Chương 2

Định hướng nghĩa của từ

NguyễnĐứcDân

về trang chủ

          1. Ngữ nghĩa các từ hư: Định hướng nghĩa của từ[1]

1.1. Đặt vấn đề

1.1.1. Trong truyền thống Việt ngữ học, từ vựng tiếng Việt được phân thành thực từ và hư từ (cũng gọi là từ hư). Thực từ là những từ có ư nghĩa từ vựng, có chức năng định danh và có thể đảm nhận vai tṛ làm các thành tố chính trong cấu tạo cụm từ và cấu tạo câu.Hư từ không có chức năng định danh, không có thể đảm nhận vai tṛ các thành tố chính trong cấu tạo cụm từ và cấu tạo câu. Hư từ được phân thành ba lớp phụ từ, quan hệ từ và t́nh thái từ gồm trợ từ, tiểu từ và cảm từ (thán từ).Thậm chí về phương diện nghĩa, có người c̣n coi hư từ là những từ rỗng nghĩa (empty word, mot vide) [62]. Những từ sau đây thường được coi là từ hư: tuy, à, vì, nếu, thì, nhưng, vả lại, không, với…Những từ này được coi là có các ý nghĩa tình thái và quan hệ khác nhau, có ý nghĩa phủ định, ý nghĩa nghi vấn, ý nghĩa nhấn mạnh, ý nghĩa thời gian…. Hầu như các nhà Việt ngữ học quan tâm tới từ vựng và ngữ pháp đều đề cập tới lớp từ này. Chẳng hạn [3], [4], [8], [41], [40], [44], [61], [62], [64], [76], [81], [84], [85], [88], [91],…

1.1.2. Chúng tôi muốn lưu ý rằng các từ hư còn có những ý nghĩa khác nữa. Quan sát các câu sau:

(1a) Giá quyển sách này 15 đồng.

(2a) Giá quyển sách này có 15 đồng.

Hai câu này giống nhau ở chỗ đều thông báo về giá sách, nhưng chúng có chỗ khác nhau rất cơ bản. Thật vậy, xét các chuỗi câu thể hiện những lập luận:

(1b) Giá quyển sách này 15 đồng.Rẻ quá.

(1c) Giá quyển sách này 15 đồng.Đắt quá.

(2b) Giá quyển sách này có 15 đồng.Rẻ quá.

(2c) Giá quyển sách này có 15 đồng.*Đắt quá.

Vì sao cả (1b) lẫn (1c) đều là những lập luận chấp nhận được trong khi đó chỉ có (2b) là chấp nhận được c̣n (2c) th́ không?

Trước hết, chúng ta chú ý rằng “rẻ quá” và “đắt quá” là hai câu thể hiện sự b́nh luận, đánh giá của người nói về giá sách. Trong câu (1a) chỉ là sự thông báo về giá sách. Vì thế nó có thể kết hợp, chấp nhận hai sự b́nh luận, đánh giá khác nhau (“rẻ quá” hoặc “đắt quá”). Chính vì trong (2a) đã có sự đánh giá và đó là đánh giá rẻ về giá sách nên nó chỉ có thể kết hợp với “rẻ quá” mà thôi.

Như vậy, nghĩa của câu (2a) gồm hai phần: phần thông báo và phần b́nh luận, đánh giá của người nói. Từ có đã làm cho người nghe nhận ra trong câu (2a) có sự đánh giá của người nói và đó là sự đánh giá rẻ về giá sách. Trong câu (2c), phần đầu là sự đánh giá rẻ đã mâu thuẫn với phần sau có sự đánh giá đắt. Vì thế (2c) không chấp nhận được.

Lại xét câu (3a):

(3a) Tuy nhiên giá quyển sách này vẫn có 15 đồng.

tuy nhiên phản ánh cấu trúc nghịch nhân quả [xem §2. chương 3] nên chúng ta chỉ có thể dùng từ tuy nhiên ở câu trên trong điều kiện sau: Trước (3a) đã có một phát ngôn P và phát ngôn P đã làm cho ta nghĩ rằng giá sách đã thay đổi. Thật vậy, xét hai chuỗi phát ngôn sau:

(3b) Mọi thứ đều tăng.Tuy nhiên giá quyển sách này vẫn có 15 đồng.

(3c) Mọi thứ hầu như không thay đổi. *Tuy nhiên giá quyển sách này vẫn có 15 đồng.

Phát ngôn “mọi thứ đều tăng” làm cho ta nghĩ rằng giá sách đã thay đổi theo hướng tăng lên. Còn phát ngôn “mọi thứ hầu như không thay đổi” làm ta nghĩ rằng giá sách cũng không thay đổi – một điều trái ngược với điều kiện trên đây. Chính vì vậy mà (3c) không chấp nhận được. Thế là, trong câu (3a) ngoài chức năng thông báo, ngoài sự đánh giá rẻ của người nói là hàm ư của (3a), còn có điều kiện dùng của câu đó. Từ “có” đã thể hiện sự đánh giá rẻ của người nói, còn trạng ngữ tuy nhiên đòi hỏi những điều kiện dùng của (3a) như đã nêu. Đó là những cơ chế ngôn ngữ, một cơ chế quy ước chứ không phải là cơ chế hội thoại. Cơ chế hội thoại ở đây được hiểu theo nghĩa của P. Grice [95]. Những hàm ý suy ra nhờ cơ chế hội thoại là ngầm ẩn được giải thích theo nguyên lư cộng tác hội thoại và điều này được cụ thể hoá bằng 4 phương châm hội thoại.

Như vậy nghĩa của câu (2a) và (3a) đều có hai phần: Phần hiển ngôn trong hai trường hợp này là thông báo về giá sách. Phần thứ hai, chúng tôi gọi là sự định hướng nghĩa, ở đó nói lên hàm ý của người nói và điều kiện dùng của câu.

Tóm lại, những cơ chế ngôn ngữ tạo ra điều kiện dùng của một câu và những hàm ý của người nói là những định hướng nghĩa của câu đó.

Trong phần này chúng tôi đề cập, miêu tả và giải thích một số cơ chế định hướng nghĩa trong tiếng Việt.

1.1.3. Trong giao tiếp có nhu cầu trao đổi, đối đáp qua lại. Do nhu cầu cần diễn đạt tế nhị, tránh nói trực diện trong khẳng định cũng như trong bác bỏ mà đã hình thành hàng loạt kiểu định hướng nghĩa khác nhau. Trước hết, đó là các cơ chế thể hiện các hành vi đánh giá, bình luận về sự vật, so sánh, đối chiếu các sự vật, các hành vi thể hiện sự đồng tình, chấp nhận, khẳng định hay bác bỏ ý kiến của người khác, các hành vi thề, hứa, cam đoan, hoặc để bày tỏ thái độ bất bình, không hài lòng, hoặc để gợi ý…

Phần này nghiên cứu những định hướng nghĩa theo lí thuyết các hành vi ngôn ngữ.

1.1.4. Để thể hiện một hành vi ngôn ngữ chúng ta có thể dùng nhiều phương thức ngôn ngữ khác nhau. Những hành vi ấy có thể được từ vựng hoá, nghĩa là ứng với mỗi hành vi đều có ít nhất một từ chuyên dùng để thể hiện nó. Để biểu thị sự hài lòng chúng ta nói “tôi hài lòng về…”, để hứa hẹn chúng ta nói “tôi hứa rằng…”, để bày tỏ ý kiến ta nói “tôi cho rằng…”. Các động từ hài lòng, hứa, cho rằng…là những động từ ngữ vi, hiểu theo nghĩa của Austin [92]. Ngoài động từ ngữ vi, người ta cũng có thể dùng các phương thức khác. Chẳng hạn, để thể hiện hành vi đánh giá ít, chúng ta có thể dùng từ có mà cũng có thể dùng từ thôi: “Giá quyển sách này 15 đồng thôi”.

Như vậy, khi nói rằng một cơ chế ngôn ngữ nào đó được dùng để thể hiện hành vi A, thì điều đó không có nghĩa là hành vi A chỉ được thể hiện duy nhất qua cơ chế đó mà thôi.

1.2. Những tác tử định hướng nghĩa về sự đánh giá

1.2.1. Xét các câu sau:

(1) a. Giá quyển sách này 15 đồng.

     b. Giá quyển sách này có 15 đồng.

     c. Giá quyển sách này những 15 đồng.

Ba câu trên luôn luôn cùng một giá trị chân lư, nghĩa là chúng cùng đúng hoặc cùng sai.Nói cách khác, hiển ngôn của chúng giống nhau.Thế nhưng, (1b) và (1c) còn thể hiện sự đánh giá của người nói. Hai câu này chỉ khác câu (1a) ở chỗ chúng thêm từ có hoặc từ những đứng trước cụm từ định lượng “15 đồng”.Vậy có và những là hai tác tử định hướng nghĩa.

Chúng tôi dùng thuật ngữ tác tử ở đây theo nghĩa những yếu tố tác động vào một từ nào đó trong câu sẽ tạo ra hàm ư – những định hướng nghĩa – bổ sung cho hiển ngôn và do đó định hướng nghĩa cho một lập luận.

Quan sát một số câu khác chứa từ có được dùng với chức năng “nhấn mạnh” theo cách gọi của ngữ học truyền thống: “Tôi cao có 1m55”. “Anh ấy làm được có 1 bài”. “Cô Ba nặng có 40 kg”…Ngoài phần hiển ngôn, qua những câu này người ta muốn nói rằng “Tôi thuộc loại thấp” “Anh ấy làm được ít bài” “Cô Ba thuộc loại nhẹ cân”…Những định hướng nghĩa rẻ, thấp, ít, nhẹ…này phản ánh cơ cấu nghĩa sau đây của tác tử có:

“Khi dùng để định hướng nghĩa, từ có thể hiện sự đánh giá mức độ ÍT về đối tượng được đề cập tới so với mức thông thường hoặc trong một quan hệ đối chiếu nào đó”. Nét nghĩa ÍT này mang tính khái quát, nó đại diện cho các nét rẻ, thấp, ít, nhẹ

Tương tự, từ những thể hiện sự đánh giá mức độ NHIỀU về đối tượng được đề cập tới so với mức thông thường hoặc trong một mối quan hệ đối chiếu nào đó”. Nét nghĩa NHIỀU này cũng mang tính khái quát, nó đại diện cho các nét đắt, cao, nhiều, nặng

Lại xét hai câu khác:

(4) Cháu tôi mới 8 tuổi mà đã cao những 1m20.

(5) Tôi chỉ có 10 đồng mà quyển sách này những 15 đồng.

Trong câu (4), chiều cao 1m20 được coi là nhiều so với trẻ 8 tuổi bình thường.Trong câu (5), giá sách 15 đồng được coi là nhiều so với túi tiền của tôi, chứ không phải là nhiều trong sự đánh giá tuyệt đối.

Không nên lầm lẫn hai từ trên đây với động từ có trỏ quan hệ sở hữu hoặc tồn tại và lượng từ những trỏ số lượng.

Với cương vị là một từ hư, cấu trúc “…có A”biểu thị người nói đánh giá A ở mức độ [ÍT] c̣n cấu trúc “…những A”biểu thị người nói đánh giá A ở mức độ [NHIỀU].

Trong những t́nh huống này, hai biểu thức “…có A“…những Ađịnh hướng cho những lập luận với kết đề theo hai hướng khác nhau, tùy theo A có thuộc tính định hướng dương [ + ] hay định hướng âm [ – ]. Ví dụ:

(6) Trường này có những 100 giáo sư và phó giáo sư.

 (7) Trường này có những 100 giáo sư và phó giáo sư “nằm vùng”.

Lấy câu (6) làm tiền đề chúng ta có thể tạo ra lập luận (8a) nhưng không thể tạo ra lập luận (8b):

(8a) Trường này có những 100 giáo sư và phó giáo sư.Như vậy, chất lượng đào tạo sẽ rất cao.

(8b) Trường này có những 100 giáo sư và phó giáo sư. *Như vậy, chất lượng đào tạo sẽ chẳng ra ǵ.

Trong khi đó nếu lấy câu (7) làm tiền đề th́ t́nh h́nh sẽ đảo ngược.Khả năng chấp nhận kết đề sẽ bị đảo ngược. Nghĩa là chỉ có thể chấp nhận  (9b)  mà không thể chấp nhận  (9a), những kết đề tương tự như của (8a), (8b).

(9a) Trường này có những 100 giáo sư và phó giáo sư “nằm vùng”. *Như vậy, chất lượng đào tạo sẽ rất cao.

(9b) Trường này có những 100 giáo sư và phó giáo sư “nằm vùng”.Như vậy, chất lượng đào tạo sẽ chẳng ra ǵ.

V́ sao vậy?V́ xă hội chấp nhận lư lẽ về quan hệ nhân quả “thầy nào tṛ ấy”, nghĩa là “Thầy giỏi th́ tṛ giỏi, thầy kém th́ tṛ kém” chứ không ngược lại.Mà “giáo sư và phó giáo sư” được mặc định là những người thầy có tŕnh độ cao, những người giỏi.Bởi vậy, câu (8a) là hoàn toàn b́nh thường c̣n (8b) là ngược đời, khó thuyết phục. C̣n trong hai câu (9) từ “nằm vùng” khiến cho “giáo sư và phó giáo sư nằm vùng” lại là những giảng viên hữu danh vô thực, vậy nên đương nhiên kết đề sẽ đảo ngược.

1.2.2.   Chính nhờ những nét nghĩa định hướng khái quát vừa nêu, chúng ta miêu tả và giải thích được nghĩa trong nhiều câu chứa những từ này, mà mới xem thấy rất khó giải thích.

(10) a. Mình nhận thấy cô ấy có yêu cậu.  (Nguyễn Thị Ngọc Tú, Cỏ lồng vực).

b. Chờ mươi phút nữa có lâu là mấy.  (PTD, Những mảnh tàn lá)

c. Có vậy sao?

Chính nhờ nét nghĩa “ít” của từ có mà chúng ta thấy rằng trong câu 10a người nói cho rằng tình yêu đó chưa thể hiện mạnh. Còn “có x là mấy” có nghĩa là “x được coi là không đáng kể” và vì vậy “có lâu là mấy” trong (10b) có nghĩa là “lâu không đáng kể”. Còn (10c) chính là dạng rút gọn của “có ít vậy sao?”. Lại xét:

(11) Tối qua con đi những đâu?

(12) a. Hôm nay trời lạnh quá, những 7 độ.

     b. Hôm nay trời nóng quá, những 37 độ.

(13) Một nụ cười thoáng qua bộ râu của người hầu, Jan những muốn chạy trốn. (MCĐ)

(14) Nuôi con những ước về sau / Trao tơ phải lứa gieo cầu đúng nơi (Truyện Kiều)

Chính nhờ nét nghĩa [+ nhiều] rất khái quát của từ những mà: Ở câu (11), người bố hoặc mẹ cho rằng “Tối qua đứa con đă đi nhiều nơi”. Người con gái trong câu (11) có thể phản ứng lại bằng cách trả lời bác bỏ điểm nhấn những: “Có đâu mà những. Con chỉ sang ôn thi ở nhà cái Ngọc”. Hai từ những trong các câu (12) được dùng theo cùng một định hướng nghĩa. Về thời tiết khi nhiệt độ càng gần 0độ th́ trời càng lạnh, nghĩa là lạnh ở mức độ nhiều, rất lạnh; khi nhiệt độ trên 30 độ, càng xa mốc 30 th́ trời càng nóng, nghĩa là nóng ở mức độ nhiều, rất nóng. Cho nên “những 7 độ” có nghĩa là lạnh lắm và “những 37 độ” có nghĩa là nóng lắm. Trong câu (13), từ những vẫn mang định hướng nghĩa nhiều: “Jan rất muốn chạy trốn vì quá ngượng”.

Vì các định hướng nghĩa rất khái quát nên chúng không nhiều. Do đó, cần và có thể tìm được một tập hợp các định hướng nghĩa trong tiếng Việt, nhờ đó miêu tả và giải thích được nhiều hoạt động nghĩa của từ, đặc biệt là của các từ hư, và qua đó là vấn đề ngữ nghĩa cú pháp của tiếng Việt.

1.2.3.  Làm thế nào xác định được định hướng nghĩa của một từ? Khó mà tìm được câu trả lời khái quát. Tuy nhiên, trong quá trình tìm định hướng nghĩa của từ chúng ta cần chú ý mấy biện pháp sau:

- Bắt đầu nghiên cứu từ những câu đơn giản nhất có chứa từ mà chúng ta quan tâm, đồng thời không chứa các từ tình thái và những từ hư khác.

- Vì các định hướng nghĩa có tính khái quát nên cần hình thức hoá các cấu trúc ngôn ngữ chứa từ mà chúng ta quan tâm. Cấu trúc khái quát của câu “Tuy nhiên, giá quyển sách này vẫn có 15 đồng” là “Tuy nhiên, P”, ở đó P là một câu tường thuật. Khi cho P là những câu cụ thể thì cấu trúc này trở thành những câu cụ thể khác nhau. Phần nghĩa chung nhất của những câu này chính là nghĩa của từ tuy nhiên. Cấu trúc “Tuy nhiên, P” luôn luôn có nghĩa sau: Có những điều khiến ta nghĩ rằng [/tưởng rằng]sẽ không xảy ra P. Nếu muốn nghiên cứu từ vẫn, chúng ta lại hình thức hoá câu (3a) trên đây như sau “Tuy nhiên, x vẫn a”.Hai từ tuy nhiên và vẫn không kết hợp với nhau thành cặp, nghĩa là chúng không nhất thiết xuất hiện đồng thời. Do vậy để nghiên cứu nghĩa của vẫn, trong cấu trúc trên chúng ta có thể lược bỏ “tuy nhiên”. Nghĩa là chỉ cần nghiên cứu những câu có cấu trúc khái quát “x vẫn a”, viết dưới dạng chủ vị là “C vẫn V”. Dễ dàng có hàng loạt ví dụ chứng tỏ rằng cấu trúc đó có một TGĐ là “C tiếp tục ở trạng thái V” hay là “C không thay đổi trạng thái”. Nói cách khác, từ vẫn có một TGĐ (và định hướng nghĩa của nó) là “chủ thể của một sự t́nh không thay đổi trạng thái.

- Cần dựa vào những từ đã biết định hướng nghĩa để xác định định hướng nghĩa của những từ khác.

- Những định hướng nghĩa của từ sẽ tạo ra hướng nghĩa của câu. Vậy cần xây dựng các ngữ cảnh thích hợp của một câu, nghĩa là tìm những câu khác có thể kết hợp với câu đã cho thành những chuỗi câu chuẩn. Chính những chuỗi câu không chuẩn sẽ giúp ta phát hiện được định hướng nghĩa của câu chứa từ được quan tâm.

- Khi gặp một câu chứa nhiều từ định hướng nghĩa thì điều kiện cần để một câu được coi là chuẩn ngữ nghĩa sẽ như sau: Nếu trong một câu có nhiều từ định hướng nghĩa thì các định hướng nghĩa đó không trái ngược nhau.

Ví dụ 1: Chúng ta tìm định hướng nghĩa của kia và thôi. Xét các câu:

(15) Giá quyển sách này 15 đồng à?

(16) Giá quyển sách này 15 đồng kia à?

(17) Giá quyển sách này 15 đồng thôi à?

Các câu trên đều được dùng để hỏi về giá sách. Nhưng ở (16) và (17) đều có thêm sự đánh giá của người nói, giống hệt (1c) và (1b): ở (16) người nói cho rằng giá 15 đồng là đắt, còn ở (17) thì giá đó là rẻ. Kiểm nghiệm điều này như thế nào? Tính đúng sai của những câu sau đây cho thấy rõ điều đó:

(18) Giá quyển sách này có 15 đồng *kia[/thôi] à?

 (19) Giá quyển sách này những 15 đồng *thôi [/kia]à?

Rõ ràng là khi từ kia đi với có hoặc từ những đi với từ thôi thì chúng ta tạo ra những câu sai. Điều đó chứng tỏ rằng các cặp có/ kia, những/ thôi trái nhau về hướng nghĩa. Chuỗi câu “Giá quyển sách này 15 đồng thôi à? Rẻ quá!” chứng tỏ rằng thôi cũng mang định hướng nghĩa ÍT khi dùng trong câu hỏi. Tương tự, trong các câu nói chung và câu hỏi nói riêng, từ kia mang định hướng nghĩa NHIỀU.

Theo nguyên lí tiết kiệm trong ngôn ngữ, hai từ có và thôi không thể đồng nhất với nhau về nghĩa trong mọi trường hợp. Chính vì vậy ta có thể dự đoán rằng khi dùng trong những câu kiểu tường thuật và những câu khác, từ thôi sẽ mang định hướng nghĩa khác. Có thể thấy rằng định hướng nghĩa này liên quan tới nghĩa “kết thúc, dừng lại” của thực từ thôi đồng thời vẫn có sự đánh giá ÍT. Điều này được minh hoạ qua các ví dụ sau:

(20) Tôi nói vậy thôi, anh đừng lo.

(21) Anh làm vậy thôi, làm nữa thì ốm đấy.

(22) Biết duyên mình, biết phận mình thế thôi (Truyện Kiều).

Nếu chúng ta nhìn nhận rằng từ được có nét nghĩa [thuận lợi] thì do từ thôi có nét nghĩa [ÍT] mà cấu trúc “Thôi được, P” có nghĩa là “Điều P mà tôi nói đây ở vào cái mức thấp của sự thuận lợi”. Nói cách khác P là mức thấp có thể chấp nhận được và từ thôi đã chuyển sang thể hiện ý chấp nhận thấp của người nói. Trong khi đó ở cấu trúc “P được thôi” từ thôi tác động vào cả cụm “P được” nên tạo ra nghĩa “P được” ở mức thấp, nghĩa là người nói chấp nhận rằng thực hiện được P ở mức thấp.

Ví dụ 2: Vì từ kia định hướng nghĩa nhiều nên cấu trúc “P kia đấy” có nghĩa sau: Theo quan điểm của người nói thì điều P được coi là cao, là có nhiều giá trị so với đối tượng được đề cập tới. Thông thường người ta nói “Anh ta cũng biết tiếng Anh kia đấy” (nước ta vào năm 1984 c̣n ít người biết tiếng Anh) nhưng ít khi người ta nói “Anh ta cũng biết chữ kia đấy” bởi nước ta đă thanh toán nạn mù chữ. Câu cuối cùng này chỉ được coi là bình thường nếu người ta quan niệm rằng “anh ta” thuộc loại rất kém, còn trong tình trạng tối tăm. Khi đứa bé nói “Con ăn bánh cơ” (một biến thể của kia là ) thì có nghĩa là bánh được đứa trẻ coi là ở mức cao so với thứ khác mà người ta định cho nó.

1.3.  Những định hướng nghĩa về sự khẳng định, chấp nhận, đồng tình, bác bỏ

Những hành vi thường gặp nhất trong tương tác qua lại là những hành vi khẳng định, chấp nhận, đồng tình, bác bỏ, hứa hẹn, thề bồi…

Vì những hành vi ngôn ngữ này rất hay gặp nên những cơ chế ngôn ngữ phản ánh chúng sẽ rất ngắn gọn, rất đơn giản. Vì các từ ngữ phản ánh các hành vi rất khái quát này được dùng rất nhiều nhưng lại không gắn với một nội dung cụ thể, một khái niệm cụ thể nào nên các từ này dần dần đã được “hư hoá”.

Chúng ta minh hoạ những định hướng nghĩa này qua những cơ chế ngôn ngữ gắn với từ thì và với một vài trạng ngữ.

1.3.1.  Sự bác bỏ: P thì có!”. Xét các câu:

(23) a. Thừa một con thì có.

     b. Mày xấu thì có.

     c. [- Tớ rất sợ ma] Ma sợ cậu th́ có.

Có thể phân tích các câu trên theo 3 phương diện: hiển ngôn, điều kiện dùng (tức là tiền giả định của câu, ở đó chỉ rõ ngữ cảnh trước đó của câu), mục đích và phương thức phát ngôn. Với câu (23a) chúng ta có:

Hiển ngôn: Thừa một con.

Điều kiện dùng (TGĐ): Trước đó có một phát ngôn Q mang nội dung đối lập với P, đại để Q sẽ là “thiếu một con”.

Mục đích và phương thức: Bác bỏ Q theo cách khẳng định ý kiến P của mình.

Với câu (23b) chúng ta có:

Hiển ngôn: Mày xấu.

Điều kiện dùng (TGĐ): Trước đó có một phát ngôn Q mang nội dung đối lập với P, đại để Q sẽ là “Nó xấu” hoặc “Em xinh đấy chứ, chị chỉ?”.

Mục đích và phương thức: Bác bỏ Q theo cách khẳng định ý kiến P của mình.

            Câu (23c) có  hàm ư cậu không hề sợ ma.

Khái quát: Phát ngôn “P thì có!” là một hành vi bác bỏ.  Hiển ngôn của câu là P.

Điều kiện dùng (TGĐ): Trước đó có một phát ngôn Q mang nội dung đối lập với P.

Mục đích và phương thức: Bác bỏ Q theo cách khẳng định P.

Lưu ý về sắc thái: Có thể gặp đoạn hội thoại (23c) nhưng không thể gặp đoạn (23d).

(23c) – Anh ấy dạy đại học.

-         Anh ấy dạy cấp 1 thì có!

(23d) - Anh ấy dạy cấp 1.

-         *Anh ấy dạy đại học thì có!

1.3.2.  Sự chấp nhận và đối đáp: (C̣n) y th́ không (à?/chắc?)

Quan sát đoạn hội thoại:

(24) – Nó xấu quá!

     - Mày (xấu) thì có!

Vấn đề đặt ra trong lời đáp này chỉ là ai là người có thuộc tính xấu mà thôi. Chính vì vậy mà trong lời đáp có thể rút gọn đi thuộc tính xấu: “Mày thì có”. Vậy lời đối đáp “y thì có”, ở đó y là một tên gọi, chỉ là một trường hợp riêng của “P thì có”.

Đối lập với cơ chế “y thì có” là cơ chế “y thì không”. Nó được hiểu như sau:

Hiển ngôn: Chỉ nhắc tới tên gọi y.

Điều kiện dùng (TGĐ): Có một phát ngôn P(x) nói về thuộc tính p của x: “x thì p”.

Mục đích và phương thức (»Lược đồ nghĩa): Người nói ngầm chấp nhận TGĐ (ý kiến P(x) của người đối thoại), nhưng lại cho rằng nói điều P(x) là vô nghĩa vì rằng y cũng có thuộc tính p. Thế nghĩa là phát ngôn “(c̣n) y thì không (à/chắc)?” cốt để đánh giá cân bằng giữa hai đối tượng x và y và tạo ra hàm ư hai đối tượng là như nhau thôi.

Lưu ư: không ai tự hỏi ḿnh để phủ định. Nên ở cấu trúc trên y ¹ “tôi/chúng tôi” . Nếu y = tôi/chúng tôi, th́ câu chỉ c̣n là tường thuật. Ví dụ: ‘Nó giỏi các môn tự nhiên, c̣n tôi th́ không’ (suy ra: tôi không giỏi)

1.3.3.  Lối nói không thành thật, hành vi nói đay và nói dỗi: (Còn) y thì b!

*     Hành vi nói đay. Quá trình hội thoại như sau:

(25)    A: “x thì a”, ở đó a mang nét nghĩa âm tính [ - ].

          B: “(Còn) y thì b! (ở đó b đối lập với a, vậy nó mang nét nghĩa dương tính [ + ]).

Đây là hành vi nói đay, một lối nói không thành thật, người đáp có một ngụ ý và người nghe luôn luôn hiểu được ngụ ý đó. Thật thế, khi A chê x là a, còn người đáp B lại “khen” y là b, thì rõ ràng là người đáp không muốn làm ra sự đối lập giữa x và y, bởi vì muốn thực hiện sự đối lập người ta sẽ thêm từ lại: “Còn y lại b”. Do vậy người nghe hiểu ngay là B có ngụ ý chê y: “y cũng a” như x thôi. Chỉ cần nghe một người nói “Còn các bà thì đẹp” là chúng ta biết rằng trước đó các bà này đã chê người khác là xấu quá. Khi đay lại, người ta không bác bỏ điều vừa nghe thấy, nghĩa là người đáp chấp nhận điều vừa được nghe, nhưng “đay” lại rằng các bà cũng không hơn gì: (C̣n) các bà thì đẹp! Tương tự, “Chuột chù chê khỉ rằng hôi./ Khỉ mới trả lời (c̣n) cả họ mày thơm.” (cd)

Lược đồnghĩa:Đây là  HV khen giả tạo nhằm nói đay, tạo ra hàm ư mỉa mai B: Đối tượng B cũng có thuộc tính X sao c̣n chê A.

*     Hành vi nói dỗi. Quá trình hội thoại như sau:

  (26)   A: “x thì a”, ở đó a mang nét nghĩa dương tính [ + ]

            B: “(Còn) y thì b! (ở đó b đối lập với a, vậy nó mang nét nghĩa âm tính [ - ] và y trỏ tập hợp mà B là thành viên trong đó).

TGĐ: Có một phát ngôn khen x có thuộc tínha mang nét  nghĩa dương  tính [+]. 

Lược đồnghĩa: Người nghe là B hiểu ngầm rằng phát ngôn ở TGĐ có hàm ư chê đối tượng y có thuộc tính b (đối lập với a) mang nét nghĩa âm [ –], bèn  tự chê không thật ḷng tạo ra  HV nói dỗi.

Đây là hành vi nói dỗi và cũng là một lối nói không thành thật. Khi nghe A khen x có một thuộc tính tốt a nào đó, B có thể hiểu ngầm là A có ngụ ý chê mình và B đã phản ứng, tự nhận mình có thuộc tính tiêu cực, nhưng trong thâm tâm không hẳn nghĩ như thế. Nó giống lối nói đay ở chỗ cũng chấp nhận ý kiến của người đối thoại, cũng muốn cân bằng lại hai đối tượng x và y. Tự chê mình một cách không thành thật là một cách khẳng định không mạnh mẽ mặt tích cực của mình. Vài ví dụ:

(27) A đi với người yêu là B:

A: Cô này xinh quá. Cả cô kia nữa!

B: Vâng, (còn) em thì xấu thôi!

(28) Chồng: Thằng X may thế, vớ được cô vợ vừa đảm lại vừa xinh.

Vợ:  Vâng, tôi biết, th́ chỉ có mẹ sề nhà ông là vừa đoảng lại vừa xấu thôi.

1.3.4.  Hành vi bổ sung (lư lẽ, chứng cứ): “Hơn nữa, P”. Xét câu 29:

(29) Hơn nữa, giá quyển sách này có 15 đồng.

Người ta chỉ nói “hơn nữa P” khi trước đó đã có một phát ngôn Q nhằm nêu lư lẽ, chứng minh cho một điều gì đó, người đáp đã đồng tình và chấp nhận phát ngôn Q, cũng có thể chính người nói muốn bổ sung, họ nêu thêm P như là một chứng cứ, một lư lẽ bổ sung cho Q. Vậy Q và P sẽ cộng hướng nghĩa lư lẽ cho một lập luận. Nếu như P và Q trái trái định hướng nghĩa lập luận với nhau th́ phát ngôn “Hơn nữa, P” trở thành không chuẩn xác, tức là không phù hợp với tình huống giao tiếp. Trong câu (29) đã có sự đánh giá rẻ về giá sách. Thông thường, đây được coi là sự đánh giá tốt. Trong trường hợp này, chúng ta có thể hình dung ra phát ngôn Q trước đó cũng là một sự đánh giá tốt, như “Quyển sách này rất hay”, “Quyển sách này rất có giá trị”…Nếu trong một cảnh huống đặc biệt, giá rẻ được coi là không tốt thì hướng nghĩa của phát ngôn Q trước đó cũng phải là sự đánh giá không tốt về quyển sách. Xét các câu:

(30) a. Không nên mua quyển sách này làm quà cưới. Nội dung rất xoàng [/*hay] .Hơn nữa, giá quyển sách này có 15 đồng.

b. Nên mua quyển sách này làm quà cưới. Nội dung rất hay [/*xoàng]. Hơn nữa, quyển sách này có 15 đồng.

Quá trình cộng hướng nghĩa lư lẽ xảy ra như sau: Làm quà cưới người ta có khuynh hướng tặng những vật gì có giá trị và sang trọng. Nếu một người cho rằng không nên dùng một vật ít tiền và ít giá trị làm quà cưới thì trong (30a) phải dùng từ xoàng chứ không thể dùng từ hay, có như vậy mới có sự cộng hướng lư lẽ giữa nội dung xoàng với giá tiền ít. Tuy nhiên, nếu một người cho rằng dùng làm quà cưới chỉ cốt ở cái gì tốt và có ý nghĩa, còn giá tiền không quan trọng, rẻ được bao nhiêu hay bấy nhiêu thì trong câu (30b) phải dùng từ hay mới thích hợp, mới có sự cộng hướng nghĩa lư lẽ giữa hay và rẻ.

(31) (Lời b́nh luận của một số sinh viên trường ĐHTH về một đề tài luận văn năm 1978)

A: - Có mỗi từ MÀ mà cũng là một đề tài luận văn.

B: - Mà nào có khó.

C: - Hơn nữa hay ǵ mà hay.

D: - Ấy thế mà…”

Trong đoạn thoại trên, sinh viên A đă chê đề tài luận văn. Sinh viên B chê tiếp.  Trong tiếng Việt, từ “nữa” biểu thị “sự gia tăng về mức độ, cường độ của hoạt động, trạng thái, tính chất” [82], biểu thị “ư bổ sung về số lượng, phải thêm một khoản hay một khoảng nào đó. [82], là “từ dùng để nhấn mạnh ư tăng cường, tiếp thêm” [82].  Chính v́ những ư nghĩa này của từ nữa mà phát ngôn “Hơn nữa, P” của sinh viên C trở thành một hành vi bổ sung lư lẽ cho một lập luận. Phát ngôn “Ấy thế mà…” thể hiện quan điểm ngược lại (x. §2.5.4.chương 3) của sinh viên D.

1.3.5.  Hành vi giải thích: “P mà lại”. Hành vi này được phân tích như sau:

Hiển ngôn: P

Điều kiện dùng (TGĐ): Trước đó có một phát ngôn Q. Theo quan điểm của người đáp, điều Q này là đúng là tất yếu v́ nó là hệ quả của P.

Mục đích và phương thức (lược đồ nghĩa): Nói P để giải thích Q.

Vậy “P mà lại” là một hành vi giải thích. Ví dụ:

(31) – Bài này hay quá!

      - Học sinh giỏi văn mà lại!

(32) – Việc ấy mà giám đốc cũng chịu à?

       - Thủ kho to hơn thủ trưởng mà lại !

Lưu ý: 1) Trong tiếng Việt có cấu trúc “P mà lại Q” như “Đã bảo không đói mà lại cứ ép ăn”. Trong một số trường hợp có thể rút gọn Q và ta chỉ còn “P mà lại” như “Đã bảo không đói mà lại”, lúc này vẫn có thể coi “P mà lại” là một hành vi giải thích cho một điều nào đấy. “Đã bảo không đói mà lại” là một hành vi giải thích cho điều không muốn ăn, từ chối lời mời ăn… 2) Trong phương ngữ Nam Bộ, cấu trúc này được rút gọn thành “P mà.

1.4.   Định hướng nghĩa về sự bày tỏ thái độ

1.4.1.   Trong giao tiếp, ngoài những hành vi bác bỏ, đồng tình với người đối thoại vừa trình bày, chúng ta còn gặp những hành vi bày tỏ những thái độ khác nữa: chê trách, biết ơn, kính nể, phục tùng, bất phục, hài lòng, không hài lòng, thân mật, khinh khi…Ngoài các động từ ngữ vi thể hiện những hành vi này, cơ chế ngôn ngữ thể hiện chúng như thế nào?

Vì tính tế nhị trong giao tiếp, để biểu thị một thái độ nào đó, người ta có thể dùng một cách quy ước, theo một “lô gích” nhất định, một kiểu tổ hợp từ nhất định mà lâu dần chúng ta không thấy được dấu vết qui ước và tổ hợp từ đó được coi là mang tính thành ngữ, có tính “võ đoán”. Chúng tôi thử trình bày phương pháp phân tích tổ hợp từ biểu thị thái độ “không hài lòng” nhằm minh hoạ cho khả năng tìm thấy tính có lư do của những tổ hợp từ bày tỏ thái độ và mang tính thành ngữ.

1.4.2. Khi chúng ta đang không hài lòng về một điều gì đó và trong lời của người đối thoại có nhắc tới từ a, chẳng hạn ăn, cơm, cuốc, gì, sao,…chúng ta bực mình và nói “ăn với chả uống”, “cơm mấy chả cháo”, “cuốc với chả cầy”, “dì mấy chả dượng”, “sao mấy chả trăng”…

Vì sao lối nói trên đây lại được dùng để bày tỏ thái độ không hài lòng?

Về mặt hình thức, lối nói trên đây có dạng

(33) “A với chả B” hoặc biến thể khẩu ngữ “A mấy chả B”, ở đây A-B là một từ, một tổ hợp từ hoặc hai từ rất gần nghĩa về một phương diện nào đó: ăn-uống, cơm-cháo, cuốc-cày, dì-dượng, sao-trăng,…Về nghĩa, cấu trúc bày tỏ thái độ không hài lòng của người nói và A là điều bề ngoài mà người nói biểu thị thái độ trực tiếp không hài lòng nào đó.

1.4.3. Con đường dẫn tới cấu trúc (33) như sau:

Trong lôgic có luật cấm mâu thuẫn. Luật đó phát biểu rằng phán đoán “A và không A” là mâu thuẫn. Nói khác đi, “A và không A”, “A và chẳng A” là một điều vô nghĩa. Từ đó, có A hay chẳng có A cũng thế thôi, và chúng ta đi tới cơ chế lôgic biểu thị thái độ không hài lòng:

(34) A và chẳng A

Từ cơ chế lôgic (34) đi tới dạng thức ngôn ngữ (33) như thế nào?

Một mặt, biến thể của chẳng là chả, mặt khác, từ với cũng được dùng để nối hai

yếu tố đẳng lập, nếu chúng ta tìm được một từ B rất gần nghĩa với từ A về một phương diện nào đó, như cơm và cháo, quần và áo, gio và trấu…thì cặp A-B này biểu thị một phạm trù chung nhất định. Trong ngôn ngữ thường có khuynh hướng tránh lặp lại, vì thế trong cấu trúc (34), người ta thường dùng từ B để thay cho từ A thứ hai.Tới đây, dạng thức lôgic “A và chẳng A” sẽ có dạng thức ngôn ngữ là “A với chả B” là một dạng của (33).Trong khẩu ngữ, biến thể khẩu ngữ của với là mấy, vì vậy chúng ta cũng có lối nói “A mấy chả B”.

Ví dụ: Khi X làm một điều gì đó và Y không hài lòng: X bèn thanh minh và nói “lư do là…”, lúc đó Y có thể bày tỏ thái độ không hài lòng, “không tin vào lư do mà X nêu bằng cách nói “Lư gio mấy chả lư trấu”.

Lưu ý: Có một sự phân biệt tế nhị giữa cấu trúc (33) với cấu trúc “A mấy B”. Trong kết cấu sau, người ta trực tiếp phản ứng, bày tỏ thái độ không hài lòng vào A. Nếu A là một hành động thì đó là sự phản ứng về hành động, như đi với đứng, khóc với mếu; nếu A là sự vật thì đó là sự phản ứng, chê trách sự vật. Nếu tàu hoả chạy quá chậm giờ, chúng ta có thể nói “tàu với xe”. Còn trong (33), người ta có thể biểu thị thái độ không hài lòng thông qua từ A, như “lư gio mấy chả lư trấu”.Ở đây không trực tiếp phản ứng về chuyện gio, trấu như trong “gio với trấu”.

 

2.     Lô gích và sắc thái liên từ tiếng Việt[2]

Trong lô gích có những tác tử lô gích (liên từ lôgích) tương ứng với các liên từ trong ngôn ngữ tự nhiên như tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Đó là các tác tử: phép phủ định ~ được đọc là “không”/ “not”; phép hội Ù được đọc là “và”/ “and”); phép tuyển Ú được đọc là “hay”, “hoặc” / “or”; phép kéo theõ được đọc là “nếu … th́”/ “if...then”. Tuy nhiên, giữa các liên từ ngôn ngữ và các tác tử lô gích có những khác biệt đáng lưu ư. Trước hết chúng ta nêu những công thức về tác tử lô gích [25] có nhiều liên quan tới những liên từ trong ngôn ngữ tự nhiên:

Tính chất phân phối giữa phép tuyển và phép hội :

aÚ (b /\ c) = (a Ú b) /\ (a Ú c)              (2.2.5a)

a /\ (b Ú c) = (a /\ b) Ú (a /\ c)               (2.2.5b)

Phép phủ định của một hội và một tuyển (quy tắc De Morgan):

~ (a /\ b) = (~ a) Ú (~ b)                         (2.2.6a)

~ (a Ú b) = (~ a) /\ (~ b)                         (2.2.6b)

Phép kéo theo:

(ã b) = [(~ b) ̃ (~ a)]                      (2.2.8b)

(ã b) = (~ a) Ú b                                 (2.2.8e)

             = ~ [a /\ (~  b)]                           (2.2.8g)

Chúng ta sẽ minh họa những sự giống nhau và khác biệt giữa liên từ lô gích và liên từ trong ngôn ngữ tự nhiên qua một số ví dụ tiếng Việt và tiếng  Anh.

2.1.  Liên từ và tác tử lô gích Ù . Liên hệ với liên từ and của tiếng Anh.

2.1.1.   Một số cách diễn đạt gần như tương đương với VÀ, AND

Ngoài hai liên từ “và”, “and” trong tiếng Việt và tiếng Anh c̣n có nhiều từ ngữ khác để diễn đạt một cách logic hai sự kiện A và B đồng thời xảy ra, nghĩa là chúng có quan hệ hội A Ù B nhưng với những sắc thái nghĩa khác nhau. V́ vậy chúng gần như tương đương với và, and.

§  Khẳng định: Cả  A  cả [/lẫn] B » vừa A vừa B »Both A and B

(1)              Trước mặt tôi trường Mỹ Lư trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đ́nh làng Hoà Ấp. (Thanh Tịnh, Tôi đi học)

(2)              Cả giám đốc, cả mấy nhân viên trong pḥng đều giúp đỡ cô ấy.

(3)              Cả ông bà cả cha mẹ cô ấy đều giàu.

(4)              Both Ba and Peter damaged the furniture. »Cả Ba lẫn Peter đều làm hỏng bàn ghế.

(5)              She is both beautiful and kind. » Cô ấy vừa đẹp vừa hiền.

§  Phủ định: Cả  A  lẫn  B đều không »  Neither A norB

(6)              Cả Ba lẫn Năm đều không làm hỏng bàn ghế. »Neither Ba nor Năm damaged the furniture.

§  Không chỉA  mà c̣n  B »chẳng những A mà c̣n B

§  Not only A but also B » A as well as B

(7)  Anh ấy chẳng những đẹp trai mà c̣n giàu có.

§  BUT / NHƯNG, CHỨ và các quan hệ ngược hướng ngữ nghĩa

(8)              When I was a small girl like you, Lucy, I was always given either bread and butter or bread and jam, but never bread with butter and jam. » “Liên này, hồi c̣n nhỏ bằng con bây giờ, mẹ luôn luôn chỉ được cho có bánh ḿ vớibơ hoặc bánh ḿ với mứt thôi, chứ chưa bao giờ được cho bánh ḿ với bơ và mứt đâu.

(9)              I’m very sorry for being so late, but my car has broken down three times on the way here. » Tôi xin lỗi đă đến quá trễ, v́ [/*nhưng] trên đường tới đây xe tôi bị hỏng đến ba lần.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp hai liên từ mà,nhưng có thể dùng như liên từ và.Điều này c̣n tùy theo quan niệm của từng người liên quan đến đặc điểm ngữ dụng khi dùng chúng. Ví dụ nếu coi hai thuộc tính nghèo và thân thiện thường không đi đôi với nhau thậm chí ngược hướng nhau th́ ta sử dụng từ “nhưng”. C̣n như nếu quan niệm nghèo và thân thiện đi đôi với nhau th́ lại dùng từ “và”.Ví dụ:

(10)       Cô ta nghèo nhưng thân thiện.

(11)       Cô ta nghèo và thân thiện.

Như vậy yếu tố dụng học góp phần xác định các mối quan hệ ngữ nghĩa do từ nối đem lại.

§  Trong khi  A  th́  B

(12)         Bây giờ  Liên vội vàng  vào thắp đèn, xếp những quả sơn đen lại, trong lúc An đi t́m then để cài cửa cho chắc chắn (TL, Hai đứa trẻ)

(13)         Trong khi tôi nấu cơm th́ chồng tôi giặt quần áo.

Câu đầu được hiểu như sau: Bây giờ Liên vội vàng vào thắp đèn, xếp những quả sơn đen lại An đi t́m then để cài cửa cho chắc chắn.

§  Ngoài  A  c̣n  B.

§  Để trỏ định hướng nghĩa khác nhau giữa A và B c̣n có cấu trúc A th́ x c̣n B th́ y.

(14)       Tôi (th́) làm việc c̣n nó (th́) hát karaoké.

(15)       Tôi sống ở thành thị c̣n hắn sống ở nông thôn. » I live in town and he lives in the country.

(16)         He looked very angry and a shade come over Ernest’s face (Samuel Butler). » Ông ta rất bực tức c̣n Ernest th́ lộ vẻ lo lắng.

(17)         My wife makes all the small decisions, and I make all the big ones…» Bà nhà tôi quyết định những vấn đề nhỏ, c̣n tôi th́ quyết định tất cả những vấn đề trọng đại…

(18)       Thằng c̣ng làm c̣n thằng ngay ăn.(TN) » One beat the bushes and another catches the bird. (TN)

§  A  đồng thời B; Vừa là A vừa là B

§  Cùng với  A  c̣n  (có)  B

§   Dấu phẩy

(19)         Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm (NT). » Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm (chữ ông Huấn Cao) vuông lắm.

(20)         Learn, learn and learn » Học, học nữa, học măi

(21)         And then he screamed and kicked and ran to his father and told him that I was fighting him (H.B. Stowe) »Rồi th́ hắn kêu, hắn đá, hắn chạy đến mách bố hắn là tôi đánh hắn.

      Những câu trên đều biểu hiện quan hệ hội (A Ù B) giữa hai mệnh đề A và B. Tuy nhiên những cách diễn đạt trên c̣n thể hiện những kiểu liên hệ về ư nghĩa khác nhau giữa hai sự kiện A, B  mà điều này (liên hệ ư nghĩa) không được quan tâm trong lôgích mệnh đề. Tức là bên cạnh chức năng logic tạo ra h́nh thức liên kết ngữ pháp đẳng lập c̣n có chức năng ngữ nghĩa.

2.1.2.   Trong tiếng Việt, từ nêu quan hệ liên hội đẳng lập giữa hai thành phần ngôn ngữ, nhưng trong lời nói do trật tự tuyến tính và yếu tố dụng học mà nhiều trường hợp cấu trúc “A và B” c̣n kèm theo những sắc thái nghĩa khác nhau. Lúc đó, nhiều phép hội trong lô gích mệnh đề không c̣n đúng với câu ghép, thậm chí cả câu đơn dùng từ “và” nữa.

a)     VÀ, AND  liên kết hai quan hệ đồng thời. Nhưng thường là liên kết hai hành động, hai sự kiện liên tiếp nhau theo trật tự thời gian.

Quan hệ đồng thời:

(22)       To love and to be loved is the greatest happiness on the earth ( Shakespeare) »“Yêu và được yêu là niềm hạnh phúc lớn nhất trên đời.

(23)       We can and will succed. » Chúng ta có thể và nhất định sẽ thành công.

(24)       Early to bed and early to rise makes a man healthy, wealthy and wise (TN) » Ngủ sớm dậy sớm làm cho người ta khỏe mạnh, giàu có khôn ngoan.

(25)       My friend and  associate» Người bạn và là cộng sự của tôi.

Quan hệ liên tiếp:

(26)       Bát cháo húp xong rồi, thị Nở đỡ lấy bát cháo múc thêm bát nữa (NC).

(27)       He walked into the house and up the stairs. » Anh ta đi vào nhà rồi lên lầu.

(28)       As a small boy, a grow man, and a senile invalid, he had always looked at the gloomy side of life. » Khi c̣n là một đứa trẻ nhỏ, rồi khi trở thành người lớn, và cho đến khi là người già tàn phế, anh ta luôn luôn nh́n cuộc đời tối tăm.

(29)       Miles and miles »Hết dặm này đến dặm khác

Sự liên tiếp có thể xảy ra nhiều lần:

(30)       Some books are to be tasted, others to be swallowed, and some few to be chewed and digested. ( F. Bacon) » Một vài quyển sách th́ lướt qua (¬nếm thử), những quyển khác th́ đọc (¬nuốt), và một số ít th́ nghiền ngẫm (¬nhai) và tiêu hóa.

Giữa hai sự kiện này thường có quan hệ ư nghĩa nào đó khiến chúng không thể đảo ngược trật tự:

(31) We investigated the problem and discovered that it was more complex than we had expected. »Chúng tôi t́m hiểu vấn đề và phát hiện rằng nó phức tạp hơn chúng tôi tưởng.

(32) He fell into a deep sleep and dreamed that he was flying.» Anh ta ngủ say mơ thấy ḿnh đang bay.

            Thường gặp nhất là quan hệ nhân quả, điều kiện kết quả, sự kiện trước là nguyên nhân dẫn đến sự kiện sau:

(33) Tôi biết anh gặp chuyện buồn và hỏi thăm anh. ¹

(34)  Tôi hỏi thăm anh và biết anh gặp chuyện buồn.

(35) Tên cai bước tới và tôi cứ lùi  (BĐA). ¹

 (36) Tôi cứ lùi và tên cai bước tới.

Những câu trong từng cặp (33,34), (35,36) trên đây nghĩa khác hẳn nhau.

(37)  Thoạt đầu phục tài nhau, sau đó đi lại chơi bời và trở nên thân thiết.

(38)  Nhưng một đêm mùa đông rét mướt kia, chẳng biết run rẩy thế nào, lăo già ngă xuống sông và chết ở dưới sông (NC).

Hai sự kiện trong câu (38) không đồng thời xảy ra mà theo thứ tự thời gian ngă rồi mới chết. Nhưng nếu đảo lại “lăo già chết và ngă xuống sông” th́ quan hệ lô gích lại theo thứ tự là chết rồi mới ngă như Từ Hải chết đứng, chỉ khi Thúy Kiều chạm tay vào mới chịu ngă xuống.

Những ví dụ trên đây cũng cho thấy thứ tự có tầm quan trọng đặc biệt khi hai vế liên kết với nhau qua từ .Nó thể hiện quan điểm, tư tưởng của người nói.

Lời tự thuật của Vedi, nhạc sĩ người Ư nổi tiếng như sau:

(39)     Năm 20 tuổi, tôi chỉ nói tới tôi.

Năm 30 tuổi, tôi nói tôi Mozart.

Năm 40 tuổi, tôi nói Mozart tôi.

Năm 50 tuổi, tôi chỉ c̣n nói tới Mozart.

Ví dụ trên đây cho thấy quá tŕnh chuyển biến nhận thức khi tự đánh giá ḿnh ngày càng khiêm tốn hơn của nhạc sĩ Vedi.Năm 20 tuổi th́ ông ta là số 1, ngoài ra chẳng c̣n ai.Năm 30 tuổi nhận ra có thêm Mozart nhưng vẫn ở hạng dưới [“tôi Mozart”]. Năm 40 tuổi mới thay đổi quan điểm: Mozart tài năng hơn ḿnh [“Mozart tôi”].

(40) Trên báo Thanh Nghị có lần một biên tập viên viết bài “Học thuật và hành động” nhằm tách rời và đối lập giữa biết và làm. Đặng Thai Mai viết bài “Hành động và học thuật”. Chỉ đảo trật tự từ giữa hai tiêu đề cũng đủ thấy quan điểm đối lập nhau: Hành động và học thuật bao giờ cũng phải đi đôi với nhau, bổ sung cho nhau.

Một khi “A và B”, “A and B” biểu hiện quan hệ nhân quả nghĩa là A dẫn tới kết quả B th́ đó có thể là một lời b́nh.

(41)  They didn’t like Ba – and that not surprising. »Họ không thích Ba – và điều đó chẳng có ǵ đáng ngạc nhiên.

Trong tiếng Việt có thể dùng từ rồi để kết nối nguyên nhân và kết quả mà vẫn nhấn mạnh tới trật tự thời gian. Do tương hợp nghĩa với khiếncụm từ và rồi cũng có thể dùng để nối nguyên nhân và kết quả. Tương tự, cụm từ and therefore, and then trong tiếng Anh cũng có thể dùng để kết nối nguyên nhân và kết quả.Nhưng từ and nhấn mạnh tới trật tự thời gian c̣n từ th́ không. Do vậy, trong cụm từ và rồi thường lược bớt từ c̣n trong and therefore, and then thường lược bớt therefore, then. Hiện tượng này có thể được giải thích: quy luật vơ đoán của ngôn ngữ cho thấy sau một thời gian sử dụng như and so, and therefore, and then … đă tạo ra một thói quen cảm nhận ngôn ngữ rằng trong andso,therefore, then … nên ư nghĩa của so, therefore, then … chuyển vào and. Ví dụ:

(42) Work hard and you will succed » Hăy làm việc cật lực rồi anh sẽ thành công.

(43)  Take care of the pence and the pounds will take care of. (TN) »Hăy dành dụm từng xu rồi sẽ thành hào thành đồng » Năng nhặt (rồi sẽ)chặt bị (TN).

(44)  Give me some money and (then) I’ll help you escape. »Hăy đưa tôi tiền, rồi tôi sẽ giúp ông trốn thoát.

(45)   He heard an explosion and (therefore) he phoned the police. » Anh ta nghe tiếng nổ nên gọi điện thoại cho cảnh sát.

Hai sự kiện có định hướng ngữ nghĩa ngược nhau về một phương diện nào đó có thể đồng thời xảy ra.Để biểu hiện quan hệ này, lúc đó chúng ta thường dùng những cấu trúc nghịch nhân quả trong tiếng Việt và các liên từ tương phản (contrary) trong tiếng Anh.

Hai liên từ “nhưng” và “mà” trỏ quan hệ nghịch nhân quả [§2. và §3. chương 3] nên trong nhiều t́nh huống chúng biểu thị quan hệ ngược hướng ngữ nghĩa.

Ở tiếng Việt là các cấu trúc  (tuy) A  nhưng B;  Đă A mà vẫn B; Mới A mà đă B

Ở tiếng Anh là các cấu trúc:  » A but B;A and ( in contrast/yet ) B 

Trong những cấu trúc trên, thuộc tính của hai đối tượng A và B luôn luôn có định hướng nghĩa tương phản, trái ngược nhau về một phương diện nào đó.

(46)          Thuở nhỏ tôi cũng được đi học như thím nhưng tôi chỉ học đến quyển Hiếu kinh th́ thôi (NTT).

(47)         Có khoảng 35 ngh́n loài nhện nhưng chỉ có khoảng 10 loài sống theo tập thể.

(48)         Ông hiệu trưởng muốn trả lương Điền bằng tiền mặt nhưng lại không có tiền để trả (NC).

(49)         Anh chồng th́ hiền cô vợ lại nổi tiếng đanh đá.

(50)         Thời bấy giờ có một công chúa tên là Tiên Dung, công chúa xinh đẹp tuyệt trần tuổi đă 18 màvẫn chưa lấy chồng (KTCCTVN).

(51)         Anh ấy không chuyên cần nhưng rất thông minh.

(52)         Chàng đưa tay ra bế con nhưng đứa bé không chịu ( KTCCTVN).

(53)         Tuy cô ấy bận nhưng cô ấy vẫn viết thư đều cho tôi.

(54)         Ba học rất giỏi nhưng anh hắn th́ không. » Ba studied very well but his brother didn’t.

(55)         Anh ấy giầu mà cũng khiêm tốn.

(56)         Bệnh nhân không đi được mà cũng không nói được.

(57)         Cảnh buồn ḷng vui (TH ).

(58)         I’ve spent weeks doing this report, but [/and] they won’t accept it becauce of the typos.»Tôi mất hàng tuần để làm cái báo cáo này nhưng v́ lỗi đánh máy mà không được duyệt.

(59)         Robert is secretive and (in contrast) David is candid. » Robert th́ kín đáo c̣n David th́ lại bộc trực.

(60)         He tried hard and (yet) he failed. » Anh ta chăm học mà lại thi hỏng.

            Trong những cấu trúc “A  (cũng/lại)  B; A but also B”, sự xuất hiện của hai từ cũng, also tạo ra nghĩa đối chiếu khiến cấu trúc này dường như mất đi nghĩa “A, B định hướng nghĩa trái ngược nhau”. V́ vậy lúc này có thể dùng từ và, and thay cho mà, but:

(61)         I like classical music, but I also like Jazz. ® I like classical music, and I also like Jazz. » Tôi thích nhạc cổ điển, nhưng tôi cũng thích nhạc Jazz. ® Tôi thích nhạc cổ điển, tôi cũng thích nhạc Jazz.

Lưu ư: Trong cấu trúc “A nhưng B”, “A but B”, mặc dù A và B xảy ra đồng thời nhưng nghĩa của cấu trúc này luôn luôn theo định hướng ngữ nghĩa của B. V́ vậy, đây là cấu trúc luôn luôn có hàm ư. Có thể dùng để lập luận. Ví dụ:

            Phó tổng giám đốc phụ trách tổ chức:

(62)         Anh X rất giỏi chuyên môn nhưng lư lịch có vấn đề. V́ vậy không thể đề bạt làm giám đốc điều hành được

            Phó tổng giám đốc phụ trách chuyên môn:

(63)         Anh X có vấn đề về lư lịch nhưng rất giỏi chuyên môn. V́ vậy vẫn có thể đề bạt làm giám đốc điều hành được.

(64)         She is beautiful but dumb. » Cô ta đẹp nhưng điếc. (V́ vậy, không thể làm diễn viên kịch được.)

(65)         She is beautiful but poor. » Cô ta đẹp nhưng nghèo. (V́ vậy, không nên lấy cô ấy.)

(66)         He works quickly but accurately. » Anh ta làm nhanh nhưng chính xác. (Loại người này rất cần cho công ty chúng ta)

(67)         Thời gian trôi qua, nhưng ḷng căm thù, oán giận không phai giảm. [V́ vậy] Hằng năm, khi đă củng cố đủ sức lực, Thủy Tinh lại dâng nước lên tấn công Sơn Tinh (KTCCTVN). »Time passed, but his hatred and resentment did not diminish and when his strength was renewed he attacked once more.

(68)         To be a poor man is hard, but to be a poor race in a land of dollars is the very bottom of hardships. » Cam chịu thân phận của một kẻ nghèo đă là điều bất hạnh, nhưngcả một bộ tộc cũng cam chịu nghèo khổ ngay trên mảnh đất đầy phú quí giàu sang th́ quả là [bộ tộc] đang ở dưới đáy sâu của thung lũng đau thương.

 b)  Con người có thể dùng phương thức thứ tự qua từ “và” để thể hiện quan điểm của ḿnh.

(69) Chúng ta phải đem Ivan ra khỏi hồ và tách rời nó với Bessie.

-         Cô muốn nói là chúng ta phải đem Bessie ra khỏi hồ và tách rời nó với Ivan chứ? Dù sao th́ chính Ivan mới là đối tượng chúng ta quan tâm kia mà.

-         Đúng là tôi định nói thế. […] Xin lỗi, tôi đă đảo ngược tên của chúng. (CDCH,134)

            Cần nh́n nhận quan hệ nhân quả giữa hai vế một cách sâu xa. Có thể xảy ra trường hợp vế đầu dẫn tới một điều trung gian, nó mới là nguyên nhân của vế sau:

(70)                     Anh nghe tiếng hát sai lạc và bỗng nhớ nhà.

Không bỗng nhiên mà một anh bộ đội phục viên về công tác ở một cơ quan huyện vắng lặng bỗng nhớ nhà.Tiếng hát sai lạc trong đêm gây ra sự buồn chân. Chính điều này khiến anh ta nhớ quê hương, nơi anh có bao nhiêu kỷ niệm về những lời mẹ ru, những lời hát ví, hát giao duyên…trong những ngày lao động, hội hè…

c)     Liên từ “và” cũng được dùng để liệt kê sự vật.

(71)   Thi ngoại ngữ đạt loại khá và giỏi sẽ được cộng thêm điểm.

(72)   Tổ chức Đảng được lập ra theo đơn vị hành chính và đơn vị sản xuất hoặc công tác. (ĐL)

Hai câu trên có ư nghĩa của một phán đoán tuyển.Phán đoán tuyển đúng nếu có ít nhất một phán đoán thành phần là đúng.V́ vậy trong hai câu trên có thể dùng liên từ hay, hoặc thay cho từ .

Thay cho việc liệt kê tỉ mỉ, người ta có thể liệt kê theo cách liên kết hai yếu tố đối lập để trỏ tổng thể của một sự vật, một hiện tượng.

(73)   Dữ dội dịu êm/Ồn ào lặng lẽ (XQ)

(74)   Anh là mặt trời của em, là […] cuộc sống của em cái chết của em. (QLCMĐ,119)

(75)   Em yêu anh đúng như con người thật của anh, sôi nổi và chóng quên, tận tâm phụ bạc (NHDAT,360)

d) Sự phù hợp nghĩa giữa hai vế trong cấu trúc “A và B”

Quan sát các câu sau:

 (76) a. Ba là cô gái trung thực và hiền lành.

         b.  Ba là cô gái trung thực và sắc sảo.

         c.??Ba là cô gái trung thực và láu cá.

         d. *Ba là cô gái trung thực và thâm hiểm.

         e. *Ba là cô gái trung thực và giảo quyệt.

Các câu trên có cùng một cấu trúc cú pháp, cùng những từ ngữ đứng trước từ , chúng chỉ khác nhau ở một từ đứng sau từ và.Vậy mà chỉ có hai câu đầu là b́nh thường c̣n hai câu cuối không thể chấp nhận được.Riêng câu thứ ba đáng nghi ngờ về tính chuẩn mực. Chỉ có thể giải thích hiện tượng trên nếu chúng ta chấp nhận giả thuyết sau: Trong cấu trúc A và B, từ  đ̣i hỏi sự phù hợp về nghĩa giữa A và B, đồng thời giữa A và B cũng không có những định hướng nghĩa trái ngược nhau.   

Trung thực là thuộc tính của một người tốt c̣n giảo quyệt, thâm hiểm là thuộc tính của một người xấu.B́nh thường, một người tốt th́ không thể có thuộc tính của một người xấu và ngược lại. Chính v́ hai thuộc tính đối lập nhau, trung thực và giảo quyệt, trung thực và thâm hiểm không thể đồng thời tồn tại có trong một người tốt hoặc một người  xấu cho nên hai câu (76d) và (76e) mới không được chấp nhận. Tuy nhiên, với một người b́nh thường có mặt tốt, có mặt xấu hoặc một người tốt có lúc phải chấp nhận cái xấu hoặc một người xấu có lúc lại có những cử chỉ đẹp, hành động đẹp, rồi lại có những t́nh huống dẫn tới đồng thời có cả hai thuộc tính mâu thuẫn nhau th́ câu “A và B” vẫn có thể chấp nhận được dù ở đó A và B là những thuộc tính mâu thuẫn nhau. Hoặc như:

(77) Anh ta rơi vào nghịch cảnh: nhiều tiền và ít bạn.

(78) Ba là cô gái đầy mâu thuẫn, nhiều lúc rất trung thực, và nhiều lúc rất giảo quyệt.

      Nếu có tín hiệu báo trước hoặc giải thích sự mâu thuẫn, không b́nh thường về ngữ nghĩa giữa hai vế  của cấu trúc “A và B” th́ chúng ta có thể chấp nhận sự không phù hợp, không tương hợp về ngữ nghĩa này.

e)  Khái quát

Chúng ta chỉ chấp nhận được cấu trúc “A n B”, ở đó n =và / vừa…vừa / cả…lẫn/ cũng như / đồng thời … nếu như A, B hoặc hàm ư của chúng có sự phù hợp nhau về nghĩa. Cố t́nh vi phạm sự tương hợp về nghĩa theo một thủ pháp bất ngờ là một phương thức để tạo ra câu có hàm ư, những câu châm biếm, v́ trọng tâm thông báo rơi vào điểm cố t́nh vi phạm để tạo ra bất ngờ đó. Ví dụ:

(79) Nhiều anh trai làng thấy cô có sắc lại có vốn, muốn hỏi cô làm vợ để được cưới cả cô lẫn cái vốn của cô (NC).  

(80)  Rồi đùng một cái, Trinh lấy một người ngoại quốc nhiều tiền và nhiều tuổi mới gặp Trinh vài lần (NC).

(81) Ông nói xong, cười gịn tan, mở bộ mành mành mồm cong lên, để hở hàm răng màu không tên là kết quả của những phen vừa ăn trầu, vừa hút thuốc lá, vừa nói khoác (NCH).

(82)  Họ thuộc loại phụ nữ chuyên dự các cuộc hội thảo khoa học và văn chương (TT II,62).

V́ sao câu (82) là cách nói châm biếm?Ngày nay mỗi lĩnh vực khoa học cũng như văn chương đều đ̣i hỏi những kiến thức chuyên sâu.Khoa học và văn chương là hai lĩnh vực khác biệt hẳn nhau với nhiều chuyên ngành khác nhau.Khó có thể có những người có kiến thức uyên bác ở nhiều lĩnh vực khác xa nhau đến như thế. Vậy th́ hàm ư của câu (82) là: đó là những phụ nữ mặc dù không hiểu biết ǵ về khoa học nhưng lại thích dự những cuộc hội thảo khoa học v́ những lư do không dính dáng ǵ tới khoa học.

            g) Cuối cùng, có thể dùng hàng loạt từ “và” để nối một dăy những đối tượng đồng chức năng và tương hợp nghĩa nhằm tạo ra lối nói nhấn mạnh.

(83) (Tôi hiểu anh muốn bảo:) cái mặt tôi lạnh như nước đá ngượng nghịu vô duyên,  lố bịch đủ hết (NC).

Câu (83) tương đương với: (Tôi hiểu anh muốn bảo:) a Ù b  Ù   c  Ù  d  Ù e.Câu này dùng lặp từ nhằm tạo ra sự nhấn mạnh.

(84) Tôi nhắc anh và đây là lần nhắc cuối cùng.

2.1.3.   Hai liên từ và, and. Ngôn ngữ và lô gích

a)     Phép hội lô gích, phép cộng hay phép nhân trong số học có tính đối xứng, nhưng liên từ và, and th́ không.

Nghĩa là: a Ù b = b Ù a; a + b = b + a; a.b = b.a

Nhưng: a và b ¹ b và a; a and b ¹ b and a

Do trật tự tuyến tính, hai từ “và”, “and” dùng để liên kết hai sự kiện xảy ra kế tiếp nhau theo thứ tự thời gian chứ không đồng thời xảy ra, nên:

(85) John tháo giày và nhảy xuống hồ  ¹ *? John nhảy xuống hồ và tháo giày.

» John took off his shoes and jumped in the pool ¹ *?John jumped in the pool and took off his shoes.

Do yếu tố dụng học, chẳng hạn quan hệ nhân quả giữa hai sự kiện, nên “và”  và “and” không thể có tính đối xứng.

(86a) Cô Mai lấy chồng và sinh con.¹ (86b) Cô Mai sinh con và lấy chồng.

  (86c) Mai got married and had a baby. ¹ (86d) Mai had a baby and got married.

Trong câu (86b) và (86d) rơ ràng là cuộc hôn nhân của Mai xảy ra sau khi cô ta có con. Nghĩa là ở câu (86b) người ta sẽ hiểu là cô Mai có con trước khi lấy chồng.  Nghĩa của câu (86d) chắc chắn khác nghĩa với câu (86c).  Nếu Mai là một người phụ nữ vẫn theo quan niệm đạo đức xưa th́ cô ta có thể phản ứng v́ bị xúc phạm là có con rồi mới tổ chức lễ cưới.

Một khi từ “và”, “and” được hiểu theo nghĩa nhân quả th́ người ta có thể thêm từ “rồi”(với tiếng Việt) và “then” (với tiếng Anh):

            (86a)  »Mai lấy chồng và rồi sinh con.

(86c)  » Mai got married and then had a baby.

b)      Mơ hồ về quy chiếu

Liên từ nối hai danh từ làm chủ ngữ trong một câu có thể gây ra hiện tượng mơ hồ.

Kết nối hai danh từ làm chủ ngữ trong câu sẽ không mơ hồ trong những trường hợp sau:

-         Vị ngữ là động từ nội động, như: làm việc, học tập, hát, nói, viết, cười…

(87)  Ba và Năm làm việc.

-         Vị ngữ là những động từ ngoại động đ̣i hỏi bổ ngữ xác định gắn chặt với từng chủ thể, như: viết thư, uống trà, ăn kem, đọc sách…

(88)   Ba và Năm lấy vợ Hàn Quốc.

(89)  Ba và Năm đi gặp người yêu.

Kết nối hai danh từ làm chủ ngữ trong câu sẽ mơ hồ trong những trường hợp sau:

-         Chủ ngữ ở vai tiếp nhận. Lúc đó có thể hiểu là tiếp nhận riêng lẻ từng người một hay là tiếp nhận đồng thời cho cả hai. Ví dụ:

(90)  Ba and Mai have won a prize » Ba Mai vừa nhận thưởng.

Câu trên mơ hồ v́ đây là phần thưởng chung cho hai người hay mỗi người một phần thưởng? Để diễn đạt nghĩa đây là những phần thưởng riêng th́ cần thêm each, mỗi – một: Ba and Mai each have won a prize. »Ba và Mai mỗi người vừa nhận một phần thưởng.

-         Vị ngữ là động từ ngoại động mà bổ ngữ có thể hiểu theo nghĩa phân bố hoặc tổng thể. Ví dụ:

(91) Ba Mai xem một bộ phim Hàn Quốc

(92)  Ba Mai đă mua 5 quyển sách.

(93)  Ba and Bốn visited their uncle(s). »Ba Bốn đă thăm bác ḿnh.

Câu (91) là mơ hồ v́ có thể hiểu hai người cùng xem một bộ phim và cũng có thể hiểu là họ xem hai bộ phim khác nhau.

Câu (92) mơ hồ v́ có thể hiểu con số 5 theo nghĩa tổng thể (tổng số sách hai người mua là 5) hay hiểu theo nghĩa phân bố (mỗi người mua 5 quyển sách)

Câu (93) mơ hồ v́ không biết họ thăm người bác chung của hai người hay họ có những người bác khác nhau?  Nếu là những người bác riêng biệt th́ dùng từ respective (cho tiếng Anh), và mỗi người (cho tiếng Việt) câu sẽ không c̣n mơ hồ.

(93) » Ba and Bốn visited their respective uncles. »Ba và Bốn mỗi người đă thăm bác ḿnh.

c)     Nhau, cùng, cùng (với), với, cũng như, kiêm – những từ chỉ quan hệ tương hỗ, đồng thời – khiến tiếng Việt có thể không cần dùng từ “và”.

(94) Ba and Mai got married.

(95) Ba và Mai lấy nhau.

B́nh thường, câu (94) được hiểu là: “Ba got married” (Ba đi lấy vợ), “Mai got married” (Mai đi lấy chồng), và “Ba and Mai married each other” (Ba và Mai lấy nhau). Nhờ từ nhau mà câu tiếng Việt (95) mất khả năng hiểu Ba và Mai kết hôn với những người khác như ở câu tiếng Anh (94).

(96)  Ba and Mai went up the hill. » Ba với/[cùng] Mai đi lên đồi.

(97) Ba and I walked some distance. »Tôi với Ba đi dạo một quăng.

(98) For the living and dead. »Cho người sống cũng như cho người chết.

(99) She is a receptionist and waiter. »Cô ta là lễ tân kiêm phục vụ bàn.

d)    Ngoài “and”, trong tiếng Anh c̣n những liên từ khác cũng chứa ư nghĩa của một phép hội lô gích kèm theo những ư nghĩa khác. Đó là:but, in contrast with, although, yet, nevertheless, even though, however, still, notwithstanding, despite, on the other hand, in spite of.

(100)  Ba passed but Mai did not. »Ba đỗ nhưng Mai th́ trượt.

(101) In contrast with Ba, Mai failed. » Trái với Ba, Mai đă trượt.

 (102) Ba passed; on the other hand Mai didn’t. » Ba đỗ, c̣n Mai lại trượt.

(103) Although Mai failed Ba passed. » Mặc dù Mai trượt nhưng Ba lại đỗ.

(104) Mai failed, nonetheless Ba passed. » Mai trượt, tuy nhiên Ba lại đỗ.

(105) Even though Mai failed Ba passed. » Mặc dù Mai trượt, nhưng Ba lại đỗ.

(106) Mai failed yet Ba passed. » Mai trượt, tuy vậy Ba lại đỗ.

(107) Mai failed, however Ba passed. » Mai trượt, tuy nhiên Ba lại đỗ.

(108) Mai failed, still Ba passed. » Mai trượt, c̣n Ba lại đỗ.

(109) Notwithstanding Mai’s failing Ba passed. » Despite Mai’s failing Ba passed » In spite of the fact that Mai failed Ba passed » Mặc dù Mai trượt nhưng Ba lại đỗ.

            Tất cả những câu trên đây của tiếng Việt cũng như tiếng Anh đều tương đương với một phép hội lô gích của hai mệnh đề.

e)     Một vài khác biệt: “and” không chuyển thành “và”

            Từ ghép đẳng lập AB của tiếng Việt có thể tương đương với “A and B” của tiếng Anh:

(110) My father is certain to offer you gold and gems, but do not accept them » Cha tôi hẳn sẽ tặng vàng ngọc cho người, nhưng xin người chớ nhận.

(111) This hair cream may be used by men and women. »Dầu chải tóc này hân hạnh phục vụ các ông bà.

            Trong tiếng Anh, có thể dùng từ “and” để kết nối mục đích, nguyên nhân, điều kiện với kết quả. Nhưng tiếng Việt lại dùng “để mà”, “nên”, “th́”:

(112) Try and come early. »Cố gắng () đến sớm nhé.

(113)  Give and take. »Cho đi để mà lấy lại.»có đi có lại.

(114) Wait and see. » (hăy) Chờ () xem.

(115) Tấm khéo bắt cá nên đến cuối ngày th́ đă đầy giỏ …” » Tam fished diligently, and by the end of the day she had a basketful of fish (TC).

(116) His heart is still laden with earthly memories,and his wish shall be granted …

» Tâm hồn chàng c̣n nặng trĩu hoài nhớ đến cơi trần th́ ta cũng nên để chàng toại nguyện …

Trong tiếng Anh, liên từ and phải tường minh khi nối hai yếu tố đẳng lập.Ở tiếng Việt, sự có mặt của “và” có khi chỉ là một lựa chọn.V́ vậy, một số lượng đáng kể từ “và” được lược bỏ hoặc thay thế bằng dấu phẩy hoặc những yếu tố ngôn ngữ khác đậm nét t́nh huống hơn. Ví dụ:

(117) Tấm kể lại đầu đuôi câu chuyện rồi thêm…(TC)»Tam related all that happened and added …

(118) Tấm nghe theo lời khuyên liền bơi ra xa hụp xuống nước để gội đầu tóc …(TC) » Tam listened to this adviced, and swam out into the water to wash her hair …

(119)  Cái điếu cày cái đóm lửa bị năm sáu người chuyền tay, chiếu đi, chiếu lại độ vài ba ṿng, ánh lửa lại tắt, trong điếm chỉ c̣n tiếng nói chuyện ŕ rầm … (NTT) »The bamboo bubble pipe and the torch passed round between five or six men; after several turns the fire died out, and only the hum of conversation was heard.

2.2.   Liên từ hay/hoặc và tác tử lô gích Ú . Liên hệ với or của tiếng Anh

2.2.1.   Trong tiếng Việt hai liên từ hay, hoặc được dùng để liên kết hai thành tố đẳng lập trỏ sự tuyển chọn. Chẳng hạn liên kết hai câu, liên kết hai từ để tạo thành câu ghép đẳng lập, cụm từ đẳng lập mang ư nghĩa tuyển chọn.Theo ư nghĩa này chúng tương đương với liên từ lô gích “Ú” dùng để tạo ra mệnh đề tuyển. Ngoài ra từ hay c̣n được dùng để tạo ra câu hỏi tuyển chọn.

(120)  Anh đi hay cô ấy đi th́ cũng vậy thôi.

(121) Anh đi hay cô ấy đi?

Câu (120) là câu tường thuật c̣n (121) là câu hỏi.

Trong những biện pháp tu từ, từ hay có thể dùng để so sánh:

Mở đầu bài thơ Người con gái Việt Nam, nhà thơ Tố Hữu hỏi “Em là ai? cô gái hay nàng tiên?” Về h́nh thức, đây là câu hỏi tuyển chọn giữa “cô gái” và “nàng tiên” nhưng thực chất đây không phải là câu hỏi tuyển chọn mà ngầm ẩn chứa đựng sự so sánh ẩn dụ: cô gái – anh hùng Trần Thị Lư – đẹp như nàng tiên. Và những câu tiếp theo cũng vậy, là những so sánh dùng từ hay: “Mái tóc em đây hay là mây là suối?/Đôi mắt em nh́n hay chớp lửa đêm giông?”

 Để thể hiện sự tuyển chặt trong lô gích chúng ta dùng từ hoặc:

(122)  Chồng cô Hương sẽ là anh Ba hoặc anh Năm.

(123)  Hoặc anh hoặc tôi sẽ đi Ḥa B́nh chiều ngày mai.

Không thể nói: (124) *Hay anh hay tôi sẽ đi Ḥa B́nh chiều ngày mai;

(124b)  *Hay anh hoặc tôi sẽ đi Ḥa B́nh chiều ngày mai.

Tuy nhiên có thể nói: (124c) ??Hoặc anh hay tôi sẽ đi Ḥa B́nh chiều ngày mai.

2.2.2.   Trong lô gích, phép tuyển có tính đối xứng, nhưng trong tiếng Việt hai từ hay, hoặc  không có tính đối xứng. Trong lời nói điểm nhấn thường được đặt lên câu đầu, vế đầu. Năm 1984, chúng tôi đă hỏi sinh viên ngữ văn năm thứ nhất trường Đại học tổng hợp Hà Nội về cách hiểu và sự khác biệt ngữ nghĩa giữa các câu sau:

(125a) Tôi tín nhiệm anh hay không tín nhiệm anh, điều đó tùy thuộc ở anh.

(125b) Tôi không tín nhiệm anh hay tín nhiệm anh, điều đó tùy thuộc ở anh.

(126a)  Anh khuyên hay tôi khuyên th́ nó đi.

(126b) Nếu anh khuyên hay tôi khuyên th́ nó đi.

(126c) Anh khuyên hay tôi khuyên th́ nó vẫn đi.

Có 62% sinh viên cho rằng hai câu (125a) và (125b) khác nghĩa nhau.Ở (125a) có nhiều khả năng tín nhiệm hơn.Có (33%) cho rằng ở (125b) dường như trước đó đă có sự thắc mắc về điều không tín nhiệm.

Về câu (126a), có 63% cho rằng có thể hiểu theo hai cách, hoặc là câu hỏi hoặc là câu khẳng định. Có 32% cho rằng đó chỉ là câu hỏi.Có một em nói đó là câu khẳng định.

V́ sao có hiện tượng này? Trước hết dạng thức lô gích của câu (126a) là:

aÚ b ̃ c         (I)

Có 95% hiểu rằng có thể nhấn mạnh vào từ hay ở câu (126a) để tạo ra câu hỏi, nghĩa là một câu hỏi tuyển chọn giữa hai câu. Nói cách khác, (I) được hiểu là sự rút gọn của (II) và (126a) là sự rút gọn của (127a):

(ã c) Ú (b̃ c)         (II)

(127a) Nếu anh khuyên th́ nó đi hay nếu tôi khuyên th́ nó đi?

            Có 68% hiểu rằng trong (126a) có thể nhấn mạnh vào từ th́ để tạo ra câu khẳng định.Nghĩa là giữa hai vế của (I) có quan hệ điều kiện-kết quả (nếu…th́…) c̣n từ hay chỉ làm nhiệm vụ tuyển chọn giữa hai thành phần của tiền đề. Lúc này (I) được hiểu là:

(aÚ b) ̃ c       (III)

Trong (126a), nếu thay hay bằng hoặc th́ câu chỉ c̣n được hiểu như (III).Điều này cũng chứng tỏ rằng hoặc chỉ được dùng trong câu tường thuật.

Hai câu (126b) và (126c) được hỏi sau khi sinh viên đă biết rằng câu (126a) có hai cách hiểu. Kết quả về cách hiểu câu (126b):

-          Có 59% hiểu đây là một câu điều kiện-kết quả.

-          Có 18% nói câu này có hai cách hiểu, khẳng định và hỏi.

-          Có 18% nói đây là một câu hỏi.

-          Có 1 sinh viên cho rằng “anh khuyên hay tôi khuyên th́ nó chống lại lời khuyên”

Những kết luận rút ra từ kết quả trên: So với câu (126a), câu (126b) có thêm từ nếu để báo hiệu điều kiện-kết quả thế mà vẫn có 36% người nhận ra đó là một câu hỏi. Điều này chứng tỏ rằng chức năng tạo ra câu hỏi của từ hay rất mạnh.

Kết quả về cách hiểu câu (126c):

-          Có 77% hiểu đây là câu nêu quan hệ khiên cưỡng (lời khuyên của anh hay của tôi đều không có giá trị ǵ với nó).

-          Có 32% hiểu đây là câu nêu quan hệ điều kiện-kết quả.

-          Có 9% hiểu đây là câu khẳng định.

-          Có một sinh viên nói đây là câu hỏi.

-          Có 23% cho rằng câu này có hai cách hiểu.

            Kết quả này lại rất đáng lưu ư ở một phương diện khác: Trong (126c) có thêm từ vẫn và cách hiểu là một câu hỏi hầu như đă biến mất. Điều này chứng tỏ rằng từ vẫn có chức năng tạo ra câu khiên cưỡng hoặc một câu điều kiện-kết quả. Khi nó xuất hiện trong câu th́ chức năng tạo ra câu hỏi tuyển chọn của từ hay đă biến mất. Lúc này hay chỉ có chức năng liên kết tạo ra một vế của câu ghép: hay chỉ c̣n chức năng tuyển chọn hai yếu tố nằm trong tiền đề của cấu trúc điều kiện-kết quả. Cấu trúc đầy đủ của (126c) là Dù A th́ vẫn B:

(126d) Dù anh khuyên hay tôi khuyên th́vẫn đi.

2.2.3.  Mối quan hệ giữa hay : Không có tính phân phối như trong lô gích.

            Trong tiếng Việt cũng như trong các ngôn ngữ tự nhiên khác, v́ thiếu những từ ngữ tương đương với dấu mở ngoặc và đóng ngoặc đơn nên vế trái của hai công thức (2.2.5a) và (2.2.5b) [§2.] thường có dạng

(A)   a hay/hoặc b và c

(B)  a và b hay/hoặc c

ở đó a, b, c là những câu tường thuật.

            Những câu (A), (B) thường mơ hồ. Một số ví dụ về câu dạng (A):

 (128)  Quyển sách ấy tôi sẽ mượn cho anh hoặc tôi sẽ viết thư tới anh Ba nhờ anh ấy mượn cho anh.

 (129)  Adam will take Lucy or Cathy and Diana.

 Hai cách hiểu câu này là: (129a) (Adam sẽ đưa Lucy)  hoặc(Adam sẽ đưa Cathy Diana); (129b) (Adam sẽ đưa Lucy  hoặc Cathy) và (Adam sẽ đưa Diana).

            Không thể khử mơ hồ bằng cách thêm EITHER được. Có thể dùng từ BOTH, nhưng kết quả là câu nghe không được tự nhiên: “Adam will take Lucy or both Cathy and Diana” và câu “Adam will take both Lucy or Cathy and Diana”, những câu này có thể được chấp nhận bằng cách sử dụng ngữ điệu và trọng âm thích hợp.

(130) Angela is Ben’s mother or David’s grandmother and Charlie’s aunt.

            Hai cách hiểu câu này là: (130a) (Angela là mẹ Ben) hoặc là (Angela là bà của David d́ của Charlie); (130b) (Angela là mẹ Ben hoặc là bà của David) (Angela là của Charlie)

            Câu (130b) khẳng định Angela là d́ của Charlie.C̣n không có công thức nào khẳng định Angela là mẹ của Ben, nó chỉ là sự lựa chọn với là bà của David.

            Một số ví dụ về câu dạng (B): a và b hay/hoặc c

(131) Tôi sẽ tham dự hội thảo sẽ có báo cáo khoa học về cải cách hành chính hoặc về chống tham nhũng.

Câu trên cũng như câu (128) lần lượt được hiểu như là vế trái của hai công thức (2.2.5a) và (2.2.5b), nhưng không thể biển đổi thành vế phải của chúng. Chẳng hạn, với câu (131) không ai nói thành:

(131b) Tôi sẽ tham dự hội thảo sẽ có báo cáo khoa học về cải cách hành chính hoặc tôi sẽ tham dự hội thảo sẽ có báo cáo khoa học về chống tham nhũng.

(132) Alice went to Birmingham and she met Cyril or she called on David.

            Có thể dùng ngoặc đơnđể thể hiện hai cách hiểu câu này: (132a): (Alice đến Birmingham) và (Alice gặp Cyril hoặc Alice gọi cho David). Nghĩa là: Alice đến Birmingham nhưng không nhất thiết sẽ gặp Cyril v́ Alice có một lựa chọn khác là gọi cho David. (132b): (Alice đến Birmingham và gặp Cyril) hoặc (Alice gọi cho David). Nghĩa là: Alice không cần phải đến Birmingham và gặp Cyril, v́ có một lựa chọn khác là gọi cho David.

            Muốn dùng câu trên theo một nghĩa xác định th́ thêm either có vai tṛ như một dấu ngoặc đơn:

(132c) Alice went to Birmingham and either she meet Cyril or she called on David.

 (132d) Either Alice went to Birmingham and she met Cyril or she called on David.

Tuy nhiên, do ư nghĩa của các từ ngữ mà tùy trường hợp cụ thể chúng ta thường hiểu chúng theo một cách xác định. Ở câu (128) nói về cách mượn giúp, do vậy mà chúng ta hiểu là a Ú (b Ù c) chứ không hiểu là (a Ú b) Ù c. C̣n ở câu (131) thông báo rằng sẽ dự hội nghị và sẽ báo cáo về một trong hai đề tài, do vậy được hiểu là a Ù (b Ú c). Câu dưới đây có cùng cấu trúc như (131):

(133) Tôi sẽ viết báo cáo cử thư kư đọc thay hoặc là đồng chí phó giám đốc sẽ đến dự hội nghị.

Câu (133) lại được hiểu thành (a Ù b) Ú c.

Lại có những câu dù nội dung ngữ nghĩa đă khá rơ ràng nhưng vẫn không thể biết được nên hiểu như thế nào cho đúng.

(134) Nếu anh đề nghị (Đ) hoặc tôi nêu ư kiến (Y) và trưởng pḥng tài vụ không phản đối (~P) th́ thủ trưởng sẽ kư duyệt (K).

Hai cách hiểu đều có thể chấp nhận được của câu trên là:

(134a)         ((Đ Ú Y) Ù (~P)) ̃ K

(134b)          Ú (Y Ù (~P)) ̃ K

            Tuy nhiên, để khắc phục t́nh trạng thiếu dấu ngoặc, trong ngôn ngữ tự nhiên thường có cách từ ngữ bổ trợ như là những bộ lọc cho phép ta, trong phần lớn các trường hợp có thể hiểu mỗi câu theo một cách xác định. Chẳng hạn, muốn cho câu (134) được hiểu theo nghĩa (134a) chúng ta đặt đấu phẩy sau từ “ư kiến” để từ không c̣n khả năng kết hợp với bộ phận đi trước được nữa. Khi nói, ta không thể đệm câu “Tôi đặt dấu phẩy trước từ ” vào giữa câu (134), lúc này người ta lại dùng công cụ ngữ âm, như ngắt giọng, hoặc thay cho từ bằng cả cụm từ “và tất nhiên nếu”.

Một số ví dụ khác:

(135)   Nga đến Huế cô ta gặp Dung hoặccô ta gọi cho Thúy.

            Hai cách hiểu câu trên là: (135a) Nga đến Huế (cô ta gặp Dung hoặccô ta gọi cho Thúy). (135b) (Nga đến Huế cô ta gặp Dung)hoặccô ta gọi cho Thúy.

(136)   Tư là anh của Sửu hoặc chú của Dần cháu của Măo.

Hai cách hiểu câu trên là: (136a) (Tư là anh của Sửu hoặc Tư là chú của Dần) Tư là cháu của Măo. (136b) Tư là anh của Sửu hoặc(Tư là chú của Dần Tư là cháu của Măo).

            Có thể khử sự mơ hồ bằng cách dùng cặp hoặc … hoặc …

(135a) » Nga đến Huế và hoặc cô ta gặp Dung hoặc cô ta gọi cho Thúy.

(135b) »Hoặc Nga đến Huế cô ta gặp Dung hoặc cô ta gọi cho Thúy.

2.2.4.  Phạm vi tác động (scope) của tiểu từ phủ định

            Một chuyện cười dẫn từ (TTCT, 16.8.2009): Một ông vừa tục huyền, sau l cưới bảo cô v mới:

-  Em yêu, anh có một nhược điểm lớn là hay ghen vô c lắm.

(137) Ôi anh yêu, em s không bao giờ để cưng phải ghen vô cớđâu.

Chuyện cười trên dựa trên hai cách hiểu về phạm vi tác động của cụm từ “không bao giờ” trong câu (137):

(137a) không bao giờ để cưng phải ghen (vô c)®không bao giờ để phải ghen

(137b) không bao giờ để cưng phải ghen vô c®đă ghen là có cớ (có lư do)

Xem xét các câu sau:

(138a) Không phải tôi được điểm 10 hoặc/hay anh được điểm 9.

(138b) Không phải tôi được điểm 10 anh được điểm 9.

(139a) Hắn không uống hoặc/hay gắp liên tiếp.

(139b) Hắn không uống gắp liên tiếp.

            Các câu a được hiểu là phép phủ định của một tuyển ~ (a Ú b), nghĩa là tác tử “không phải” tác động vào cả hai vế của câu. Và chúng được hiểu là:

(138a) » (138c) Không phải tôi được điểm 10 không phải anh được điểm 9.

(139a) » (139c) Hắn không uống hắn không gắp liên tiếp.

            Các câu c được hiểu là phép hội của hai mệnh đề phủ định (~a) Ù (~b).

Như vậy, trong những trường hợp (138a) và (139a) – sự phủ định một câu phức tuyển chọn – th́ tiếng Việt phù hợp với định luật Morgan.

Trái lại câu (138b) được hiểu là sự phủ định của một hội ~ (a Ù b), nghĩa là tác tử “không phải” tác động vào cả hai vế của câu đó. Nhưng câu này cũng vẫn được hiểu như (138c).C̣n câu (139b) th́ mơ hồ. Do vậy trong trường hợp sự phủ định một câu phức liên hội bằng từ th́ quy tắc Morgan không c̣n đúng với ngôn ngữ tự nhiên.

Lưu ư: 

Một hành vi mệnh lệnh phủ định (được từ vựng hóa thành từ cấm ) luôn luôn tác động vào cả hai vế của một câu phức liên hội bằng từ :

(140)  Cấm rẽ trái và bóp c̣i inh ỏi. » Cấm rẽ trái và cấm bóp c̣i inh ỏi.

(141)  Cấm trẻ em hút thuốc lá và uống rượu. » Cấm trẻ em hút thuốc lá và cấm trẻ em uống rượu.

Lưu ư trên đây cũng đúng với những động từ quên, thôi, kiêng, tránh, chối, từ bỏ… là những động từ tạo ra ư nghĩa phủ định bổ ngữ: 

(142) Ba đă quên mang sách và kính.» Ba đă quên mang sách và quên mang kính.

(143) Ba đă thôi học tiếng Trung và tiếng Nhật » Ba đă thôi học tiếng Trung và thôi học tiếng Nhật.

(144) Ba kiêng ăn mỡ và ăn đường.» Ba kiêng ăn mỡ và Ba kiêng ăn đường

Trong các biểu thức miêu tả, từ hay dùng để liên kết những sự vật có thuộc tính gần giống nhau. Khó chấp nhận việc dùng từ hay để miêu tả, tuyển chọn hai sự vật có thuộc tính khác xa nhau. Có thể nói

(145) Tôi thấy một người đi chiếc xe Honda hay Yahama ǵ đó vừa qua đây.

Nhưng không thể nói:

(145b) *Tôi thấy một chiếc xe tải hay xe ḅ ǵ đó vừa qua đây.

Có thể nói:

(146) Chắc đó là một nhà văn hay một diễn viên nào đó.

Nhưng không thể nói (trừ phi muốn châm biếm):

(146b) * Chắc đó là một bộ trưởng hay một tay anh chị nào đó.

2.2.5.  Phép tuyển chặt và tiếng Việt

Phéptuyển chặt ( a\/ b) hay là sự lựa chọn gạt bỏ giữa hai yếu tố a và b được định nghĩa như sau: ( a \/ b) = (a Ú b) Ù~(a Ù b). Từ  định nghĩa này và từ hai công thức (2.2.8e) và (2.2.8g) suy ra: ( a \/ b) = ((~b) ̃ a) Ù (b ̃ (~a))

Để diễn đạt khái niệm này, trong tiếng Việt có những lối nói sau:

( a) (Hoặc) a hoặc b, nhưng không cả hai.

( b ) a, nếu không b.

( c)  a, trừ phi b.

Ví dụ:

(147)      Hoặc là tôi hoặc là vô chính phủ.

(148)      Hoặc là trọng tài hoặc là cầu thủ.Không thể vừa là cầu thủ vừa là trọng tài.

(149)      You can either write or phone to request a copy. » Anh có thể viết thư hoặc gọi điện thoại để xin một bản photo.

Tuy nhiên hai lối nói (b), (c) tạo ra sắc thái nghĩa sau đây: yếu tố a có tầm quan trọng thứ yếu trong sự lựa chọn này.  Hai lối nói (b) và (c) trên đây không tương đương một cách lô gích với phép tuyển chặt. Trong thực tế để thể hiện sự lựa chọn gạt bỏ a không thấy ai dùng lối nói “a, nếu không b và không a nếu b”. Để thể hiện sự tuyển chặt giữa a và b, trong tiếng Việt c̣n có lối nói “[nếu] chẳng [/không] là a th́ là b”, ở đó a và b loại trừ lẫn nhau. Ví dụ lời một thầy bói trong ca dao: “Số cô không giầu th́ nghèo/Ba mươi Tết có thịt treo trong nhà”; “Số cô có vợ có chồng/Sinh con đầu ḷng chẳng gái th́ trai”.

Để nối hai câu đơn tạo ra một mệnh đề loại trừ nhau, tiếng Anh dùng cặp từ either…or… (hoặc là … hoặc là…):

(150)   He spends all his time either listening to the radio or watching television. » Anh ta dành tất cả th́ giờ hoặc để nghe radio hoặc xem vô tuyến truyền h́nh.

(151)  I left my purse either on the table or in the drawer. »Tôi đă để ví của tôi trên bàn hoặc trong ngăn kéo.

(152) Either  Ba  isn’t  an  athlete or  he  isn’t  a musican » Ba không phải là một vận động viên cũng không phải là một nhạc sĩ.

2.2.6.   Một vài so sánh với từ or tiếng Anh

a.      Như chúng ta đă lưu ư, từ hay c̣n được dùng để tạo ra câu hoặc bộ phận câu tuyển chọn [§2.2.1.]. Dạng đầy đủ của loại câu này là “S hay không S”, ở đó S là một câu. Lược bỏ yếu tố lặp lại sẽ được một cấu trúc rút gọn “S hay không”. Cấu trúc tiếng Anh tương ứng là “whether S or (not)”. Tùy nội dung mà câu được hiểu là tuyển lỏng hay là tuyển chọn loại trừ.

Những câu tuyển chặt:

(152) Tôi không biết là tôi có chịu nổi sự đau đớn ở cánh tayhay không. » I don’t know whether I can bear this pain in my arm or not.

(153)  The farmers will have to irrigate whether it rains or not. »Nông dân sẽ phải dẫn nước vào ruộng dù trời có mưa hay không.

(154) I didn’t know whether it was inhabited or not inhabited »Tôi không biết là trên đảo có người hay không.

(155) I did not know whether I was on the continent or on the island. »Tôi không biết là tôi đang ở trên lục địa hay đang ở trên một ḥn đảo.

Những câu tuyển lỏng:

(156)  I thought for a while about this what kind of drelling to make, whether it should be a cave in the earth or a tent upon the ground.»Trong một chốc, tôi suy nghĩ về vấn đề này và xem phải làm loại nhà ǵ, và xem cái nhà đó nên ở trong hang hoặc ở trên mặt đất.

[Nếu có điều kiện và khả năng th́ có thể làm nhà ở cả hai nơi.]

(157) I needed security from savage creatures whether men or beasts.»Tôi cần an toàn và thoát khỏi những loài vật man rợ dù người hay thú dữ.

(là câu tuyển lỏng v́ loài vật man rợ là thú dữ nhưng cũng có thể hiểu là người)

(158) Whether he is at work in the heart of the big city or at home in the quiet suburb, Dick’s life in tied to machine. » Dù ông ta làm việc tại trung tâm thành phố lớn hay ở tại nhà trong vùng ngoại ô yên tĩnh, cuộc sống của Dick đều gắn liền với máy móc.

(Làm tại nhà vẫn có thể gắn với máy móc)

b.      akẻob»anếu không b»aor else b

Lối nói này diễn đạt hành vi cảnh báo “cần thực hiện a để không xảy ra b là điều không mong muốn.” (tức là có quan hệ  lô gích: (~a) ̃ b).  Để diễn đạt nghĩa này, tiếng Anh chỉ cần dùng liên từ or hoặc or else:

(159) Turn the heat down or your cake will burn. »Vặn cho nhiệt độ thấp xuống kẻo cháy bánh đấy.

(160) Hurry up or else you’ll be late. »Nhanh lên không th́ [/kẻo] chậm đấy.

(161) You must go to work or else you’ll lose your job. »Anh phải đi làm nếukhông anh sẽ mất việc.

(162) Pay up or else!» Hăy trả tiền đi, nếu không th́ (sẽ biết tay!)

(163) You’d better give me that book - or else!»Anh nên đưa cho tôi cuốn sách đó – không th́ (liệu đấy!)

c.      Hành vi điều chỉnh: nói chính xác hơn » or rather

(164) We stayed at my friend’s house  or rather at my friend’s parents’ house. »Chúng tôi ở lại nhà bạn tôi, nói đúng hơn, ở nhà bố mẹ của bạn tôi.

(165) He is my cousin or rather  my father’s cousin. » Ông ấy là người anh em họ –  nói đúng hơn là, anh em họ của cha tôi.

d.      Cả hai đối tượng a và b đều bị phủ định

Tiếng Việt hoặc dùng từ để diễn đạt ư nghĩa đồng thời (Không a và không b) hoặc dùng từ cũng để đối chiếu cả hai đều bị phủ định (Không a cũng không b). Tiếng Anh đặt tác tử phủ định trước cả cụm “a or b”,  hoặc dùng cặp “neither … nor …”

(166) He can’t read or write. »Nó không biết đọc cũng không biết viết.»“ Nó không biết đọc không biết viết”.

(167) Theynever dance or sing. Họ không bao giờ nhảy mà cũng không bao giờ hát.

e.    Tức là » or dùng để biểu hiện hành vi giải thích một điều đồng nhất.

(168) An  increase of 50 p, or 10 shillings in old money. » Tăng thêm 50 pence, tức là 10 shillings theo tiền cũ.

(169) A kilo, or two pounds.»Một kilô, tức là hai pao.

(170) Geology, or the science of the earth’s crust.»Địa chất học, tức là khoa học nghiên cứu vỏ trái đất.

6. Từ or » (không biết có phải thế không): người nói băn khoăn đúng sai về một điều vừa khẳng định

(171) He was obviously lying – or was he? » Rơ ràng là nó nói dối – không biết có phải thế không nhỉ?

(172) I need a new coat – or do I. » Tôi cần một cái áo mới – chẳng biết đúng không nữa?

2.3.  Cặp liên từ nếu – th́

2.3.1.Trong câu ghép “nếu A th́ B”, giữa hai vế A, B phải có mối liên hệ ư nghĩa. Ư nghĩa đó có thể là biểu trưng. Chúng ta có thể gặp những câu như:

(173) Nếu anh làm th́ anh chịu trách nhiệm.

(174) Nếu thế hệ này chịu đau th́ thế hệ sau nghe hát (CLV).

Trong loại câu này có thể lược đi từ nối:

(173b) Anh làm th́ anh chịu trách nhiệm.

(173c)  Nếu anh làm, anh chịu trách nhiệm.

Phép kéo theo lô gích “A ̃ B” không đ̣i hỏi có mối liên hệ ngữ nghĩa mà chỉ đ̣i hỏi điều kiện chân lư giữa hai vế. Ví dụ:

(175)  Nếu anh làm th́ 2 > 3

2.3.2.  Công thức (2.2.8e) có nghĩa là phép kéo theo lô gích a ̃ b có thể biểu thị quan hệ tuyển chọn giữa hai mệnh đề ~a hoặc b, có điều này th́ không có điều kia.

Một chương tŕnh của VTV1 cho thấy trong cách mạng tháng 8. 1945, có một đoạn phim về một đoàn người diễu hành giương cao khẩu hiệu “Độc lập hay là chết”. Dưới góc độ của lô gích mệnh đề, khẩu hiệu đó tương đương với câu sau:

(176) Nếu không có độc lập th́ sẽ chết

Ngược lại, chúng ta có thể chuyển một câu tuyển chọn thành một phép kéo theo:

(177) Hoặc bắt đầu ngay hoặc không bao  giờ  đuổi kịp ai » Nếu không bắt đầu ngay th́ sẽ không bao  giờ  đuổi kịp ai.

Tương tự:

(178) Nếu em không xin lỗi bạn th́ bước ra khỏi lớp » Hoặc em không xin lỗi bạn hoặc em bước ra khỏi lớp.

(179)  Nếu tôi không lầm th́ anh là người Sài G̣n » Hoặc anh là người Sài G̣n hoặc tôi lầm.

Ư nghĩa tuyển chặt này có thể được biểu hiện dưới h́nh thức hỏi:

(180) Theo đồng chí, nếu tôi không hiểu lầm th́ tất cả những cái đó đều là phản lại con người phải không ạ?

(181) Nếu tôi không lầm, anh cũng cải thiện bằng cách đó? (NMT3)

2.3.3. (Nếu) không A th́ cũng B

            Đây không phải là một cấu trúc thể hiện sự phủ định mà là thể hiện một hành vi đánh giá, thể hiện sự khẳng định.Nó cũng không phải là một câu điều kiện-kết quả, tuy về h́nh thức th́ có vẻ như vậy. Ví dụ:

(182)  Không thành công th́ cũng thành nhân.

(183)  Cụ ấy già lắm, không 90  th́ cũng đă 86, 87 rồi.

(184)  Cô ấy trẻ quá, không 17 tuổi th́ cũng chỉ 19 tuổi.

(185)   Hắn không từng ngồi tù mấy năm th́ cũng từng nhiều lần bị công an gọi lên đồn.

     Nghĩa: Khẳng định một đối tượng có thuộc tính ở mức độ A hoặc B thấp hơn một chút (A ³ B) với hàm ư đối tượng được nhắc tới tất cả những yếu có thuộc tính mà A, B là những đại diện. Cấu trúc “Không A  th́ cũng B”   được rút gọn từ cấu trúc “Nếu không là A th́ cũng là B”. Đây là mệnh đề lô gích (~A ̃  B). Nó tương đương với  mệnh đề tuyển (A Ú B), tức là khẳng định đối tượnghoặc  ở mức A  hoặc  ở mức B. Do cấu trúc “X cũng…” có TGĐ là “đối tượng X được coi là ngang bằng hay thấp hơn một chút khi so sánh với một đối tượng nào đó” mà từ ‘cũng’ đi kèm  B làm cho B ở mức thấp hơn mức A một chút. Chính v́ vậy mà những câu sau đây không chấp nhận được: (183a ) *Cụ ấy già lắm, không 86  th́ cũng đă 90 rồi.; (184a) *Cô ấy trẻ quá, không 19  th́ cũng chỉ 18 tuổi.

Câu (182) là lời Nguyễn Thái Học bộc lộ quan điểm “thành công ³ thành nhân”với hàm ư ít nhất cũng thành danh (» thành người).

Về tuổi tác th́ tuổi 17 hay 18 đều rất trẻ và 17 trẻ hơn 18 (theo thang độ trẻ: 17 ³ 18) nên câu (184) là một lời khẳng định với hàm ư cô ấy rất trẻ. Tương tự, câu (183) là lời khẳng định với hàm ư cụ ấy già lắm rồi.Chính cấu trúc trên cho ta nhận ra quan điểm của một người nói một câu có cấu trúc đó.Chẳng hạn, một người b́nh luận “Tay A này chắc có người ở nước ngoài, không th́ bố nó phải làm đến chức ǵ to lắm.” (VN, 25.5.1996) Câu trên cho thấy quan điểm của người nói cách đây (2016) 20 năm khi so về mức độ giàu có th́ người nước ngoài hơn một quan chức cao cấp ở Việt Nam.

·        “Đi xe bạt mạng như thế, không sớm th́ muộn cũng bị tai nạn giao thông.” ® sẽ bị tai nạn sớm hoặc bị tai nạn muộn ®tất yếu sẽ bị tai nạn giao thông.

2.3.4.(“Nếu) không (là) A th́ ( là) B à?”

Câu trên có h́nh thức “ (~A) ̃ B”. Theo (2.2.8e), ta có: (~A) ̃ B = A Ú B. Vậy câu hỏi mà chúng ta xem xét có h́nh thức tuyển chọn: “A hay B?” Người ta chất vấn vế B. Mà chất vấn để bác bỏ.[§1.2.]. Yếu tố B bị bác bỏ, vậy cấu trúc trên có hàm ư là sự khẳng định A. Ví dụ:

(186) Không gọi mày th́ gọi con chó à? (DTH)

(187) Chẳng nó th́ c̣n ai làm việc ấy?

2.3.5.V́ lô gích chỉ quan tâm tới giá trị chân lư c̣n ngôn ngữ quan tâm đến cả nội dung ngữ nghĩa nên cách hiểu trong câu điều kiện-kết quả trong tiếng Việt thường không trùng với phán đoán kéo theo lô gích “a ̃ b”. Do vậy, có những tính chất lô gích không áp dụng được cho tiếng Việt. Chẳng hạn trong lô gích, mệnh đề thuận tương đương với mệnh đề phản đảo (công thức 2.2.8b).Nhưng trong tiếng Việt có những t́nh huống không áp dụng công thức này được.Ở đây thứ tự các từ, và tức là thứ tự thời gian; có ảnh hưởng rất lớn tới sự h́nh thành nghĩa của câu. Ví dụ:

(188)    Nếu anh làm lành th́ cô ấy xin lỗi.

(189)    Nếu cô ấy không xin lỗi th́ anh không làm lành.

Theo lôgích h́nh thức, câu (188) tương đương với (189). Lôgích là thế, nhưng mọi người nói tiếng Việt b́nh thường đều hiểu rằng trong câu (188) mặc dù “cô ấy’ sẽ xin lỗi nhưng với điều kiện là “anh” phải làm lành trước th́ cô ấy mới xin lỗi, tức là anh phải nhân nhượng trước; trái lại trong câu (189) th́ cô ấy phải nhân nhượng trước, cô ấy phải xin lỗi th́ anh mới làm lành. Sắc thái ư nghĩa hai câu này khác hẳn nhau.

2.3.6.Cặp liên từ nếu … th́ … được dùng để trỏ quan hệ so sánh đối chiếu

(190)    Nếu như người bố ăn nói nông nổi, th́ hắn lại suy nghĩ rất chi li trước khi cất lời (NK).

(191)   Nếu như Kim Cúc hồn nhiên th́ Đàm Liên rất nhạy cảm (VN,1972).

Trong hai câu trên không hề có quan hệ nhân quả, chỉ thuần túy là sự đối lập giữa hai tính cách: ăn nói nông nổi và suy nghĩ rất chi li; hồn nhiên và nhạy cảm. Ở đây, người ta muốn nhấn mạnh tới phần đứng sau liên từ th́, đó là tính cách quá ư tính toán trước khi nói của người con, đó là sự nhạy cảm của Đàm Liên. Thuộc tính đứng trước liên từ th́ được nêu lên để chuẩn bị nhấn mạnh một điều đối lập quan trọng nêu ở phần sau, ta xét thêm ví dụ:

(192)   Nếu trước kia thái độ chiếm ưu thế trong văn học là phê phán, phủ định và tố cáo th́ ngày nay ngược lại là ca ngợi, khẳng định và biểu dương.

Đôi lúc sự đối lập này chỉ là h́nh thức, hai thuộc tính được nêu không có ǵ đối lập với nhau cả, chúng chỉ là một sự so sánh mang tính chất tu từ.

(193)   Nếu như ở Bắc Bộ có vịnh Hạ Long quanh năm sóng vỗ dập dờn vây quanh hàng ngh́n ḥn đảo nhỏ trong vịnh th́ ở Nam Bộ nơi nghỉ mát được ưa thích nhất, nên thơ nhất lại là Ô Cấp (ĐNNN).

(194)   Nếu Thúy Vân có vẻ đẹp phúc hậu, đoan trang th́ trái lại, Thúy Kiều lại mang một vẻ đẹp sắc sảo mặn mà. Nếu Thúy Vân có sắc đẹp kiều diễm với gương mặt đầy đặn như trăng tṛn, miệng cười như hoa, tiếng nói như ngọc th́ Thúy Kiều lại có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành. Nếu cái đẹp của Thúy Vân khiến cho mây phải thua, tuyết phải nhường th́ cái đẹp của Thúy Kiều khiến cho hoa phải ghen, liễu phải hờn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



[1]Phần này chỉnh lư và bổ sung bài cùng tên  đăng trong Ngôn ngữ, số 2, 1984

[2] Phần này chỉnh lư và bổ sung mục “I. Sắc thái liên từ”, chương XII của [25]