm âm hưởng Truyện Kiều.
Mời các bạn
dạo chơi trong vườn thơ đọc xuôi
ngược của Kiều nương cửa Phật.