Ngữ nghĩa của cặp từ hư

NguyễnĐứcDân

về trang chủ

1.Cấu trúc nhân quả: Lô gích ngữ nghĩa của từ TH̀[1]

1.1. Những quan điểm  về từ  Th́

1.1.1. Th́ – một từ có nhiều chức năng

Hầu hết các nhà nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt đều coi từ “th́” có nhiều chức năng, trong đó có  chức năng liên từ, trợ từ. Một vài tác giả nói tới những chức năng khác.

1.1.1.1. Chức năng liên từ (c̣n gọi là kết từ)

Hoàng Tuệ [87], Nguyễn Kim Thản [76], Hoàng Trọng Phiến [68], Diệp Quang Ban [2], Trương Văn Ch́nh & Nguyễn Hiến Lê  [10], Trương Văn Ch́nh [9], …coi “th́” là một liên từ.

Nguyễn Kim Thản viết: “Trong các liên từ tiếng Việt, hai liên từ được dùng nhiều nhất là  th́… Liên từ “th́” chỉ biểu thị quan hệ qua lại…Liên từ “th́” có tác dụng quan trọng hơn nữa bởi v́ một ḿnh nó đặt ở đoạn đầu câu chỉ kết quả đă đủ để biểu thị quan hệ  điều kiện kết quả.” [76, 400-402]

Lê Văn Lư cũng coi “th́” là một liên từ nhưng dùng một tên khác: phụ từ tập hợp.Phụ từ này “nối mệnh đề chính với mệnh đề tùy”. Mệnh đề tùy này có thể chỉ thời gian (Khi tôi đi ra th́ nó đi vào), có thể  chỉ giả sử (Nếu sau này bạn muốn nên người hữu ích, th́ bây giờ bạn phải chịu khó học tập) [LVL, 1972, 130]. Câu “Tôi đến th́ anh hẵng đi” được coi là sự rút gọn của câu điều kiện “Nếu tôi đến  th́ anh hẵng đi” [9:165]

Hoàng Tuệ coi “th́”  là “tiểu từ giới trí”(particule médiane), một tiểu loại của liên từ  [87:536]. Chức năng  cơ bản của nó là tham gia tạo  câu phức  kiểu “Nếu  M1th́  M2”, kết nối mệnh đề chính M2 với  mệnh đề phụ M1 chỉ  điều kiện, giả thuyết, trường hợp, thời gian hay không gian.

Diệp Quang Ban [2:212] viết: “Trong câu ghép có quan hệ điều kiện/ giả thiết  - hệ quả … Vế chỉ hệ quả được mở đầu bằng kết từ th́. Cặp kết từ nếu ..th́c̣n có thể nêu lên quan hệ đối chiếu.” Sau này Diệp Quang Ban đă từ bỏ quan niệm hai từ th́, mà là kết từ. Khi bàn về quan hệ từ, tác giả viết “nếu, nếu mà, hễ…diễn đạt quan hệ điều kiện (thường kéo theo từ th́ ở đầu vế câu sau)”; “ diễn đạt một số quan hệ không thật xác định, đó có thể là…quan hệ mục đích, quan hệ hệ quả, quan hệ giả thiết (…thường kéo theo từ th́)” [3:550-551]. Và khi đề cập đến các cặp từ phản ánh quan hệ điều kiện-hệ quả, mục đích , nguyên nhân – hệ quả  của  câu ghép chính phụ, như “nếu…th́, hễ… th́, để …th́, v́… mà, tại …mà…” tác giả chú thích “hai tiếng mà, th́ ở đây là trợ từ.” [3:305]

1.1.1.2.  Chức năng trợ từ  hay là phụ từ đối lập

            Ngoài chức năng liên từ,Nguyễn Kim Thản c̣n coi “th́” là một trợ từ. Theo tác giả, tiếng Việt có ba trợ từ :là, th́ mà. [76:403]. Tác giả Lê Văn Lư, Trương Văn Ch́nh c̣n cho “th́  là một phụ từ đối lập (Anh hát hay quá, tôi th́  không biết hát; Ngoài th́ là lư song trong th́ là t́nh). Trương Văn Ch́nh và Nguyễn Hiến Lê  cho rằng  “Ta thường dùng trợ từ th́ (thời) để phân cách bổ từ thời gian với chủ đề (như: “Sau khi Tây Sơn dứt họ Trịnh th́ bọn cựu thần nhà Lê ở ngoài Bắc, kẻ ra pḥ tân trào, người đi ẩn lánh các nơi”), với chủ từ (như: “Lúc tôi đến th́ anh ấy đi rồi” ), với thuật từ (như: “Hùm thiêng khi đă sa cơ th́ cũng hèn”) [10:563]. Hai ông cũng dùng thuật ngữ trợ từ với ư nghĩa của liên từ: “ta thường dùng trợ từ th́ (thời) để phân tách bổ từ giả thiết với ư chính”. Những ví dụ được nêu cho thấy điều đó: “Việc ấy, giá mà anh không làm th́ tôi cũng làm”; “Máu tham hễ thấy hơi đồng th́  mê”; “V́ chàng thiếp phải ṃ cua. Ví như thân thiếp th́  mua ba đồng” (cd).

            Sự đối lập tạo ra ư nghĩa so sánh. “So sánh hai sự vật hay đem hai sự vật đối với nhau, ta thường dùng trợ từ th́ đặt sau tiếng trỏ sự vật ấy.” [10:607]: “Trai thời trung hiếu làm đầu, Gái thời  tiết hạnh làm câu sửa ḿnh”; “Bà có ruộng th́ ít mà có bạc th́ nhiều” (HBC)

1.1.1.3.  Chức năng tạo ra phụ từ kép

Từ th́ kết hợp với một số  từ khác thành “những phụ từ kép”[LVL, 1972, 132]. Ví dụ: Phần th́…phần th́…; Khi th́… khi th́…; Vậy th́…; Thế th́…

1.1.2.  Th́để đánh dấu đề - thuyết

Không dùng thuật ngữ đề-thuyết, nhưng Trương Văn Ch́nh viết: “từ th́ phân cách phần chủ ngữ được nêu với phần c̣n lại của câu”: “Sức th́ hai người ngang nhau” ; “Gạo th́ có gạo nếp, gạo tẻ” [9:166]. Hoặc: “Từ th́ phân cách bổ ngữ thời gian với phần c̣n lại của câu”: “Lúc tôi đến th́ Giáp đi rồi”; “Hôm nay th́ anh ấy khá rồi”; “Bao giờ th́ Giáp đi?” [10:131].

Cao Xuân Hạo quan niệm: “Th́ là một từ chuyên biệt chỉ đánh dấu đề-thuyết.” [44:124]. Quan niệm cực đoan này đă được mềm bớt đi trong công tŕnh do Cao Xuân Hạo chủ biên sau đó: “Th́  là một từ chủ yếu dùng để phân giới đề-thuyết” [47:25]. Với từ “chủ yếu”, nhóm tác giả đă tránh được những trường hợp từ th́ hiển nhiên không được  dùng  để đánh dấu đề-thuyết, như những  câu được bắt đầu bằng từ th́:

Th́vào chơi nói chuyện vậy. (NCH)

Th́ đồng chí cứ thử xem đây! (TASS được quyền tuyên bố , tr.24)

Th́cứ ra nằm ngoài giường kia mau! (NH)

Th́anh có làm ǵ em đâu. (NNTĐ)

Tuy nhiên Cao Xuân Hạo vẫn phủ nhận tư cách liên từ của th́ và phủ nhận câu phức. Ông viết “Trong logic học, tất cả các quan hệ được biểu trưng bằng liên từ (conjunctions  và disjunctions – quan hệ “và” và quan hệ “hoặc”) đều chỉ mối quan hệ đẳng lập giữa hai mệnh đề  hay hai thành tố  của một mệnh đề. Nhưng trong ngôn ngữ học truyền thống người ta đă thêm một thứ “liên từ phụ thuộc” (thật ra là những giới từ cải trang)”.Ông c̣n viết “Nói tóm lại, câu phứclà sản phẩm của một ảo giác không thể nào dung thứ được” [46:4-5]. Đây là một ngộ nhận  đáng tiếc. Những người ít nhiều hiểu biết về lô gích đều biết rằng tất cả các tài liệu về lô gích đều nói tới tác tử kéo theo, c̣n gọi là liên từkéo theo (É, ̃, implication hay conditional). Và đều nói rằng tác tử này tương ứng  với cặp liên từ  if … then” của tiếng Anh. Ngay cả ở  công tŕnh Semantics của John Lyons, trong mục §6.2 giới thiệu về các phép tính mệnh đề cũng nhắc tới điều cơ bản  này. Tất nhiên, trong lô gích có phép toán chuyển quan hệ kéo theo thành quan hệ tuyển hoặc hội và quan hệ phủ định (Xem dạng thức (Ic), mục §1.2.1.3.). Nhưng điều đó không có nghĩa là không có quan hệ kéo theo trong lô gích và càng không có nghĩa là không có cặp liên từ  nếu …th́ …trong ngôn ngữ tự nhiên.

1.1.3. Ngữ nghĩa của từth́

            Trần Trọng Kim [53,mục §3.2.1.] tuy thấy từ th́ “là  một tiếng tự nó không có nghĩa” nhưng tác giả cũng lại thấy “tiếng th́ làm cho người ta chú ư vào tiếng (hay mấy tiếng) đứng trước, (đó là) a) lặp lại: “Nói th́ ai nói cũng được”, “Mua th́ mua đi cho xong”; b) đối nhau: “Mày th́ gầy, nó th́ béo”

Trương Văn Ch́nh và Nguyễn Hiến Lê có những nhận xét khá tinh tế về cách dùng từ th́.Hai ông phân biệt [10:603]:

(1)  Anh bán bao nhiêu?

(2)  Bao nhiêu th́  anh bán?

(3)  Bao nhiêu anh bán?

Dù bán rồi hay chưa, muốn biết giá ta cũng có thể dùng câu (1). Ta dùng câu (2) khi chưa bán và dùng câu (3) khi đă bán rồi.

Các từ th́, mà trong hai câu trên được Trương Văn Ch́nh gọi là từ hư. Từ  th́ trong câu (2) trỏ quan hệ điều kiện-kết quả “Nếu được bao nhiêu th́ anh bán?”, c̣n trong câu (3) từ lại trỏ quan hệ nguyên nhân- kết quả. Cũng vậy câu “Tiền của nó th́ nó uống rượu, mặc kệ nó” cũng biểu hiện quan hệ điều kiện-kết quả [9:161].

1.2.Lô gích ngữ nghĩa của từth́

1.2.1.  Th́là một liên từ:Hàm ư ngôn ngữ trong câu ghép “nếu …th́”

            Trong mục này chúng ta xét những hàm ư độc lập với ngữ cảnh trong câu chứa cặp liên từ biểu hiện quan hệ điều kiện-kết quả “nếu …th́”. Những hàm ư này khiến một câu có thể có một hành vi ngôn ngữ (HVNN) gián tiếp xác định, như thề bồi, khuyên can, cảnh báo, đe dọa, cấm đoán, khẳng định …

1.2.1.1. Th́ biểu hiện kết quả trong quan hệ điều kiện - kết quả

Liên từ th́ kết hợp với liên từ nếu trong cấu trúc đầy đủ “nếu A th́ B”, ở đó nếu đánh dấu điều kiện A c̣n th́ đánh dấu kết quả B.

 Ví dụ: “Nếu nó có tính tắt mắt th́ tao mất  nhiều lần rồi” (NCH, Mất cái ví); “Nếu mày bán mảnh đất hương hỏa của ḍng tộc th́ cầm dao đâm chết tao đi đă.”

Từ nếu có thể được thay bằng liên từ khác: bao giờ, giá…(tất nhiên tạo ra những khác biệt về sắc thái nghĩa)

Bao giờ cây lúa c̣n bông

Th́ c̣n ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn” (cd)

“Thưa thầy, giá nhà con khỏe khoắn th́ con chả dám kêu” (NCH)

Từ nếu cũng có thể được rút gọn.Ở những câu dưới đây, thêm từ nếu trước phần điều kiện, ta vẫn được những câu đồng nghĩa.Chẳng hạn, “Không nghe lời ta th́ rồi sẽ biết.” (CCPSĐTV) ÛNếu Không nghe lời ta th́ rồi sẽ biết.”; “[Bẩm cụ, từ ngày cụ bắt đi ở tù, con lại sinh ra thích đi ở tù, bẩm có thế,] con có dám nói gian th́ trời chu đất diệt, bẩm quả đi ở tù sướng quá” (NC, Chí Phèo) Û  […]Nếu  con có dám nói gian th́ trời chu đất diệt […]”;  “Ai cũng im th́ xă hội loạn mất” (MVK)  Û  Nếu ai cũng im th́ xă hội loạn mất”;  “Chẳng chóng th́ chầy” Û  “Nếu chẳng chóng th́ chầy”; “Sinh con đầu ḷng chẳng gái th́ trai” Û  “[…] nếu chẳng (là) gái th́ (là) trai”.

1.2.1.2.  Quan hệ nhân quả 

1.2.1.2a. Nhiều hiện tượng, trong tự nhiên cũng như trong xă hội, thường có quan hệ với nhau. Những nhà nghiên cứu phương Tây đă phân chia các câu  ra  làm  nhiều kiểu thể hiện những quan hệ khác nhau: nguyên nhân – kết quả , điều kiện – kết quả , điều kiện phi hiện thực (irreal condition), thời gian-biến cố và sự khẳng định tổng quát (time-event & universal  assertion). Tôi cho rằng nhữngkiểu quan hệ khác nhau trên đây có một đặc điểm chung  mà chúng tôi gọi là  quan hệ  nhân quả, một quan hệ bao chứa những quan hệ trên.

Hai hiện tượng xy có quan hệ nhân quả là khi xảy ra hiện tượng x th́ sẽ  xảy ra  hiện tượng y . Nghĩa là:

(I)                x̃y

Nói cụ thể hơn: Nếu xy là những hiện tượng có nhiều trạng thái th́  khi xuất hiện  x ở trạng thái A  sẽ xuất hiện y ở trạng thái B, c̣n khi xuất hiện x ở trạng thái C  sẽ xuất hiện  y ở trạng thái D… Ví dụ: x biểu hiện tuổi tác, ở đó A = tuổi trẻ, C = tuổi già; y biểu hiện t́nh trạng thể lực, ở đó:  B = khỏe, D = yếu, hoặc y biểu hiện màu tóc, ở đó:  B = tóc đen, D = tóc bạc. Chúng ta sẽ có quan hệ: “Nếu A th́ B” như: Nếu trẻ th́ khỏe; v́ trẻ nên khỏe; hễ trẻ là khỏe, cứ trẻ là khỏe; và nếu trẻ th́ tóc đen; v́ trẻ nên tóc đen; hễ trẻ là tóc đen, cứ trẻ là tóc đen, “nếu C th́ D” như: nếu già th́ yếu; v́ già nên yếu; hễ già là yếu, cứ già là yếu; và nếu già th́ tóc bạc; v́ già nên tóc bạc; hễ già là tóc bạc, cứ già là tóc bạc…

1.2.1.2b.  Cấu trúc ngôn ngữ. Quan hệ này, trong tiếng Việt được thể hiện ở các loại câu  ghép, câu phức và chúng  thành các lập luận:

 - nguyên nhân – kết quả (đề cập tới những sự việc đă xảy ra):chăm học nên nó rất giỏi

-  điều kiện – kết quả (đề cập tới những sự việc chưa xảy ra): Nếu chăm học th́ nó sẽ rất giỏi; Bao giờ A th́ [bấy giờ] B

-  quy luật nhân quả (đề cập tới hiện thực đă từng xảy ra hoặc đề cập tới ḷng tin về sự việc tất yếu xảy ra): Khi có quyết tâm [th́/ là] chúng ta sẽ thành công; Khu này, hễ trời mưa đường lại ngập; Hễ em nào chăm học em đó sẽ giỏi; Cứ vào dịp lễ tết lại lắm tai nạn giao thông; Động có khách nó quấy; Cứ thấy anh nó khóc…

 - giả định – kết quả (đề cập tới điều kiện-kết quả phi thực: giả định về những điều trái với sự việc đă xảy ra): Giá chăm học ngay từ đầu th́ con đâu có trượt…

            Có thể rút gọn liên từ và thường là liên từ thứ nhất, trong những cấu trúc ngôn ngữ này:

(a)  [Nếu] Tao mà ra tay th́ gạo xay ra cám.

(b) [Giá] Bà mà được một cái đệm bông gạo th́ hết cả đau lưng.

(c ) Làm anh thật khó,  nhưng mà thật vui,

[ nếu] Ai yêu em bé,th́ làm được thôi.

(d) Tuy rằng áo rách tày sàng, [nhưng nếu]

Đủ đóng đủ góp với làng th́ thôi.

Vế thứ nhất  có thể   được thay thế bằng một đại từ:

(e) [Nếu]Thếth́ con biết rồi. (NH)

Cả cấu trúc “nếu … th́” cũng có thể chêm trong một cấu trúc khác:

(g) Mà [nếu] có biết [th́ cũng ]không bao giờ mụ ta nói với tôi. (LL)

x  P th́ Q  ¬x[không P th́ thôi chứ nếu X]   P th́ Q . Ví dụ: “Tôi  đă làm th́…” ¬ Nếu tôi  không làm th́  thôi chứ nếu  đă làm th́…

 (h)  Tha ra th́ cũng may đời/ Làm ra mang tiếng con người nhỏ nhen (ND) »  (Nếu)  Tha ra th́ cũng may đời/(Nếu) Làm ra (th́ lại) mang tiếng con người nhỏ nhen

1.2.1.2c. Lưu ư:

1) Những câu trên đều thể hiện quan hệ nhân quả nhưng chúng không hềđồng nhất với nhau.

Ví dụ: Nghĩa của câu “chăm học nên nó rất giỏi”  khác hẳn nghĩa của câu  Nếu chăm học th́ nó sẽ rất giỏi”. Tương tự, nghĩa của những cặp câu dưới đây cũng khác nhau: “Hễ nó đến tôi đi”  và “ nó đến nên tôi đi” ; “Cứ thấy anh nó khóc” , “Mỗi lần trông thấy anh, y như rằng nó khóc” và “ thấy anh nên nó khóc”; “Động có khách nó quấy” và “có khách nên nó quấy”…

Cho nên, chớ v́ thấy hai câu “Hễ nó đến tôi đi”  và “ nó đến nên tôi đi” khác nghĩa nhau mà vội kết luận là câu đầu không thể hiện quan hệ nhân quả. Câu đầu vẫn đáp ứng định nghĩa về quan hệ nhân quả : “Khi xảy ra x (= nó đến) th́ sẽ xảy ra hiện tượng y (= tôi đi)”.

2) Định nghĩa trên đây (§1.2.1.2a.) không hề nói rằng x là nguyên nhân duy nhất của hiện tượng y. Một người bị ghét (y) có thể v́ người đó nói dối (x1), nói bậy (x2), có thể v́ người đó nói năng xách mé kiêu căng (x3), có thể v́ người đó hay gây bè cánh (x4), có thể v́ người đó tham nhũng lại hay thuyết giảng đạo đức (x5) … Vậy th́, trong một câu phức hợp  có thể chứa đựng nhiều quan hệ nhân quả.  Câu “Cứ thấy anh nó khóc, nó nhớ đến bố” phản ánh những quan hệ nhân quả sau: Sự xuất hiện của anh làm  nhớ đến bố: “Cứ thấy anh nó nhớ đến bố” (thấy anh ̃nhớ bố ). Nhớ bố nó khóc: “nhớ bố nên  nó khóc” (nhớ bố ̃ khóc ). Vậy th́ sự xuất hiện của “anh” làm cho nó khóc đă phản ánh  quan hệ nhân quả: “Cứ thấy anh nó khóc” (anh ̃ khóc) . Quan hệ này được h́nh thành thông qua hai quan hệ nhân quả khác:

(thấy anh ̃nhớ bố) Ù(nhớ bố ̃ khóc); hoặc viết theo cách khác:

(thấy anh ̃(nhớ bố ̃ khóc))

      3) Những quan hệ nhân quả này được cộng đồng xă hội chấp nhận. Chúng trở thành những lư lẽ làm căn cứ cho những lập luận trong giao tiếp và thường  được  thể hiện thành những tục ngữ.

      4) Phép kéo theo trong lô gích là một khái niệm cơ bản. Nó phản ánh quan hệ nhân quả.

1.2.1.3.  Cấu trúc ngôn ngữ của những hiện tượng có quan hệ nhân quả

1.2.1.3a. Quan hệ kéo theo và sự suy luận

Từ cấu trúc lô gích (I) dẫn tới những cấu trúc ngôn ngữ : Nếu … th́…; V́ … nên…; Bởi v́…nên…; Do … mà..;  Khi… th́…; Hễ …th́/là…; Cứ … là…; Động … là….

            Những cấu trúc trên có nhiều biến thể khác nhau.

Trong giao tiếp, con người luôn luôn có nhu cầu  suy luận, lập luận. Suy luận theo lô gích và suy luận theo những đặc thù của ngôn ngữ tự nhiên. Chúng  là cơ sở cho những lối nói có hàm ư và những HVNN gián tiếp. 

Quan hệ kéo theo:  (Ia)        Nếu x  th́y    (Tức là:  x̃y)

Quan hệ (Ia) tương đương một cách lô gích với  (Ib), (Ic):

                       (Ib) Nếu không y th́ không x     (Tức là: (x̃y)Û (~ỹ ~x))

                       (Ic) Không x  hoặc là y    (Tức là: (x̃y)Û (~x ) Úy))

            Như vậy, từ quan hệ (Ia) chứa phép kéo theo, có thể chuyển về quan hệ tương đương (Ic) chứa phép tuyển. Ví dụ:

(Ia) Các em chú ư, nếu không giữ im lặng sẽ phải ra khỏi lớp.

Câu (Ia) đồng nghĩa với:

(Ic) Các em chú ư, hoặc là  giữ im lặng hoặc là sẽ phải ra khỏi lớp.

            Có hai loại suy luận: trực tiếp và gián tiếp.  Suy luận trực tiếp  là suy luận một tiền đề. Từ một tiền đề suy ra ngay kết đề. Suy luận gián tiếp  là suy luận hai tiền đề. Từ  hai tiền đề mới suy ra được kết đề. V́ vậy, trong lô gích học truyền thống  phép suy luận gián tiếp c̣n được gọi là phép tam đoạn luận. Hai tam đoạn luận hay dùng nhất nên quan trọng nhất trong lô gích mệnh đề là modus ponens modus tollens.Tiếp đến là tam đoạn luận giả định HS (hypothetical syllogism), c̣n gọi là tam đoạn luận bắc cầu,và tam đoạn luận tuyển DS (disjunctive syllogism).

(MP)    modus ponens:                 (( x̃ y) Ù x) ̃ y

        (“nếu có x th́ có  y” và “có x”. Vậy th́: “có y”. Ư nghĩa của phép suy luận này là: Trong quan hệ kéo theo  th́ x là điều kiện đủ của y. Có x là có y.) Ví dụ: “Ai chuyên cần người đó sẽ giỏi. Ba chuyên cần lắm.Thảo nào, Ba giỏi khác thường.”

            (MT)    modus tollens:                 (( x̃ y) Ù ~ y) ̃  ~ x

        (“nếu có x th́ có  y” và “không có y”. Vậy th́: “không có x”. Ư nghĩa của phép suy luận này là: Trong quan hệ kéo theo  th́ y là điều kiện cần  của x. Không có y là không có x.) Ví dụ: “Nếu đủ tiền anh ấy sẽ mua một căn hộ. Hiện anh ta vẫn chưa mua nổi một căn hộ. Nghĩa là anh ấy vẫn chưa đủ tiền.”

Tamđoạn luận giả thiết, viết tắt là HS:

 (HS)               [(x ̃ y) Ù (y ̃z ) ] ̃( x̃ z)

Tam đoạn luận tuyển, viết tắt là DS:

(DS)                [( xÚ y) Ù ~ x)] ̃y, cũng tức là [( x Ú y) Ù ~ y)] ̃ x                                                                                          Phép suy luận MT có thể xuất hiện dưới dạng t́nh thái.  Ởtiếng Việt, ta có:

(MT1) “nếu có x th́ có  y” và “không muốn  có y”. Vậy th́: “đừng x/ khôngnên x”. »      (MT1)         (( x̃ y) Ù ~muốn  y) ̃  đừng x / không nên  x

Ví dụ: “Nếu sống buông thả, bạn tốt sẽ xa lánh. Ai không muốn bạn tốt xa lánh  th́ (người đó) đừng sống buông thả.”             

 (MT2) “nếu có x th́ có  y” và “không có thể y”. Vậy th́: “phải không có x”, tức là “không thể x”.»

   (MT2)          (( x̃ y) Ù  ~có thể  y) ̃  (phải ~ x)/(không thể x)  

Ví dụ: “Bỏ đi hết thế này th́ ai giúp tôi làm bếp? Bữa nay rất đông khách, cần có người giúp tôi làm bếp. Do vậy, không thể bỏ đi hết  như vậy được.”

      Trong ngôn ngữ tự nhiên, loại câu nhân quả  “Nếu  x  th́ y”, “V́ x  nên y” … có thể được hiểu x đồng thời là điều kiện đủ của y (x̃y) đồng thời là điều kiện cần của y  (~x̃ ~y) ” [25:238]. Có thể giải thích điều này như sau: V́ (x ̃ y) Û (~y ̃ ~x), nên trong phép kéo theo x ̃ y nếu x chỉ có hai khả năng x hoặc ~x th́ từ ~x sẽ suy ra ~y. V́ nếu trái lại, tức là  ~x ̃ y, hóa ra y luôn luôn xảy ra độc lập với x, dù có x hay không có x. Vậy th́ trong trường hợp này có một quy  tắc về hàm ư sau đây:  ((x ̃ y) Ù ~x) có hàm ư là ~y. Nói cách khác, trong trường hợp chúng ta hiểu xlà điều kiện đủ duy nhất của y.Kết quả là chúng ta có tam đoạn luận MV đặc thù của ngôn ngữ tự nhiên:

(MV)                  (( x̃ y) Ù ~x) ̃ ~y

Tức là: “nếu có x th́ có y” và “không có x”. Vậy th́: “không có y”. Điều này cũng có nghĩa là  câu “không có X (th́) Y”sẽ có hàm ư “X th́ không Y”.

Ví dụ: 1) “Không có đàn bà, nhà cửa thế đấy” (KL,Vợ nhặt)

 2) “Bao giờ cho chuối có cành/ Cho sung có nụ cho hành có hoa/ Con chim bay vụt qua nhà/ mà biết đực, cái th́ ta lấy ḿnh.” (cd)  Không có chuyện chuối có cành,  sung có nụ ,  hành có hoa. Và cũng không thể biết được là chim đực hay chim cái nếu thoáng thấy nó bay vụt qua. Do vậy, chẳng bao giờ có chuyện ta lấy ḿnh!

(MV1) “Nếu có x th́ có y” và “không muốn x”.Vậy th́ “đừng y/ không nên y”. Tức là: (( x̃ y) Ù ~muốn  x) ̃ đừng  y/ không nên y

Ví dụ: “Muốn mạt vận th́ mới dính vào ma túy. Con muốn thành đạt, đúng không? Vậy đừng có dại mà dính vào ma túy.”

1.2.1.3b.  Phương pháp khái quát để xác định hàm ư trong câu ghép có từ “th́

            Hàm ư của những câu ghép, ở đó “th́” giữ chức năng liên từ, hầu như đều có thể được xác định theo một phương pháp khái quát. Đây là những hàm ư ngôn ngữ v́ chúng độc lập với ngữ cảnh. Chính những sơ đồ suy luận MT, MT1, MT2, MV, HS   là cơ sở lô gích cho những lối  nói có hàm ư vàcho các HVNN gián tiếp  thề bồi, khuyên can, cảnh báo, đe dọa, cấm đoán, khẳng định …

Nếu một hành vi tại lời  A dẫn tới một hành vi tại lời khác là B th́ ta nói hành vi A có HVNN gián tiếp là B, hay B là HVNN gián tiếp của A [26]. Theo nghĩa này, những câu trên đây nói riêng và tất cả những câu nào có hàm ư thể hiện một hành vi ngôn ngữ đều là những câu có HVNN gián tiếp.

Trước hết, chúng ta lưu ư rằng trong câu ghép “Nếuxth́y”, có thể rút gọn từ “nếu”.  Điều này đă được nhiều nhà nghiên cứu nhắc tới. Do vậy, nhiều câu ghép vắng liên từ “nếu”  nhưng  vẫn biểu hiện quan hệ lô gích “x ̃ y”. Chẳng hạn, đó là loại câu “x th́ mới y”.Chúng ta vẫn có thể vận dụng những công thức nêu ở mục trên để xác định hàm ư cho những câu loại này.

Chúng ta minh họa phương pháp xác định hàm ư này qua một số ví dụ.

(1) Tôi mà nói dối th́ tôi làm con cho anh.

Bước 1: Câu đă cho có cấu trúc “nếu x th́ y”, tức là: x ̃  y

     (1)   Û (1b) Nếu tôi  nói dối th́ tôi làm con cho anh.

Ở câu trên, x = tôi nói dối; y = tôi làm con cho anh

Bước 2: Trong thực tế tôi không phải là con anh (và thôngthường, ai cũng phải giữ thể diện, không muốn làm con cái, tôi tớ người khác). Nói khác đi, y  là một điều  sai. Tức là  ta không có y, hay là có  ~ y.

Bước 3:  Kết hợp những điều có được từ bước 1 (x ̃  y) và bước 2  ( ~y), ta được:

(x̃  y) Ù( ~y)

Điều này hội đủ hai tiền đề  của phép suy luận MT. Do đó suy ra kết đề ~ x = Tôi không nói dối. Đây là hàm ư của câu (1).Đó là điều cần chứng minh.

Chúng ta áp dụng thao tác 3 bước trên đây để xác định hàm ư của các câu (2) – (4) dưới đây :

 (2) Thả hết ra th́ c̣n mặt mũi nào. (NMT)

Bước 1: Câu (2) có cấu trúc “nếu x th́ y”, tức là: x ̃  y

(2) Thả hết ra th́ c̣n mặt mũi nào.  ÛNếu thả hết ra th́ c̣n mặt mũi nào.

Ở câu trên, x = thả hết ra; y = c̣n mặt mũi nào = (chúng ta) sẽ mất thể diện.

Thật vậy, y =  “c̣n mặt mũi nào” là một câu chất vấn. Mà chất vấn để bác bỏ. Vậy y = “(chúng ta) không c̣n mặt mũi nào”. Mà bác bỏ yếu tố phiếm định là bác bỏ tất cả.[§1.2. chương 1]. Tức là  chúng ta sẽ mất hết thể diện.

Bước 2: Trong thực tế không ai muốn  mất hết thể diện. Tức là   không muốn  y = “~muốn y.

Bước 3:  Kết hợp những điều có được từ bước 1 (x ̃  y) và bước 2  ( ~muốn y), ta được:  (x ̃  y) Ù (~muốny)

Vậy là hội đủ hai tiền đề của phép suy luận MT1. Do đó suy ra kết đề “đừng  x” / “không nên x”. Kết đề này là một lời khuyên “không nên thả hết ra”.

(3) Không nghe lời ta  th́  rồi sẽ biết tay ta. (CCPSĐTV)

Bước 1: Câu đă cho có cấu trúc “nếu x th́ y”, tức là: x ̃  y

 (3) Không nghe lời ta th́ rồi sẽ biết tay ta .ÛNếu  không nghe lời ta th́ rồi ngươi sẽ biết tay ta.

Ở câu trên, x = (ngươi) không nghe lời ta; y = ngươi sẽ biết tay ta.Dễ chấp nhận rằng, “ngươi sẽ biết tay ta” là một lời đe dọa  đại để như  ta sẽ làm ngươi khốn khổ, điêu đứng…Vậy y = ngươi sẽ bịkhốn khổ, điêu đứng.

Bước 2: Trong thực tế không ai muốn bị  khốn khổ, điêu đứng. Tức là “ ~muốn y”.

Bước 3:  Kết hợp những điều có được từ bước 1 (x ̃  y) và bước 2  (~ muốn y), ta được:     (x ̃  y) Ù (~ muốn y)

Vậy là hội đủ hai tiền đề  của phép suy luận MT1. Do đó suy ra kết đề “đừng x”, tức là: “đừng không nghe lời ta”.

Nếu hiểu “~ muốn y” dẫn đến “không thể để xảy ra  y” bằng mọi cách, th́ bước 2  có nghĩa là “ không thể y”. Đó là tiền đề thứ hai của phép suy luận MT2. Lúc này,  kết đề sẽ là “không thể x”, tức là “không thể không nghe lời ta”.  Nói cách khác hàm ư của câu đó là lời đe dọa: “phải nghe lời  ta.”

Trong những bước trên, việc xác định đúng  bản chất của cấu trúc câu được nêu (bước 1) đặc biệt quan trọng. Bước 2 là bước “trong thực tế không nên, không thể như vậy, như vậy là sailàm cầu nối đi tới  tiền đề thứ hai của các phép suy luận  MT. Để làm rơ điều này, chúng ta xét thêm  ví dụ (4):

(4)  Mày mà thi trượt đại học th́ đừng có trách.

Bước 1: (4)  Û  (4b) Nếu mày  thi trượt đại học th́ mày đừng có trách.

            Dễ chấp nhận rằng, “mày đừng có trách” là một lời đe dọa  đại để như  ta sẽ   thực hiện một điều  z  không tốt đối với mày, làm mày khốn khổ, đánh đ̣n chẳng hạn. Do vậy:

 (4)  Û (4b) Û Nếu mày thi trượt th́ ta sẽ đánh đ̣n.

Vậy câu đă cho có cấu trúc “nếu x th́ y”, tức là: x ̃  y.  Ở đó :        

x = mày thi trượt đại học; y = ta sẽ đánh đ̣n.

Bước 2: Trong thực tế không ai muốn bị  khốn khổ, không ai muốn bị đánh đ̣n. Tức là: “~ muốn y”.

Bước 3:  Kết hợp những điều có được từ bước 1 (x ̃  y) và bước 2  (~ muốn y ), ta được:     (x ̃  y) Ù (~ muốn y)

Theo luật MT1, sẽ suy ra “đừng x”, hay là “mày đừng thi trượt”.

C̣n như ở bước 2, từ “không ai muốn bị đánh đ̣n” dẫn tới quan niệm “không thể để bị đánh đ̣n, tức là “~ thể (để bị)  y”. Lúc này, áp dụng luật suy diễn MT2, chúng ta sẽ suy ra hàm ư “mày phải không  thi trượt đại học”. Tức là “mày phải thi đậu đại học.”

            Với câu “(Bố tạm tin con.) Nếu bố hỏi cô giáo mà không phải vậy th́ con đừng có trách!” Nội dung  của vế thứ nhất “Nếu bố hỏi cô giáo mà không phải vậy” được rút gọn thành  “Nếu không phải vậy” đồng nghĩa với  “Nếu con nói dối”. Do vậy câu “Nếu bố hỏi cô giáo mà không phải vậy th́ con đừng có trách!” đồng nghĩa với “Nếu con nói dối th́  đừng có trách!”. Tới đây, dễ dàng suy ra hàm ư của câu trên là “con không được nói dối”.

            Theo cách làm trên, chúng ta dễ dàng suy ra hàm ư của những câu nhân quả.

Câu “Cứ thế này th́ có mà đi ăn mày.” (Đời thừa, NC) có hàm ư là một lời vận động, tự nhắc nhủ không thể như thế này măi được.

Hai câu dưới đây có hàm ư là những  lời khuyên. Câu “Nếu ḿnh là cậu th́ ḿnh sẽ cưới cô ấy.” là lời khuyên “cậu nên cưới cô ấy.”Câu “Nếu cậu không nói th́ cô ấy sẽ hiểu lầm đấy.” cũng là lời khuyên “cậu cần phải nói với cô ấy.”

Câu “Nếu cô ta là người mẫu th́ mày thành hoa hậu mất.” là một lời đánh giá có hàm ư cô ta không thể là người mẫu được.

1.2.1.3c. Vài lưu ư

1)  Quá tŕnh tái hiện hợp lư một câu thành cấu trúc nhân quả có tầm quan trọng đặc biệt. Có vậy  mới có thể thực hiện tốt các bước suy luận ra hàm ư. Ví dụ:

(5) Theo chị, em càng ghen vô lối như thế th́ chồng  càng chán em.  Mà càng chán em th́ nó càng có lư do để đi với bồ.

            Câu trên là hội của hai câu nhân quả sau: “(Theo chị,) [Nếu] em càng ghen vô lối như thế th́ chồng càng chán em. [Và, nếu mà] [chồng em] càng chán em th́ nó càng có lư do để đi với bồ.”  Nói cách khác, câu (5) chuyển thành chuỗi suy luận trên đây và nó có cấu trúc (x ̃ y) & (y ̃ z).Đây là hai tiền đề của phép suy luận HS. Theo đó, suy ra kết đề (x ̃ z), tức là: “Nếu em càng ghen vô lối như thế th́ chồng   em càng có lư do để đi với bồ.” Đây cũng là một câu nhân quả.Trong thực tế, không một phụ nữ b́nh thường nào muốn chồng ḿnh có bồ. Theo 3 bước đă tŕnh bày và  dùng  phép suy luận MT, dễ dàng suy ra hàm ư của (5) là “Em đừng ghen vô lối như thế”.

(6) “Nếu cậu không mở ngay cửa ra, chúng tôi trèo tường mà vào th́ xác cậu sẽ nát như cám.” (HLNTC)

(6) Û  (6b) “Nếu cậu không mở ngay cửa ra, [th́] chúng tôi trèo tường  mà vào. [Nếu] chúng tôi trèo tường  vào  th́ xác cậu sẽ nát như cám.”

Đây cũng là chuỗi suy luận gồm hai câu nhân quả  (x ̃ y) & (y ̃ z).  Chúng  là hai tiền đề của phép suy luận HS. Theo đó,  suy ra kết đề (x ̃ z), tức là: “Nếu cậu không mở ngay cửa ra th́ xác cậu sẽ nát như cám.” Cũng dùng phép suy luận MT,  suy ra ngay hàm ư của câu trên là “Cậu (= quận Châu)  phải mở ngay cửa ra (để binh sĩ  vào). 

 2) Có những khuôn ngôn ngữ tạo ra một loại hàm ư xác định.Từ th́ có vai tṛ quan trọng trong việc h́nh thành những lược đồ hàm ư. (Xem thêm mục §4.)

Ví dụ:  Có A không th́ bảo?” Đây là lời đe dọa với hàm ư buộc người nghe “phải thực hiện A”.

      3) Cấu trúc “phải A th́ mới B” chứa từ t́nh thái “phải”, suy ra đây cũng là cấu trúc nhân quả và  A biểu hiện điều kiện cần. Loại câu này luôn luôn có hàm ư “nếu không có A là không có B”. Ví dụ: Câu “Phải biết chữ nôm th́ mới có thể làm được công việc nghiên cứu các tác phẩm cổ điển Việt Nam” có hàm ư “Nếu không  biết chữ nôm th́ không thể làm được công việc nghiên cứu các tác phẩm cổ điển Việt Nam.”

4) Sơ đồ suy luận MV là cơ sở lô gích chonhững lối  nói lấy điều kiện đủ làm điều kiện cần để tạo  hàm ư. Phương pháp xác định  hàm ư  của những câu trên vẫn theo 3 bước đă nêu. Lưu ư rằng trong những trường hợp này, ở bước 2 sẽ là trong thực tế sẽ không xảy ra  x.  Ví dụ: “Bao giờ hết cỏ, nước Nam mới hết người đánh Tây” (NĐC); “Bao giờ chạch đẻ ngọn đa,/Sáo đẻ dưới nước th́ ta lấy ḿnh.”

 5) Một khuôn ngôn ngữ về hàm ư của  câu nhân quả  chứa yếu tố phiếm định

(5A) A  (mà) không x th́ c̣n ai x?

(5B)  A  (mà)  x  th́ c̣n ai không x? (xem §4.2.5.1.)

6) Trong phương pháp xác định hàm ư trên đây, bước thứ hai có thể được nêu rơ ngay trong ngữ cảnh của câu. Ví dụ:

       (7)  Lấy anh em biết ăn ǵ ( Lộc sắn th́ chát, lộc si th́ già) (cd)

Bước 1: Lấy anh em biết ăn ǵ  Û  Nếu em lấy anh th́ em biết ăn ǵ?

 Như vậy, câu (7) có cấu trúc “nếu x th́ y”, tức là: x ̃  y. Ở đó  x = em lấy anh;

y =  em biết ăn ǵ?

Bước 2: Chất vấn để bác bỏ, vậy y = “em biết ăn ǵ?” Û em không biết ăn ǵ Û em không có ǵ để ăn. Điều này được giải thích ngay trong câu tiếp theo: “Lộc sắn th́ chát, lộc si th́ già.” Lẽ thường ai cũng phải ăn để sống, nên em  không thể không ăn = ~ có thể y

Bước 3:  Kết hợp những điều có được từ bước 1 (x ̃  y) và bước 2  ( ~có thể y),  ta được:     (x ̃  y) Ù ( ~ có thể y)

Theo luật suy diễn  MT2, sẽ suy ra  không thểx , tức là  “em không thể lấy anh”. Đó là hàm ư của câu trên.

7)  Ngoài những sơ đồ suy luận MT, MT1, MT2, MV, HS hàm ư c̣n có thể được xác định theo  sơ đồ suy luận MP, ở đó tiền đề liên quan đến những lư lẽ  đời thường  khác.   Chẳng hạn, hàm ư về lời khuyên cũng thường liên quan đến lư lẽ nên làm giống những người khác.Ví dụ: “Rẻ th́ rẻ thật nhưng giá là tôi th́ tôi chẳng mua đâu.” (MCX).  Vế sau của câu này có cấu trúc  x  ̃ y” (giá là tôi th́ tôi chẳng mua). Lời khuyên  thường dựa trên  lư lẽ “anh nên làm như tôi”. Tức là:  anh » tôi = x. Theo sơ đồ MP, suy ra hàm ư của câu trên là lời khuyên anh cũng chẳng nên mua.

1.2.1.3d. Từ th́ ở trong một cấu trúc khác

*     Hiện tượng chập cấu trúc trong chuỗi câu nhân quả

            Trong [12]  chúng tôi đă nêu  một hiện tượng được gọi là “sự kỳ dị lô gích” ở một số  câu  có cấu trúc “nếu A th́ B”, như:

(8) Nếu anh khát th́ trong tủ lạnh có nước mát đấy.

(9) Nếu anh thích chơi bóng bàn th́ có vợt và bóng đấy.

            Những câu trên đây không phản ánh trực tiếp một quan hệ nhân quả. Thật vậy, “khát” không phải là điều kiện đủ của “trong tủ lạnh có nước mát”, “thích chơi bóng bàn” không phải là điều kiện đủ của “có vợt và bóng đấy”. Hơn nữa, nếu đó là cấu trúc nhân quả th́ mệnh đề thuận nếu A th́ B” phải tương đương với mệnh đề phản đảonếu không B th́ không A”. Nhưng rơ ràng (8) không tương đương với “Nếu trong tủ lạnh không có nước mát th́ anh không khát”. Và (9) cũng không tương đương với “Nếu không có vợt và bóng th́  anh không thích chơi bóng bàn.

            Bản chất của hiện tượng này là những câu (8) và (9) phản ánh hiện tượng rút gọn phần kết quả trong một chuỗi hai cấu trúc nhân quả, ở đó phần kết quả trong câu thứ nhất lại trùng với phần kết quả trong câu thứ hai khi  những quan hệ nhân quả này là hiển nhiên:

Nếu khát th́ uống nước & Nếu trong tủ lạnh có nước  th́  uống nước (ấy) Û Nếu khát th́ trong tủ lạnh có nước [đấy].

Hoàn toàn  tương tự:

Nếu anh thích chơi bóng bàn th́ anh có thể chơi bóng bàn.V́ có vợt và bóng nên anh có thể chơi bóng bàn.Û (9)

*     Từth́trong cấu trúc phức hợp mà vế đầu là một dấu hiệu nghịch nhân quả  dù, dầu, dẫu, ngay cả…: “Dù A th́ cũng/vẫn B”, “Ngay cả  A th́ cũng/vẫn B”… Những cấu trúc này luôn luôn dựa trên  lẽ  thường  “Nếu A th́ không B”. Có thể coi những lẽ thường này là hàm ư của loại câu trên. Ví dụ:

“Họ làm chúng tôi hiểu rằng, ngay cả trên những cánh đồng hoang liêu nhất th́ chúng tôi vẫn bị ràng buộc bằng hàng vạn luật lệ. “ (CĐBT).Lẽ thường ở câu trên: Trên những cánh đồng hoang liêu nhất th́ người ta không  bị luật lệ nào ràng buộc. “Tôi ngơ ngác không biết, nhưng cha có ở gần ngay đấy th́ chúng tôi cũng chẳng thể cầu cứu” (CĐBT).Lẽ thường  ở câu này:  Nếu cha có ở ngay gần  th́ chúng tôi có thể cầu cứu”.

1.2.1.3e.  Hàm ư trong những câu ghép có từ “th́

Theo phương pháp đă tŕnh bày ở mục trên, chúng ta dễ dàng xác định được những hàm ư ngôn ngữ - những hành vi ngôn ngữ gián tiếp (HVGT) - trong những câu có cấu trúc “[Nếu]  A th́  B” dưới đây. Khi dùng  các qui  tắc MT để suy ra hàm ư th́ hàm ư đó đều là  sự phủ định tiền đề  A, khi dùng  các qui  tắc MP, HS, MV để suy ra hàm ư phủ định th́ hàm ư đó đều là  sự phủ định kết đề B. Sự phủ định này được thể hiện trực tiếp qua các từ không, chẳng, chả hoặc thể hiện dưới dạng t́nh thái đừng, chớ, không nên, không thể…Lúc đó, chỉ cần xác định đúng tiền đề  A hoặc kết đề B và đem phủ định nó là chúng ta sẽ được hàm ư gốc của câu. Từ hàm ư gốc  suy ra hàm ư thích hợp  trong ngữ cảnh.

(10) [Lạy ông bà,] chúng con có biết cái ví tiền của ông mặt ngang mũi dọc thế nào th́ chúng con cứ chết một đời cha ba đời con!(MCV).

Tiền đề của câu này là “chúng con có biết cái ví tiền của ông mặt ngang mũi dọc thế nào”. Phủ định nó ta được hàm ư gốc: “chúng con không  có biết cái ví tiền của ông [mặt ngang mũi dọc thế nào]”. Lấy ví tiền tất biết ví tiền.Không biết ví tiền suy ra (hàm ư là) không lấy ví tiền.

(11) Họ mà bắt gặp anh th́ sẽ giết anh. (Rômêô & Giuliét).

            Tiền đề của câu trên là “Họ bắt gặp anh”. Lẽ thường, không ai muốn  bị giết. Suy ra  hàm ư gốc là tiền đề bị phủ định dưới dạng t́nh thái  “Anh đừng để họ bắt gặp”.  Ngữ cảnh khiến  câu có hàm ư là lời khuyên  “Anh nên về đi”.

            Một số hàm ư (HVGT) như:

*     HVGT là lời thề, lời cam kết:

“Tôi mà lấy của bà th́ tôi không phải là giống người.”;  “Bẩm cụ, từ ngày cụ bắt đi ở tù, con lại sinh ra thích đi ở tù, bẩm có thế, con có dám nói gian th́ trời chu đất diệt, bẩm quả đi ở tù sướng quá.” (NC);  “Tôi lấy cái ví của anh th́ tôi phải tội lồi mắt ra.” (NCH); “Anh mà yêu ai khác ngoài em th́ anh không c̣n là thằng đàn ông.”

*     HVGT là lời khuyên: 

“Nếu Bệ hạ muốn hàng xin hăy chém đầu thần đi đă.”; “Nếu ngài không ra tranh cử th́ c̣n ai nữa?”(GT); “Làm thế th́ bôi gio trát trấu vào mặt tao à?”; “Nếu con c̣n nghĩ tới mẹ th́ hăy bỏ ư định ấy đi.”

*     HVGT là lời cấm đoán, đe dọa: 

“Con mà lấy nó th́ đừng bao giờ  về nhà này nữa.”; “Mày mà không nộp đủ tiền cho tao th́ vợ con mày không yên thân đâu.”; “Ai nuôi cộng sản th́ coi đó!” [ngữ cảnh cho biết: đó = một người bị bắn chết] (RXN); “Tao mà chết th́ có thằng sạt nghiệp mà c̣n rũ tù.” (NC);  “Mày mà không nôn ra hết số tiền đó th́ đừng có trách ông nặng tay.” ; “Mày mà nói ra th́ tao giết.”; “Tôi chết th́ cũng có năm ba mạng đi theo.” (HLNTC)

*     HVGT là lời nhận định, đánh giá:

 “Cô ấy mà thương anh th́ trời sa xuống đất.”; “Trời sập th́ tôi mới lấy anh.”;  “Cao đẳng ǵ mà quê thế?” (NCH); “Nó mà không đa nghi th́ đến Tào Tháo cũng là kẻ thật thà.”; “Cái Hiên mà hát th́ người ta tưởng tao đang bóp cổ nó.”; “Ai cũng im th́ xă hội loạn mất” (MVK); “Tôi mà xấu th́ cũng chẳng ai đẹp được.” (SĐ);  “Nếu vợ chồng nó  hạnh phúc th́ tuần trước nó đă không phải đến nhà ḿnh ở tạm.”; “Hàng tôi mà bán đắt th́ c̣n hàng nào  bán rẻ?”; “Không phải con làm vỡ th́ nó tự vỡ à?”; “Tao th́ tao không ngờ cho con vú em đâu. Nếu nó có tính tắt mắt th́ tao mất  nhiều lần rồi.” (MCV) 

*     HVGT là lời khẳng định:

“Nhà cháu mà không đến th́ đến nhà ai!” (Lời Bác Hồ, TT, Xuân Mậu Tư, t.3) “Nhưng nếu không phải là hoa bưởi, th́ c̣n thứ hoa nào mà đến lá cũng thơm?” (PTTN); “Không phải nó th́ là ai?”; “Cái cách viết lách như thế, cái cách dựng truyện như thế, không phải là phát động quần chúng nông dân chống quan Tây, chống vua ta th́ c̣n là cái ǵ nữa.” (NT);  “Nhưng chẳng tin vào bùa th́ c̣n biết làm ǵ nữa” (CĐBT)

*     HVGT là lời cảnh báo:

“Làm vậy [th́] anh sẽ bị ngồi tù 10 năm đấy.” ; “Anh làm thế máy hỏng th́ bỏ mẹ!”

*     HVGT là lời đề nghị, yêu cầu:

“Nếu cậu không giúp ḿnh chuyện này th́ đừng coi ḿnh là bạn nữa.”; “Ai cũng lấy cớ ốm yếu mà không đi th́ người ta đá bóng cho chó xem à?”  (NCH);  “Nếu mày bán mảnh đất hương hỏa của ḍng tộc th́ cầm dao đâm chết tao đi đă.”

*     HVGT là lời từ chối:

[Bà lăo thỉnh cầu, thỉnh thoảng xin được lên thăm cháu. Bà Phó Thụ đáp:] “Bà muốn chơi với nó th́ đem ngay nó về nhà, t́m cơm cho nó ăn, bà cháu chơi với nhau vài ba tháng cho thật chán đi, rồi hăy bảo nó lên.” (NC)

1.2.1.3g.   Câu ghép vắng từ th́

*     Cấu trúc đảo trật tự. “Nếu A th́ B” tương đương với “B nếu A”

“Chất lượng sẽ không đảm bảo nếu đại học tư được mở một cách tùy tiện”; “Điều ǵ sẽ xảy ra nếu anh ta trở thành giám đốc tổng công ty này?”

*     Những cấu trúc đảo trật tự vắng từ th́ vẫn có thể h́nh thành hàm ư. Phương pháp xác định hàm ư này vẫn được thực hiện  theo  3 bước đă nêu. Ví dụ: “(Giáo dục, kể cả giáo dục đại học là một trong những công cụ đảm bảo cho sự b́nh đẳng và sự công bằng cho mọi công dân trong một xă hội, […]) Ai bảo đảm  được quyền đó cho họ nếu không phải là nhà nước?” (SGTT, 21.01.08)

Bước 1: Câu trên đây tương đương với “Nếu không phải là nhà nước th́ ai bảo đảm  được quyền đó cho họ ?” nên nó có cấu trúc “x ̃ y”, với x = không phải là nhà nước  ; y =  ai bảo đảm được quyền đó cho họ?

Bước 2: “ai bảo đảm được quyền đó cho họ?” là câu chất vấn nên tạo ra hàm ư bác bỏ: Không ai bảo đảm được quyền đó cho họ. Tức là có ~y.

Bước 3: Kết hợp kết quả của hai bước trên, ta được hai tiền đề của phép suy luận MT:  (x ̃ y) Ù (~ y).

Vậy suy ra: ~x, tức là“phải là nhà nước (bảo đảm quyền lợi đó cho họ)”

*     Quán ngữ

Th́ ra  báo hiệu một sự phát hiện trong nhận thức (do từ ra có nét nghĩa “bộc lộ”, x. §4.5.3.4. chương 4)  Th́ ra  đến lúc cùng, lăo cũng có thể làm liều như ai hết.” (NC); “Phải đến khi truyện Lăo Hạc khép lại, ta mới thấy ớn lạnh: th́ ra toàn bộ câu chuyện là một cuộc chuẩn bị để chết của một con người!” (Chu Văn Sơn)

Một trường hợp đặc biệt: có thể vắng cả hai liên từ  trong cấu trúc nhân quả. Lúc đó, chúng trở thành quán ngữ.

            Ví dụ: “Biết chết liền”; “Hiểu chết liền”, “Nói chết liền”…Có những người tưởng rằng đây là những tiếng lóng. Thực ra những cách nói này được hiểu như là những lời thề mà dạng đầy đủ của chúng là “Nếu biết th́ chết liền”; “Nếu hiểu th́ chết liền”, “Nếu nói th́ chết liền”… Vẫn theo phương pháp 3 bước đă tŕnh bày, chúng ta suy ra ngay được hàm ư của những quán ngữ trên: Không thể biết được ; Không thể hiểu được ; Không thể nói được. (Xem Phụ lục)

1.2.2. Từ “th́” để liên kết hai lượt lời

1.2.2.1.  Cấu trúc “nếu A th́ B  xuất hiện ở lượt lời thứ hai trong cặp thoại

            Lượt lời thứ nhất làm thành ngữ cảnh cho lượt lời thứ hai.Theo phương pháp đă tŕnh bày, chúng ta dễ dàng xác định được hàm ư của lượt lời thứ hai thích hợp với ngữ cảnh. Ví dụ:

 (1) - Con phải đến ṭa soạn. Bố mẹ cho phép chứ ạ?

-   Không cho th́ con ở nhà chắc?” (PVTV, tập 10) (hàm ư: cho phép miễn cưỡng)

   (2) - Con gái ông hiệu trưởng thế nào?

        - Nếu cậu nh́n thấy nó chắc cậu chạy mất dép thôi (hàm ư: con gái ông hiệu trưởng rất xấu)

(3) [Anh& em gái] – Tháng này anh mua cho em bộ trang điểm nhé?

- Em có trang điểm vào th́ cũng đến thế mà thôi!” (hàm ư: Em xấu & từ chối mua)

(4) - Yêu vợ có phải là làm hết việc nhà cho vợ không?

-                                 Nếu muốn làm hư vợ th́ hăy làm hết việc nhà. (hàm ư: không nên làm hết việc nhà cho vợ)

 (5)  - Chỗ này đỗ xe được không?

         - Muốn nộp tiền phạt th́ đỗ ở đấy. (hàm ư: chỗ này không đỗ xe được)

(6) -Chị ấy có chồng chưa?

- Bảo chưa th́ cũng là chưa mà bảo có th́ cũng là có.” (hàm ư: Chấp nhận lửng lơ, nước đôi:có chồng mà cũng như không)

(7) - Sao dạo này Thắng buồn thế nhỉ?

      -Nó không bị bồ đá th́ đâu có như thế. (hàm ư: nó bị bồ đá)

1.2.2.2.  Những hàm ư ngữ dụng

Có hàng loạt cách thể hiện hàm ư qua những câu biểu hiện quan hệ nhân quả.Chúng liên quan tới “x ̃ y”.Nếu chỉ ra lư lẽ đó một cách thuyết phục th́ chúng ta chứng minh được HVGT đó. Trong một cặp thoại, từ lượt lời thứ nhất người nói lượt lời thứ hai đưa ra phát ngôn kiểu  nếu A th́ B” để tạo ra hàm ư h́nh thành những HVGT như chấp nhận, bác bỏ, từ chối, thanh minh, giải thích, đồng t́nh,  chê bai, nói lửng lơ…

Một số ví dụ:

1.2.2.2a.  Hành vi bác bỏ.

 (8)  Đường này đi Hải Pḥng phải không?

 (8b) Ông muốn sang Trung Quốc th́ đi đường này.

Bước 1: (8b) Û  Nếu ông muốn sang Trung Quốc th́ ông đi đường này.

Câu trả lời  có cấu trúc x ̃ y,  ở đó x =  ông muốn sang Trung Quốc,

y = ông đi đường này.

Bước 2: Người hỏi muốn đi Hải Pḥng Û Người hỏi không muốn sang Trung Quốc Û “~ x

Bước 3: Kết hợp những điều ta được từ bước 1 (x ̃  y) và bước 2  ( ~  x),

ta được:     (x ̃  y) Ù (~  x)

Theo  luật suy luận MV, suy ra hàm ư gốc “không (nên) y”, tức là “Ông không (nên) đi đường này”. Suy ra  “Đường này không đi Hải Pḥng”

 (9) : - Em ơi! Đây có phải là ch́a khóa tủ không?

          - Có thế mà anh cũng quên. Muốn mở cửa nhà bếp th́ lấy ch́a ấy.”

 Hoàn toàn  tương tự, câu trả lời có hàm ư:  Đây không  phải là ch́a khóa tủ.

  (10) A: Giám đốc không đồng ư đâu.

         B: Nếu giám đốc  không đồng ư  th́  c̣n bảo ḿnh  nộp lư lịch làm ǵ?

Bước 1: “c̣n bảo ḿnh  nộp lư lịch làm ǵ?” là một câu chất vấn. Nó tạo ra hàm ư bác bỏ. Do vậy, (10B) Û “Nếu giám đốc  không đồng ư  th́  giám đốc không  bảo ḿnh  nộp lư lịch”. Câu này có cấu trúc x ̃ y,  ở đó x =  giám đốc không đồng ư,

y = Giám đốc không bảo ḿnh nộp lư lịch.

Bước 2:  Trong thực tế, giám đốc đă bảo ḿnh nộp lư lịch. (Điều này là TGĐ của câu chất vấn “c̣n bảo ḿnh  nộp lư lịch làm ǵ”).  Vậy ta có “~y” .

Bước 3: Kết hợp những điều có được từ bước 1 (x ̃  y) và bước 2 (~y),

ta được:     (x ̃  y) Ù ( ~ y)

Vậy theo suy luận MT sẽ suy ra ~x. Tức là lời đáp của B có hàm ư và là một HVGT bác bỏ lời của A: “giám đốc đă đồng ư”.

Câu trả lời của B đă theo phương thức chất vấn kết luận để bác bỏ tiền đề của một quan hệ kéo theo. Xem §1.2.chương 1.

Cấu trúc  chất vấn theo sơ đồ  Không/Chẳng   x th́là ǵ kia?” luôn luôn có hàm ư là sự khẳng địnhx.

1.2.2.2b.  Hành vi bác bỏ để  khẳng định

    (11) A1: Nhà cậu bề thế quá nhỉ.

B: Dào ôi, cậu cứ đùa, chỉ là cái lều che mưa che nắng thôi.

A2: Ôi, nếu đây là cái lều th́ như thế nào mới gọi là biệt thự kia chứ?

Những ví dụ tương tự: “Chẳng nó th́  ai mượn cái ấy?” (hàm ư: chính nó mượn); “Không  mày th́ c̣n ai vào đấy.” (hàm ư: chính là mày); “Không tốt sao lại là đảng viên?” (VN, 703) (hàm ư: đảng viên th́ tốt)

1.2.2.2c.   Hành vigiải thích.

(12a)  Sao con lại đánh em?

  (12b)  Nếu nó ngoan th́ con đâu có đánh.” (x̃ y; x = nó ngoan; y = không đánh)

Con đă đánh (= ~y). Theo luật suy luận MT, suy ra ~x, tức là “Nó không ngoan”.

(13a)  Sao anh lại ra nông nỗi này?

   (13b)  Nếu không có cái thằng chết tiệt ấy th́ tôi đâu có thế này”. (hàm ư: Cái thằng chết tiệt ấy làm tôi ra nông nỗi này.)

1.2.2.2d.  Hành vi khuyên

A : Thôi, đừng vào nữa.

            Trước lời đề nghị này, có hai cách trả lời đều động chạm đến ḷng tự trọng (thể diện) của A và cùng tạo ra một hàm ư, một hành vi ngôn ngữ gián tiếp, là lời khuyên “nên vào”:

    (14)a.     B1: Nếu cậu không dám vào  th́ quay về đi.

( x̃ y; x = không dám vào, y = quay về)

    (14)b. B2: Nếu cậu không  vào  th́ quay về giặt váy cho vợ đi.

( x̃ y; x = không vào, y = quay về giặt váy cho vợ = “không vào”)

Ở B1, từ “dám” làm người nghe hiểu rằng, người b́nh thường biết tự trọng, có dũng khí th́ “dám vào” ( = ~x). Nếu người nghe cũng có dũng khí, cũng sẽ ~ x.  Mà x ̃y . Vậy theo luật suy luận MV, sẽ suy ra hàm ư “nên ~y”, tức là “không nên quay về”.  

     Ở B2,  người đáp lời lại dùng   luật suy luận MT để tạo hành vi ngôn ngữ gián tiếp.  “Về nhà giặt váy cho vợ” (= y)  là lối nói, theo tập tục xă hội thời trước, phản ánh   một điều mà đấng mày râu không thể chấp nhận được. Người nghe sẽ “không quay về giặt váy cho vợ” (= ~y). Do vậy, theo  luật suy luận MT sẽ suy ra hàm ư:  ~x, tức là  “nên vào”.

   (15)  Nếu là con th́ con sẽ không gửi tiền vào ngân hàng.

Cơ sở  của lời khuyên này dựa trên lư lẽ về cá nhân: Nếu tôi làm như vậy th́ người đối thoại  cũng nên làm như vậy. Tức là: G(x) ̃ G(y), mà G(x).  Vậy theo luật suy luận MP, suy ra hàm ư G(y): Bố/Mẹ không nên gửi tiền vào ngân hàng.

Có những hàm ư liên quan tới phép tuyển. Nhưng thực chất đó chỉ là những hàm ư do phép kéo theo gây ra. V́ công thức (x ̃ y) = ((~x) Ú y) cho phép ta chuyển một phán đoán tuyển thành một phán đoán kéo theo và ngược lại.

1.2.2.2e. Hành vitừ chối

   (16)  [A: Chị làm văn thư cho thủ trưởng nhé?]/ B: Tính tôi hay nghịch lắm, nhận làm công tác phục vụ thủ trưởng sợ không chu đáo.” (Mùa hạ cháy, TNCL, 2006)

Xuất phát từ lư lẽ ngầm ẩn “Nếu ai phục vụ cho thủ trưởng th́ người đó phải chu đáo”, (z ̃ y),  hay là   “Ai không chu đáo th́ không thể phục vụ cho thủ trưởng” (~y ̃ ~z) Lại có   lư lẽ ngầm ẩn khác:  “Người hay nghịch th́ làm việc không chu đáo”, “x ̃  ~y”. Qua phép suy luận HS, suy ra (x ̃ ~z). Tức là “Tôi hay nghịch nên  không  làm văn thư cho thủ trưởng được.”  Suy ra hàm ư của (16) là một lời từ  chối:  “Tôi không  nhận làm văn thư cho thủ trưởng.”

1.2.2.2g.  Hành vi đánh giá

  (17) [– Cho xem kim đă – Bulika rền rĩ./- Đây, xem đi! / -Ối bà con ơi! – Bulika tru tréo lên –] Nếu đây là kim th́ như thế nào mới gọi được là đùi kia chứ!” (QLCMĐ, 131)

Lư lẽ: x ̃ y, nếu là dụng cụ, kim tiêm chẳng hạn, th́ phải phù hợp với con người. Câu chất vấn “Như thế nào mới gọi được là đùi kia chứ!” gây ra hàm ư không có cái đùi nào được gọi là đùi (b́nh thường); tức là  (~y). Theo luật MT suy ra hàm ư gốc: đây không phải là cái kim (b́nh thường). Khi tiêm chích, người ta sợ cái kim to. Do vậy h́nh thành hàm ư ngữ cảnh: cái kim này không b́nh thường mà to quá.

1.2.2.2h. Lưu ư:  Cũng có trường hợp lượt lời thứ nhất là một câu biểu hiện quan hệ nhân quả. Lượt lời thứ hai là một câu có liên hệ trực tiếp tới lượt lời thứ nhất và tạo ra hàm ư. Kiểu hàm ư này vẫn liên quan đến kiểu câu nhân quả chứa từ th́. Ví dụ:  

(18) [- Em không tin chồng em có bồ. Họa có đứa điên th́ nó mới theo không anh ta.] / -Vậy à? Thế mà bây giờ  có đứa đang điên đấy.

Họa” là một từ báo hiệu rằng cái điều  được nói đến rất khó xảy ra, gần như là một giả định phi thực. Do vậy, cấu trúc “họa  x th́ mới y cũng vẫn thể hiện quan hệ nhân quả “x  ̃ y” dù hiếm khi xảy ra.  Lượt lời thứ hai là một khẳng định cái điều rất khó xảy ra này lại đă đang xảy ra; tức là đă x. Như vậy, theo luật  MP, ta suy ra hàm ư gốc là y:   đúng là có người đang theo không anh ta. Vậy hàm ư của câu là sự khẳng định: đúng là chồng em đang có bồ.

1.2.2.3.  Hành vi ngôn ngữ chứa từ “th́”

1.2.2.3a. Th́ đứng đầu lượt lời thứ hai và thể hiện những hành vi ngôn ngữ. Ví dụ: 

  Th́ A đă!”: Hành vi đề nghị thực hiện A  trước khi bàn tới những việc khác.

(19) Mẹ ơi, con thích ăn kem cơ”/ “Th́ con ăn hết bát cơm này đă.

(20) [- Bố ơi, ra đây con nhờ một tí./ - Có chuyện ǵ vậy?]/ - Th́ bố cứ ra đây đă. (Phim Hương đất, tập 17)

      (21) Th́u  hẵng cứ vào nhà đă nào. Th́ u hẵng vào ngồi lên  giường, lên ghế  chĩnh chện cái đă nào. (Vợ nhặt, KL)

(22) Sao, ta lại phải nghỉ ở đây thật ư?/Th́ cứ xuống xe đi đă. (TNCL, 2000)

(23) Mày là đồ sứt môi./Th́ đă sao? [Môi tôi sứt nhưng ḷng dạ tôi nguyên lành, không vá víu như bố con anh](phimMa làng, VTV3): Hành vi chất vấn để bác bỏ.

       (24) – Anh giải thích đi, tại sao anh lại đi cùng cô ta?/ - Th́ anh đă nói rồi, chỉ là về cùng đường thôi! / -Anh có thể đi đường  khác cơ mà!/ - Em đă nói thế th́ anh c̣n biết nói ǵ nữa! : Hành vi giải thích.

      (25)  Sao thủ trưởng không tŕnh bày với sếp là thằng Đường nó đă xin nghỉ phép sáng nay để đưa vợ đi đẻ? Rơ khổ cho nó./ Dĩnh: Th́ ổng có cho tao kịp nói thêm câu nào đâu. (TTTN): Hành vi giải thích.

(26)  “Th́ liều vậy!”: Hành vi khẳng định 

1.2.2.3b.  Những quán ngữ:Hành vi ngôn ngữ  chứa từ  th́

            Trong giao tiếp, có những lời đối đáp thực hiện một HVNN nào đấy và trở thành những khuôn ngôn ngữ xác định, cho phép tỉnh lược tới mức tối đa các thực từ. Lâu dần những khuôn này trở thành những quán ngữ, dù nó không chứa những nội dung cụ thể, dù không đặt trong một  ngữ cảnh cụ thể  th́ người nghe vẫn nhận ra đó là HVNN ǵ. Quán ngữ là những trường hợp cụ thể của cấu trúc trừu tượng và lược đồ nghĩa là những HVNN. (xem  §4.3. )

            HVNN trong lượt lời thứ nhất  dẫn đến HVNN trong lượt lời thứ hai. Do vậy, quan hệ giữa hai lượt lời là quan hệ nhân quả.

Nếu lượt lời thứ nhất là HVNN  A th́  người đáp, trong lượt lời của ḿnh lặp lại A rồi đưa ra HVNN  của ḿnh. Khuôn mẫu tổng quát của cặp thoại sẽ là:

  “- A [/ A’]   

    - Nếu A[/ A’] th́ B”;  Ở đây  A’ là hệ quả của A

Trong  thực tế, tuỳ thuộc kiểu hành vi A và hệ quả A’ của nó người đáp đă rút gọn từ “nếu” và những từ  có nội dung cụ thể khác. Trong [21:193-199], chúng tôi đă chỉ ra một số quán ngữ chứa đựng những HVNN cụ thể.

(27)         A th́ cũng x

            Câu này có TGĐ “Trước đó có một phát ngôn đề cập tới A với hàm ư nếu A (hoặc hệ quả A’ của nó) sẽ ảnh hưởng, trở ngại tới xảy ra x, nghĩa là nếu A th́ không x”. Như vậy, “A th́ cũng x” là một  hành vi bác bỏ, không chấp nhận ảnh hưởng hoặc vai tṛ của A  (hoặc hệ quả suy ra từ A) tới sự việc x sẽ xảy ra. Ví dụ:

“Chán th́ cũng phải ăn hết”. Câu này có TGĐ “Trước đó có một phát ngôn đề cập tới do chán nên không ăn hết được nữa”. Người nói không chấp nhận điều này, nên đă nói một câu có hàm ư ép ăn hết.

          “Hiểu ra th́ cũng muộn rồi”.Câu này có TGĐ “Trước đó có một phát ngôn đề cập tới nếu hiểu  biết th́ có thể thực hiện một điều ǵ đó”. Người nói không chấp nhận điều này, nên đă nói một câu có hàm ư dẫu hiểu nhưng đă trễ,  không c̣n cơ hội thực hiện công việc nữa.

          “Vẫy đuôi th́ cũng chết.” (NC, Lăo Hạc) Con Vàng mừng rỡ, nhưng lăo Hạc đă có chủ định nên không thể thương được: Vẫy đuôi th́ cũng chết.

(28)   Không A th́ cũng B

Đây là hành vikhẳng định một đối tượng có thuộc tính ở mức độ A hoặc B thấp hơn một chút. [§2.3.3.] Ví dụ: Mùa này, không băo th́ cũng lụt. Xem (§4.2.2.3.)

Cũng ở [21:150 -153], chúng tôi đă nhận xét rằng, câu hỏi “Không A th́  B à?” là một câu mơ hồ. Có những ngữ cảnh khiến câu này là câu hỏi thực sự, có ngữ cảnh khiến nó là câu bác bỏ B.

(29)   A th́  có!

TGĐ: Trước đó có một phát ngôn khẳng định B, một điều trái ngược với A.

            Đây là hành vi bác bỏ  B trong TGĐ. (xem thêm §1.3. chương 2)

Ví dụ 1:  - Tớ rất sợ ma.

             - Ma sợ cậu th́ có.  (Suy ra hàm ư: Cậu không hề sợ ma.)

Ví dụ 2. (Anh ngốc đếm ḅ, TCDGVN)

            Anh chồng (ngốc):  - Thiếu mất một con rồi!

Vợ (cười) : - (Thôi, xuống đi,) Thừa một con th́ có.

(30)   (C̣n) y th́ không (à?/chắc?)

TGĐ: Có một phát ngôn đă khẳng định một thuộc tính nào đó của đối tượng x

Đây là lời đối đáp thể hiện hành vi chấp nhận nhưng tạo hàm ư làm cân bằng giữa  đối tượng x và đối tượng y.

Ví dụ:  y  nhận định: Nó A lắm!; x  đáp: C̣n y th́ không!

(31)   C̣n y th́  b, ở đây b là một thuộc tính ngữ nghĩa dương [+] nào đó

Đây là hành vi nói đay! Một t́nh huống dùng của câu này:  Trước đó có phát ngôn “x th́ a”, ở đó  a là một từ có thuộc tính ngữ nghĩa âm  [ ]. Người nói cho rằng như vậy là không biết điều, không thích đáng v́ y cũng có thuộc tính a, bèn dùng lối nói ngược “C̣n y th́  b” để đay lại: ḿnh cũng vậy lại đi chê người khác.

Ví dụ: (a)  Bà kia xấu quá!/ Vâng, c̣n các bà th́ đẹp.

(b) Chuột chù chê khỉ rằng hôi/ Khỉ mới trả lời cả họ mày thơm.

           (c) Tiền đến tay rồi c̣n để nó cướp mất, sao mày kém thế?/ Tôi kém, vâng, chị th́ giỏi.

(32)   x th́  a (thôi)

            Đây là  hành vi nói dỗi.Từ “thôi” mang định hướng nghĩa ÍT [§1.2. chương 2], nó đồng hướng nghĩa với từ a đi kèm, một từ mang thuộc tính âm trong quan hệ đối lập với một từ nào đó có thuộc tính dương. Ví dụ:

(a)  [Cô Hoa khéo tay lại nấu ăn ngon quá] / Vâng, c̣n em th́ vụng thôi.

(b) [Chồng: Thằng X may thế, vớ được cô vợ vừa đảm lại vừa xinh.]/Vợ: Vâng, tôi biết, th́ chỉ có mẹ sề nhà ông là vừa đoảng lại vừa xấu thôi.

(c) Mẹ: - Con nh́n bạn Thanh ấy, hôm nào cũng học tới 12 giờ khuya.

Con: - Vâng, con th́ lúc nào cũng lười thôi, bằng bạn Thanh sao được.

Mẹ: - Sao con lại tiêu cực thế? Bạn tốt th́ phải học chứ.

Con:  - Con th́ lúc nào chả tiêu cực, hả mẹ!

(33)A (x) th́ A, ở đó x là một từ phiếm định sao,mấy,  ǵ, đâu, nào …

            Đây là hành vichấp nhận A ở mức cao hơn, một hành vi bất chấp A.

            Ví dụ: Già mấy th́ già, thế mà cũng có người yêu say đắm đấy. (NK)/ Ra sao th́ ra – tôi sẽ đi! / Cậu muốn hiểu thế nào th́ hiểu. / Trời mưa th́ mặc trời mưa, Tôi nay đi bừa đă có áo tơi (cd).

Trước lời đề nghị thực hiện một điều A, trước thông báo “Sẽ A đấy”  hoặc trước cảnh báo “Thế/Nhỡ) A th́ sao?”, ở đó A là  một trở ngại lớn, một hiểm hoạ, người nghe có thể nói:

(33a) A th́ A, (nhưng/mà)…

            TGĐ: Có một người đă nhắc tới A như là một lời đề nghị, yêu cầu thực hiện A hoặc cảnh báo về một khả năng xảy ra A  không mấy thuận lợi, thậm chí là một hiểm họa.

Lược đồ nghĩa: Người nghe  miễn cưỡng chấp nhận thực hiện A hoặc khả năng A.Đây là HV chấp nhận  [§2.2.3. chương 1]

Chính v́ miễn cưỡng chấp nhận mà cấu trúc này thường được nối tiếp bởi “nhưng”, “mà” biểu hiện quan hệ nghịch nhân quả, mở đầu cho cụm từ mang nghĩa trái ngược với A hoặc  hệ quả rút ra từ A. Nếu A là tích cực th́ phần sau sẽ mang ư tiêu cực. Trường hợp trái lại, A sẽ mang ư tích cực.A th́ A, nhưng/mà…  Ví dụ:

“Việc ấy, nói th́ nói, nhưng không nên làm.”; “Rằng hay th́ thật là hay. [Nhưng] Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào.” (Truyện Kiều); Rẻ th́ có rẻ, nhưng hàng không được tốt./“Bạn th́ bạn, (nhưng) nó cũng lừa.”; “Giầu th́ giầu, vẫn không có hạnh phúc.”; “[Giấy này mỏng tệ.] - Mỏng th́ mỏng, (nhưng) không hề ǵ.” / Cửa hàng này có lớn hơn cửa hàng kia không? - Lớn hơn th́ (có) lớn hơn nhưng không đẹp hơn được./ [-Chúng ta phải đi ngay mới kịp.] – Đi th́ đi, nhưng anh vẫn chờ cho một chút./ Ǵ th́ ǵ, tao cứ đi!/ Vào th́ vào, cần quái ǵ (CP)

 (33b)  Th́ đă sao?/Th́ có ǵ đâu?»Nếu A [/Nếu vậy] th́ đă sao [/có ǵ đâu]?

Lược đồ nghĩa: xem §4.4.2.5.

(34) A th́ phải

Đây là hành viđoán định. So sánh:

(a) Anh ấy ngạc nhiên, cũng phải.

(b) Anh ấy ngạc nhiên th́  phải.

Câu (a) thể hiện một nhận xét. Câu (b) là một sự đoán định, ở đây  th́ phải thể hiện hành vi đoán địnhmột nội dung được nêu trước đó.

(35) Th́  B vậy

Đây là hành viđề nghị một mức B thấp hơn so với mức nào đó đưa ra trước đó. Nó là cấu trúc rút gọn của “[Nếu] Không A th́ B vậy”

(35b)  Th́ vậy đi      (Tvậy thay thế một nhận định P trước đó)

   Lược đồ nghĩa:Hành vi miễn cưỡng chấp nhận một nhận định trước đó

- Th́ vào chơi nói chuyện vậy. (NCH)

- [Em chỉ huy được chứ?]/  th́ em vậy.

       - Th́ mợ đi một ḿnh vậy. (NH)

       - Th́ [cứ cho là như ] vậy đi. (Con voi, 175)

Ở ví dụ cuối nếu thiếu “đi”, nghĩa của câu sẽ khác hẳn.

(36)Th́ đây B

TGĐ:Có một phát ngôn  A tỏ ư hoài nghi, băn khoăn về một điều ǵ đó.

            Lược đồ nghĩa (x.§4): Đây là HV giải thích, chứng minh theo chứng cứ B.

     Người đáp dùng khuôn “Th́ đây Bđể giải đáp cho những  nghi ngờ, thắc mắc băn khoăn c̣n tồn tại hoặc có thể có từ câu A. Đây là cách đưa ra yếu tố B ngay tại nơi nói để người nghe nh́n, để kiểm tra  làm bằng cứ. Từ đó giải đáp được những băn khoăn, thắc mắc hoặc yêu cầu của người đối thoại.

(a) “Th́ đây, các ngài hăy cứ nh́n vào ông huyện Hinh, hẳn các ngài phải chịu ngay rằng tôi không nói đùa.” (NCH)

(b)  Th́ đây, anh cứ đọc bài này là rơ. Đúng là  “cháy nhà mới ra mặt chuột.”

(c) [ – Đồng chí cho rằng không thể giải mă được những tín hiệu vô tuyến này, nếu …] /Th́  đồng chí cứ thử xem đây! (TASS được quyền tuyên bố , t.24)

(d)  [Bố hỏi: Vô-va sao buồn thế? Vô-va: Con bị điểm 0 toán./ Sao lại bị 0? - Cô hỏi con 2 cộng 2 là mấy, con trả lời là 4./ Thế th́ đúng rồi c̣n ǵ nữa? Cô giáo lại hỏi 2 nhân 2 là mấy/ Thế th́ khác ǵ?]Th́ đấy, con cũng trả lời như thế.

1.2.3. Từth́ thao tác phân cắt tập hợp

1.2.3.1.  Khái quát

Có một tập hợp A, tập hợp này có thể được chia thành nhiều tập hợp con bộ phận khác nhau: A1, A2 , A3, …Ta nói tập hợp A được phân cắt thành những tập hợp con A1, A2 , A3, …với những thuộc tính x, y, z,… khác nhau.

Và tập hợp A này chứa những phần tử  a1, a2, a3 … với những thuộc tính x, y, z,… khác nhau. Hăy coi mỗi phần tử này là một tập hợp một phần tử, thế th́ các phần tử  này cũng tạo ra một phân cắt của tập hợp A đă cho.

 Đề cập tới những tập hợp con bộ phận với những thuộc tính khác nhau này, chúng ta dùng từ th́ để miêu tả liệt kê theo cấu trúc: “A1  th́ x, A2  th́ y, A3  th́  z”. Cấu trúc này phản ánh một thao tác tư duy khi dùng từ th́ để phân cắt  tập hợp A thành những tập hợp  con bộ phận.

Khi  nói “Ai th́ x”,  chúng ta chỉ đề cập tới một tập hợp Aicó thuộc tính xnào đó. Và trong câu này đă tiền giả định rằng tồn tại những tập hợp con khác cùng với Ai tạo thành một phân cắt của một tập hợp A  mà người nói nhận biết được. Với quan niệm  trên chúng ta giải thích được nhiều hiện tượng tiếng Việt liên quan đến từ th́.

1.2.3.2.  Phân cắt tập hợp là một thao tác mà mỗi người nói thường xuyên thực hiện hàng ngày.

Trước hết, đó là những lưỡng phân giữa sống và chết  (“Sống th́ khó chứ chết sao mà (= th́) dễ.” (CĐBT)), giữa cần và không cần (“Cha thờ ơ, lạt lẽo, chuyện ǵ cần nói th́ nói vài câu nhát gừng”(CĐBT)), giữa việc ḿnh và việc người  (Việc nhà  th́ nhác, việc chú bác th́ siêng), giữa bỏ và giữ (Bỏ th́ thương, vương th́ tội), giữa biết và không biết (Biết th́ thưa thốt, không biết th́ dựa cột mà nghe), giữa nội dung và h́nh thức, giữa vỏ và ruột (Thân em như củ ấu gai/ Ruột trong th́ trắng, vỏ ngoài th́ đen), giữa tay và miệng (Tay th́ lần hạt, miệng th́ tụng kinh (Quan Âm Thị Kính)), giữa vui và buồn, thành công và thất bại (Khi vui th́ vỗ tay vào, Đến khi hoạn nạn th́ nào thấy ai. (cd)), giữa một và nhiều  (Đói ḷng ngồi gốc cây sung/chồng một th́ lấy, chồng chung th́ đừng. (cd)), giữa cái này và cái khác (Lấy anh em biết ăn ǵ/ Lộc sắn th́ chát, lộc si th́ già. (cd), Tôi đă biết tính chồng tôi/ Cơm no th́nước , nước thôi (th́) lại trầu (cd)), giữa phạm trù này với phạm trù khác (Sức th́ hai người ngang nhau; Gạo th́ có gạo nếp, gạo tẻ)…

Và không chỉ có lưỡng phân: Cái th́ nó vứt, cái th́ nó cho, chỉ một vài cái thật quí th́ nó mới mang theo.

Thời gian và không gian là những tập hợp vô hạn được sắp thứ tự, mỗi điểm trong đó được xác định phân biệt với những điểm khác. Do vậy, những  từ ngữ chỉ không điểm, không đoạn và thời điểm, thời đoạn  tạo thành những phân cắt của không gian và thời gian: Lúc tôi đến th́ Giáp đi rồi./ Lúc nào cậu về th́ mợ đánh thức Dần (NCH)./ Lúc nó trồi đầu lên th́ đă thấy chị cười.(CĐBT)/ Hôm nay th́ anh ấy khá rồi./ Đi một thôi th́ gặp đường ṃn./ Tôi cảm giác sự đổ vỡ khi Điền đuổi theo chị, và chị th́ chạy theo cha. (CĐBT)

1.2.3.3. Với quan niệm phân cắt tập hợp[2], chúng ta giải thích được nhiều hiện tượng được bàn luận là “chuẩn” hay “không chuẩn” trong tiếng Việt.

            Tiêu chí [+ đếm được], [- đếm được] ( [± ĐĐ ])  là tiêu chí đầu tiên quan trọng nhất trong quá tŕnh phân loại danh từ . Có nhiều công tŕnh phân loại danh từ tiếng Việt dùng tiêu chí này làm xuất phát điểm. Chẳng hạn, các danh từ  [– ĐĐ] “biểu thị một khối vô h́nh thù gồm những đặc trưng phẩm chất hay vật liệu có tác dụng phân biệt những phạm trù và những chủng loại … Các danh từ [– ĐĐ] không có tính cá thể, phân lập về h́nh thức, mà có  tính chất liệu ([+CL]), phân lập về nội dung.” [45:267]. Theo tác giả, ḅ, thợ,  kèn, cam, mây… là cácdanh từ [– ĐĐ] và có tính chất liệu [+CL]. Tác giả cho rằng “các danh từ [– ĐĐ] không thể xuất hiện ở văn cảnh này”, tức là “----- th́  VỊ NGỮ”  hay   “----- th́ CHỦ NGỮ” (lặp lại y nguyên một hay nhiều lần với những vị ngữ khác  nhau)”. Và nêu  ra những câu  mà tác giả cho là không chuẩn:

 *Ḅ th́ béo, ḅ th́ gầy.

 * Thợ th́ đi làm, thợ th́ nghỉ.  [45:269]

            Thực ra, có những ngữ cảnh chấp nhận những câu trên đây là chuẩn.

            Chúng ta quan niệm: về bản chất, danh từ  [– ĐĐ]  danh từ tập hợp:Mỗi danh từ  [– ĐĐ]   trỏ một tập hợp  có nội hàm xác định. Mặt khác, chính mỗi danh từ  [– ĐĐ]   cũng trỏ  một phần tử (tức là một đối tượng) của tập hợp cùng tên. Do vậy, những tập hợp này không phải là tập hợp rỗng, nghĩa là đều có phần tử. Danh từ cũng trỏ một phần tử của tập hợp các con ḅ. Như vậy, mỗi danh từ [– ĐĐ], chẳng hạn,  được dùng với hai cương vị: 1) trỏ một tập hợp; 2) trỏ một phần tử của tập hợp.

Ví dụ: Ta có tập hợp {gà, ḅ, thằn lằn, thạch sùng, rắn} (thuộc tiểu loại danh từ

[– ĐĐ].Đơn vị của tập hợp này được từ vựng hoá thành từ “con”. Trong tiếng Việt luôn luôn tồn tại danh từ đơn vị cho mỗi danh từ [- ĐĐ].    Dùng với tư cách một tập hợp (một loài),  ta nói “ ḅ là loài nhai lại” mà không cần nói “con ḅ là loài nhai lại” Ngữ cảnh cũng cho phép hiểu một từ, từ chẳng hạn, được dùng như một tập hợp bộ phận ở những câu sau: “Đây là ḅ cày, kia là ḅ sữa”. Không nhất thiết phải nói “Đây là con ḅ cày, kia là con ḅ sữa”.  Với tư cách là một tập hợp, dù trong thành ngữ, tục ngữ, thơ ca hoặc trong  cách dùng của một cá nhân nào đó có xuất hiện danh từ đơn vị  th́ nó cũng đều có thể lược bỏ. Trong ví dụ sau có thể bỏ con, ông, nén, cái: “con   có vây, ông thầy có sách”, “nén bạc đâm toạc tờ giấy”, “mồm thở ra gió là cái quạt ḥm”.  Dùng với tư cách một phần tử của tập hợp, ta nói “con ḅ”, “5 con ḅ”, “những con ḅ”, “mấy con ḅ”, “ăn nửa con ḅ”. 

       Cho rằng những DT như ḅ, gà, kẹo, sách, bút… chỉ là DT [– ĐĐ]  là không thoả đáng. Thật vậy, ḅ, gà, ngan… cũng là những  khái niệm  có nội hàm xác định,  nghĩa là chúng  có những tính chất (hay thuộc tính) để phân biệt với những khái niệm khác. Vậy th́ chúng cũng trở thành những phần tử của một tập hợp khác, tập hợp gia cầm hay gia súc chẳng hạn, lúc đó chúng cũng đếm được: “Đàn gia cầm nhà này vừa bị mất mười  con: năm gà, ba vịt, hai ngan”. Kết quả  ḅ, gà, vịt, ngan… có lúc không đếm được, có lúc đếm được.

 Sự phân chia danh từ thành [+ ĐĐ] và [ – ĐĐ] không ảnh hưởng đến cấu trúc “A1  th́ x, A2  th́ y, A3  th́  z” dùng để phân cắt  tập hợp A thành những tập hợp  con bộ phận. Cả hai loại danh từ đều có thể trở thành một tập hợp nên đều có thể phân cắt thành những  tập hợp bộ phận: “Cái th́ nó vứt, cái th́ nó cho, chỉ một vài cái thật quí th́ nó mới mang theo.”, “Chó  th́ đứng, mèo th́ nằm”, “Tường này đầy những vết. Vết th́ đen, vết th́ vàng, vết th́ xám xịt”. “(Trời sao ăn ở bất công), người th́ nghèo rớt mồng tơi, người  th́ giàu nứt đố đổ vách”, “Trong vụ đấu tranh này, họ chẳng nhất trí với nhau, thợ th́ đi làm, thợ th́ nghỉ”, “Cùng một giống, mà sao th́ béo,  th́ gầy”… 

1.2.4. Chức năng khác của từ th́: Cặp “nếu… th́” để tạo câu so sánh, đối chiếu  hai đối tượng có những thuộc tính phân biệt.

“Nếu như người bố ăn nói nông nổi th́ hắn lại suy nghĩ rất chi li trước khi cất lời” (NK); “Nếu như Kim Cúc hồn nhiên th́ Đàm Liên rất nhạy cảm.” (VN, 1972)

Sự đối chiếu này nhiều khi chỉ mang tính chất tu từ: “Nếu Hà Nội là trái tim của Việt Nam th́ Hồ Gươm là linh hồn của Hà Nội.”

 

2. Cấu trúc nghịch nhân quả: nghĩacủa cặp từ hư[3]

2.1.Đặt vấn đề

Những vấn đề ngữ nghĩa và ngữ pháp

V́ sao nghĩa hai câu (1) và (2) khác nhau?Khác nhau thế nào?

(1)              Anh ấy là người tốt.

(2)              Tuy nhiên, anh ấy là người tốt.

Hàm ư của câu (2), (3), (8), (9) là ǵ?V́ sao?

(3)              Tuy vậy, cô ấy vẫn thành công.

 Do đâu hai câu (4) và (5) có hai hàm ư  ngược nhau?

(4)              Mẹ: Thằng Ba đẹp trai nhưng nghèo lắm, con ơi!

(5)              Con gái: Anh ấy nghèo nhưng đẹp trai, má à!

(6)              Tuy mọi thứ đều tăng, nhưng giá quyển sách này vẫn 15 đồng.

(7)              Tuy Tú Xương có tài nhưng thi mấy lần vẫn trượt.

(8)              Tuy nhiên, giá quyển sách này vẫn 15 đồng.

(9)              Ấy thế mà giá quyển sách này vẫn 15 đồng.

(10)         Anh Ba vừa nói, chủ toạ cuộc họp đã ngắt lời.

Ngữ pháp truyền thống phân tích những câu (6), (7), (11) – (17) thế nào?

(11)         Mới khỏi rên đã quên thầy. (TN).

(12)         Mới  đóđă  hết năm rồi.

(13)         Chưa đến 10 ngày đã xong công việc.

(14)         Đã 9 giờ rồi nó vẫn chưa đến.

(15)          Chưa đỗ ông nghè đă đe hàng tổng. (TN)

(16)         Đă già c̣n dại.

(17)         To đầu mà dại.

Có những vấn đề sau đây được đặt ra:

2.1.1.Quan niệm trong ngôn ngữ học đại cương cũng như trong truyền thống Việt ngữ học, các câu (6), (7) được gọi là câu phức theo quan hệ “nhượng bộ” (xem [53]), chúng phản ánh  quan hệ nhượng bộ  hay trở ngại  giữa hai vế. Khái niệm này được Hoàng Tuệ giải thích chi tiết hơn ở [87],và quan hệ này do cặp liên từ tuy-nhưng đảm nhiệm. Khái niệm “nhượng bộ” chưa được giải thích rõ ràng. Từ câu (7) chúng ta có thể hỏi v́ sao “có tài” lại trởngại /nhượng bộ với việc thi trượt? Vậy th́ hai thuật ngữ  này có phản ánh  đúng quan hệ  ngữ nghĩa giữa hai vế của câu trên?

Quan hệ ngữ nghĩa giữa hai vế A và B trong cấu trúc tuy A nhưng B chưa được miêu tả, cho nên chúng ta sẽ lúng túng khi phải giải thích những câu hỏi như: Vì sao câu (6) chấp nhận được, trong khi câu (18) dưới đây có cùng cấu trúc lại không chấp nhận được?

(18) Tuy mọi thứ không đổi, nhưng giá quyển sách này *vẫn 15 đồng.[4]

Cũng chính vì chúng ta chưa miêu tả (hoặc chưa chú ý miêu tả) nghĩa của các câu (2), (3), (8), (9) nên chúng ta chưa trả lời được câu hỏi, chẳng hạn ở câu (8) ngoài điều thông báo rõ ràng “giá” quyển sách này vẫn 15 đồng” còn có những điều gì nữa? Khó mà chấp nhận một quá trình giao tiếp mở đầu bằng phát ngôn (8).Nghĩa là trước (8), bao giờ cũng có một phát ngôn P nào đấy, hơn nữa P phải là phát ngôn làm chúng ta nghĩ rằng “giá quyển sách sẽ thay đổi”. Đại để, P phải là “mọi thứ đều tăng” hay “mọi thứ đều giảm” chứ không thể là “mọi thứ không đổi”. Thật thế, cứ xem tính chấp nhận được hay không của các chuỗi sau đây thì rõ. Có thể nói:

(8b) Mọi thứ đều tăng.Tuy nhiên, giá quyển sách này vẫn 15 đồng.

Nhưng không thể nói:

(8c) Mọi thứ không đổi. Tuy nhiên, giá quyển sách này *vẫn 15 đồng.

Thế nghĩa là cấu trúc “Tuy nhiên P” có định hướng nghĩa như sau: “Trước đó có một phát ngôn P làm người nghe nghĩ rằng sẽ xảy ra sự kiện không P”. Do đâu mà cụm tuy nhiên đã gây ra định hướng nghĩa này? Để giải thích, không thể không tìm hiểu nghĩa của cặp từ tuy-nhưng (về khái niệm định hướng nghĩa, xem §1. chương 2).

2.1.2. Phần thông báo rõ ràng của câu (9) giống của câu (8). Định hướng nghĩa của câu (9) cũng giống của câu (8).Chúng tôi nói hai câu ấy đồng nghĩa với nhau.Có đường liên hệ nào giữa hai cấu trúc “tuy nhiên P” và “ấy thế mà P” không? Chúng tôi sẽ chứng minh rằng chúng có cùng nguồn gốc từ cấu trúc “tuy A nhưng B”. Một cách khái quát, có những câu đồng nghĩa cùng xuất phát từ một cấu trúc gốc. Nghiên cứu vấn đề này sẽ phát hiện ra bản chất của nhiều hiện tượng thú vị trong tiếng Việt.

2.1.3. Về các câu (10) – (14), chúng ta cũng xếp chúng vào loại câu phức “dùng phụ từ thành cặp”  [64:211]. Quan hệ ngữ nghĩa giữa hai vế A và B trong những câu phức kiểu này có giống như trong câu phức “Tuy A nhưng B” không? Chúng tôi cũng sẽ chứng minh rằng những câu phức dùng các cặp phụ từ trên đây được hình thành trên cơ sở câu phức dùng cặp từ nối tuy-nhưng.

2.1.4.  Chúng ta lại gặp những câu phức được hình thành nhờ ba, bốn từ phụ, như:

(19) Đến X (mà) còn B nữa là Y.

Cấu trúc vắng liên từ này đề cập tới hai đối tượng X và Y, ắt để nói lên một quan hệ nào đó giữa X và Y. Trong trường hợp này là quan hệ so sánh. Người ta so sánh sự vật theo một thuộc tính nào đó. Ở (19) chỉ nói tới thuộc tính B, như thế đây là một sự so sánh giữa X và Y theo thuộc tính B. Nghĩa của (19) như sau:

+ Y xếp trên X (mạnh hơn X) xét theo thuộc tính B.

+ X có thuộc tính B.

+ Vậy tất yếu, Y có thuộc tính B.

Điều đáng chú ý là kết luận suy ra từ câu (19) “tất yếu Y có thuộc tính B” là một sự khẳng định ngầm hay là hàm ư của nó. Cơ sở cho điều khẳng định (ngầm) này, cần được giải thích, chứng minh theo tính chất mà X và Y so sánh với nhau khi sắp xếp trên cùng một thang độ. Điều này được thể hiện ngay trong câu (19), lối chứng minh này tựa như luật tam đoạn luận trong lôgic.Loại hiện tượng thú vị này có ở những câu phức chứa nhiều từ luôn đi với nhau thành chuỗi cần được nghiên cứu và khai thác.

Chúng tôi sẽ minh hoạ các vấn đề trên đây qua sự phân tích cấu trúc nghịch nhân quả trong tiếng Việt.

2.2.Cấu trúc nhân quả

Xét các câu sau và dạng thức khái quát của chúng:

(20) Nếu trời mưa thì đường ướt. Dạng thức “Nếu A thì B”

(21) Vì trời mưa nên đường ướt. Dạng thức “Vì A nên B”

(22) Hễ trời mưa là đường ướt. Dạng thức “Hễ A là B”

Chúng ta thường gọi là câu 20 là câu điều kiện – kết quả, câu 21 là câu nguyên nhân – kết quả, câu 22 là câu nêu qui luật nhân quả.

Sự khác nhau của mấy câu trên như sau: Trong câu (20) thì A và B chưa xảy ra, trong câu (21) thì A và B đã xảy ra, còn trong (22) thì A và B đã từng xảy ra nhiều lần. Nhưng ba câu trên có một điểm chung cơ bản: Quan hệ giữa A và B là quan hệ nhân – quả. A là nguyên nhân gây ra kết quả B. Vài ví dụ khác về quan hệ nhân quả:“già th́ yếu, trẻ th́ khoẻ”, “chăm học th́ giỏi”, “thất bại liên tiếp th́  nản chí”, “ở hiền th́ gặp lành”…

Vì thế, có thể gọi chúng bằng một tên chung: Đó là những câu phức nhân – quả. Quan hệ này trong lôgic gọi là phép kéo theo và thường miêu tả bằng kư hiệu A ̃ B. Như vậy, miêu tả bằng ngôn ngữ lô gích mệnh đề, các câu phức nhân – quả đều có phần nghĩa chung là A ̃ B (dấu ̃ trỏ quan hệ kéo theo).

Có thể đưa một số kiểu câu khác nữa vào loại câu phức nhân quả, như: Cứ A là B, Động A là B, Tại A nên B, Do A mà B, Giá như A thì B. Kiểu cuối cùng này thường được gọi là câu giả định, nó giống câu (20) ở chỗ A và B đã không xảy ra, nhưng lại khác (20) ở chỗ là đã xảy ra hai sự kiện A’ và B’ trái ngược với A và B.

Dùng khái niệm câu nhân quả, bức tranh về câu của chúng ta sẽ đơn giản hơn, tường minh hơn và khái quát hơn.

2.3.Cấu trúc nghịch nhân quả

Thật ra, câu (7) “Tuy Tú Xương có tài nhưng thi mấy lần vẫn trượt” chứa một quan hệ bao quát hơn quan hệ nhượng bộ theo quan niệm truyền thống. Đây là quan hệ nghịch nhân quả - một quan hệ tráingược với lẽ thường về quan hệ nhân quả.

Đây là kiểu quan hệ của những t́nh huống có những người già mà vẫn khoẻ, chăm mà vẫn không giỏi, thất bại nhiều nhưng vẫn không nản chí, ở hiền nhưng số phận vẫn long đong, gặp nhiều oan trái… 

2.3.1. Giả sử giữa hai đối tượng, hai sự kiện X và Y có quan hệ nhân quả A ̃ B, nghĩa là khi X ở trạng thái A thì Y sẽ ở trạng thái B. Thông thường là như thế. Nhưng trong thực tiễn cũng có những trường hợp không bình thường và xảy ra điều ngược lại: X đã ở trạng thái A mà Y chưa ở trạng thái B, hoặc X chưa ở trạng thái A nhưng Y đã ở trạng thái B. Ở những trường hợp nghịch với lẽ thông thường ấy, chúng ta nói rằng giữa X và Y đã xảy ra quan hệ nghịch nhân quả.

Trong tiếng Việt có những h́nh thức ngôn ngữ khác nhau phản ánh quan hệ nghịch nhân quả giữa hai hiện tượng, giữa hai sự kiện và chúng ta gọi chúng là những cấu trúc nghịch nhân quả.

2.3.2. Sơ đồ lô gích biểu hiện quan hệ nhân quả giữa hai đối tượng, hai sự kiện X và Y là I. Ý nghĩa của nó như sau: Khi X ở trạng thái A thì Y ở trạng thái B, khi X ở trạng thái C thì Y ở trạng thái D.

Sơ đồ lô gích biểu hiện quan hệ nghịch nhân quả giữa hai đối tượng, hai sự kiện  X và Y là II hoặc III.

 

Dạng thức ngôn ngữ chung nhất biểu hiện quan hệ này là:

                        nhưng (mà)

(I)        Tuy  A       song                      D                                                                                                       

 


                        nhưng (mà)

(I’)     Tuy C           song             B

 

Ví dụ: “Tuy học ít, nhưng vẫn giỏi”, “Tuy còn mệt, nhưng vẫn cố đi làm” “Tuy chỉ thoáng nghe nhưng đã nắm vững vấn đề”…Thông thường, nếu học ít thì sẽ không giỏi, nếu chỉ thoáng nghe thì sẽ không nắm vững vấn đề. Đôi khi học ít mà vẫn giỏi. Đó là điều khác thường, vì thế câu “Tuy học ít, nhưng vẫn giỏi” mới được gọi là câu biểu hiện quan hệ nghịch nhân quả.

2.3.3. Ánh xạ từ sơ đồ lô gích vào sơ đồ ngôn ngữ. Khi các đối tượng X và Y có các sự kiện xảy ra theo thứ tự thời gian, nghĩa là A xảy ra trước C và B xảy ra trước D thì chúng ta gặp hai trường hợp nghịch nhân – quả khác nhau.

2.3.3.1. Trường hợp 1 (sơ đồ II ánh xạ vào sơ đồ IIA): X mới ở trạng thái A nhưng (mà) Y đã vượt qua B để sang trạng thái D. Đó cũng là X c̣n ở trạng thái A nhưng (mà) Y đă sang trạng thái D.  Cũng có thể nói rằng X chưa sang trạng thái C nhưng (mà) Y đã sang trạng thái D. Sơ đồ lô gích-ngôn ngữ của trường hợp này là IIA

                       

                       

                        Dạng thức ngôn ngữ của IIA là:

                        mới (còn) A

(II)  Tuy X         chưa C             nhưng (mà)      Y đã D

                       (vẫn) c̣n A           song

 

            Chúng tôi và Nguyễn Hữu Hoành [49] gọi đây là những cấu trức nghịch nhân quả sớm, vì rằng Y đã chuyển trạng thái sớm hơn điều thường thấy.

2.3.3.2. Trường hợp 2 (sơ đồ III ánh xạ vào sơ đồ IIIA): X đã chuyển sang trạng thái C nhưng Y vẫn còn ở trạng thái B. Cũng có thể nói rằng X đã chuyển sang trạng thái C nhưng Y vẫn chưa chuyển sang trạng thái D. Sơ đồ lô gích-ngôn ngữ của trường hợp này là IIIA.

                       

 

Dạng thức ngôn ngữ của IIIA là:

 

                  nhưng (mà)                               B

(III) Tuy X đã C         song                 Y vẫn (còn)      chưa D

 

Đây là cấu trúc nghịch nhân quả muộn.

2.4.Nghĩa của cặp từ

2.4.1. Trong một phát ngôn nêu quan hệ giữa hai đối tượng X và Y có hai thành phần, thường là hai mệnh đề, một nói về X và một nói về Y. Thường có một cặp từ liên kết hai mệnh đề này. Có những cặp liên từ khác nhau cũng trỏ một quan hệ lôgic, như vì A nên B, vì A mà B, vì A hèn chi B, nhưng trong những trường hợp đó, bao giờ yếu tố thứ nhất cũng trùng nhau. Do vậy mà chỉ cần xuất hiện liên từ nói về X (bộ phận thứ nhất) là người nghe biết được rằng sẽ gặp một câu nói về một kiểu quan hệ giữa X và Y. Liên từ thứ nhất ấy cho chúng ta biết đó là kiểu quan hệ nào. Chẳng hạn, khi gặp một câu bắt đầu bằng Nếu…là chúng ta biết được ba điều sau:

a) Sẽ gặp một câu nói về hai đối tượng X và Y.

b) Quan hệ giữa X và Y là quan hệ (thuận) nhân quả.

c) Các điều nói về X và Y đều chưa xảy ra.

Đó là nghĩa của từ nếu. (Tất nhiên, chúng tôi không nói tới cách dùng đặc biệt của cặp từ nếu-thì để biểu thị quan hệ so sánh, đối chiếu, xem [12]). Tương tự, chúng ta xác định được nghĩa của vì, hễ, tuy

2.4.2. Khi gặp một câu bắt đầu bằng “tuy…” là chúng ta biết được ba điều sau:

a) Sẽ gặp một câu nói về hai đối tượng X và Y.

b) Quan hệ giữa X và Y là quan hệ nghịch nhân quả.

c) Các điều nói về X và Y đều đã xảy ra.

Đó là nghĩa của tuy. Nhưng chúng ta còn chưa biết được, giữa X và Y xảy ra quan hệ nghịch nhân quả theo kiểu nào nếu như X và Y có các sự kiện xảy ra theo thứ tự thời gian. Trong trường hợp này, các cặp từ tình thái và từ thời gian sẽ cho ta biết tiếp đó là kiểu nghịch nhân quả sớm hay muộn. Thật thế, chẳng hạn khi gặp chuỗi từ tuy còn...là chúng ta biết được, ngoài các điều a-b-c ở phần này, đây là một câu nói về quan hệ nghịch nhân quả sớm. Vì rằng trong ba cấu trúc bắt đầu bằng tuy thì chỉ có cấu trúc II mới xuất hiện từ còn đứng ngay sau tuy. Như vậy khi từ còn đứng sau tuy, chúng ta sẽ biết được thêm ba điều sau:

d) Quan hệ giữa X và Y là quan hệ nghịch nhân quả sớm.

e) X chưa chuyển trạng thái.

g) Y đã chuyển trạng thái (Đây là một hệ quả lôgic của hai điều d và e, nghĩa g này được chỉ ra rõ ràng nhờ từ đã trỏ trạng thái đă xảy ra).

Như vậy, các điều d – e – g trên đây là nghĩa của cặp còn – đã và đó cũng là nghĩa của cặp chưa – đã, mới – đã. Sự khác biệt giữa còn- đã và chưa – đã chỉ ở điểm sau đây: cặp thứ nhất nói về trạng thái A của X, còn cặp thứ hai nói về trạng thái C của nó. Tương tự, căn cứ vào cấu trúc III phản ánh sơ đồ III mà chúng ta xác định được nghĩa của các chuỗi từ đã – vẫn (còn), đã – vẫn (c̣n) chưa.

2.4.3. Khi cặp còn – đã mang nghĩa d (quan hệ giữa X và Y là quan hệ nghịch nhân quả sớm) thì chính nghĩa này cũng chứa đựng nghĩa b (hai đối tượng có quan hệ nghịch nhân quả). Thế là cặp tuy – nhưng trong cấu trúc tuy còn – nhưng đã (cấu trúc II) trở thành dư và có thể lược bỏ một phần hay toàn bộ mà câu vẫn giữ nguyên ý nghĩa cơ bản.

Cặp từ “đă …nhưng (c̣n) chửa…” trong câu thơ “Học đă sôi cơm nhưng[c̣n] chửa chín, /[Thi không ngậm ớt thế mà cay](Tú Xương ) phản ánh quan hệ nghịch nhân quả muộn, phản ánh số phận long đong lận đận đắng cay của nhà thơ kiệt xuất này. Mà muộn là chậm măi mà thành công vẫn chưa đến.  Câu thơ thứ hai là lời b́nh ràng chuyện ngược đời này.

            Toàn bộ các nghĩa a – b – c – d – e – g đều được thể hiện trong cặp còn -  đã. Tới đây chúng ta đã giải thích được vì sao cặp còn – đã tuy không là cặp liên từ theo cách gọi truyền thống, nhưng vẫn được dùng để liên kết hai vế câu. Hoàn toàn tương tự như vậy, chúng ta giải thích được vì sao các cặp mới – đã, chưa – đã, đă c̣n, đã – vẫn, đã – chưa [/chửa] cũng trỏ những kiểu quan hệ nghịch nhân quả và được dùng để liên kết hai vế câu. Tức là có những cặp từ đặc thù trỏ quan hệ NNQ sớm và NNQ muộn:

NNQ sớm:

(II) ̃ (IIa)        c̣n…(mà) đă; mới … (mà) đă…; chưa… (mà) (cũng) đă…     

NNQ muộn:

(III)  ̃  (IIIa)    đă…(mà)  vẫn …; đă  (mà) c̣n; đă … (mà) (cũng)(vẫn) chưa

            Điều thú vị là sự phát hiện ra nghĩa của những cặp từ trên đây đă giúp chúng ta dễ dàng giải thích được ngữ nghĩa cũng như cấu trúc cú pháp của những câu vắng chủ ngữ, như (12) – (14), (16)  và những tục ngữ dùng các cặp từ này, như (11), (15) mà các sách ngữ pháp trước đây cũng như các từ điển tục ngữ đă bỏ qua không giải thích hoặc gán cho chúng tên gọi “câu đặc biệt”. Chẳng hạn như  “Đă 12 giờ đêm  ông vẫn  c̣n ngồi làm việc.” , “Sao giờ này anh  vẫn c̣n ở nhà?”, “Tôi làm việc đă gần 30 năm mà lương vẫn c̣n ở mức ba phết mấy.”, “Đă tháng năm mà vẫn c̣n gió mùa đông bắc.”,  “Đă già c̣n chơi trống bỏi”, “Mới ngày nào mái tóc  c̣n xanh/ Mà nay đă phơ phơ đầu bạc”

 “Chưa đỗ ông nghè đă đe hàng tổng”; “Chưa tập [/học] ḅ đă lo tập [/học] chạy”; “Chưa vỡ bọng cứt đă đ̣i bay bổng”; “Chưa khỏi ṿng đă cong đuôi”; “Mới [/chưa] thăm được ván đă vội bán thuyền”; “Mới [/chưa] để lên môi đă trôi xuống miệng”. Tục ngữ cuối cùng này nói về món ăn, và quan hệ nghịch nhân quả sớm, chưa ăn đă trôi xuống miệng, tức là món ăn ngon quá! Có vậy thôi.

2.4.4. Chính nhờ đã xác định được nghĩa của những cặp từ trên đây mà chúng ta định hướng được nghĩa của những bộ phận trong câu phức chứa các cặp từ này. Chẳng hạn trong các câu phức sau:

(23) Nếu mới A (mà) đã  D thì E.

(24) Nếu đã C (mà) còn B thì E.

(25) Vì chưa C (mà) đã D nên E.

Cách định hướng nghĩa như sau: Mấy cấu trúc trên đây đều biểu thị quan hệ nhân quả, mà E là kết quả, còn nguyên nhân ở trong 23 chẳng hạn, là mới A đã D. Mà nguyên nhân là một điều bất thường (nghịch nhân quả sớm), nên theo cấu trúc nhân quả nếu – thì, phần E cũng phải là một điều khác thường, cũng là nghịch nhân quả sớm, phù hợp với nguyên nhân của nó. Chúng ta có thể nói “Nếu mới 12 tuổi mà đã làm được toán lớp 12 thì sau này sẽ giỏi lắm”. Nhưng khó mà chấp nhận được lối tư duy “*Nếu mới 12 tuổi mà đã làm được toán lớp 12 thì sau này sẽ bình thường”, hoặc nói “Nếu mới học mà đã quên thì trí nhớ của anh bạn quả là tồi”, chứ không thể nói “*Nếu mới học mà đã quên thì anh bạn thuộc loại thông minh”.

“Người trai mới vài lần thoáng gặp/ Luôn hy vọng để rồi thất vọng/ Ta đă cười đă khóc những không đâu.” (Xuân Quỳnh, có một thời như thế)

“Vô duyên chưa nói đă cười”

“Thủ tướng cũng đă đề xuất mà dự án Luật biểu t́nh vẫn chưa được đưa vào chương tŕnh năm 2014” (Những Lê, VnEconomy)

Mới b́nh minh đó đă hoàng hôn/ Đang nụ cươi tươi bỗng lệ tuôn” (Tố Hữu)

“Hôm qua c̣n lấm tấm/ Chen lẫn màu lá xanh/

Hôm nay (đă) bừng lửa thẫm/ Rừng rực cháy trên cành” (Hoa phượng)

Chưa già mà đă có râu/ Cái con dế suốt đêm thâu hát ǵ?”

Tuy nó là con chủ tịch tỉnh/ Nhưng thầy vẫn cho điểm kém”

2.4.5. Vài dạng đặc biệt của cấu trúc ngôn ngữ nghịch nhân quả

(37) Không A cũng B

Quy luật nhân quả là“nếu có A th́ có B, nếu có C th́ có D” (sơ đồ I). Không cóAcũng B, tức là chưa có ǵ mà đă có B – một trường hợp nghịch nhân quả sớm đặc biệt.  Nói cách khác, hiện tượng B mạnh [/sớm] đến nỗi không cần A mà cũng có B. Ví dụ:

(26) [Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,/Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa./ Ḷng quê dợn dợn vời con nước,]/Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.”(Tràng giang, Huy Cận)

Cặp từ  không … cũng  trong khổ thơ này nói rằng, b́nh thường theo quan hệ nhân quả  khói hoàng hôn gây ra nỗi nhớ nhà, nhớ bữa cơm chiều cả gia đ́nh quây quần bên nhau. C̣n không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà là nỗi nhớ nhà vô cùng tận.

(38)C mà cũng (vẫn) chưa D

            Quy luật nhân quả là“nếu có A th́ có B, nếu có C th́ có D” (sơ đồ I). Ấy thế nên dạng thức ngôn ngữ III trở thành một trường hợp nghịch nhân quả muộn đặc biệt: C mà cũng (vẫn) chưa D. Người nói hiểu C là điểm cuối xảy ra sự kiện. Trong hai câu dưới đây  C = giờ này, sắp C » C:

 (27)  Giờ này mà nó vẫn chưa đến.

            Hàm ư của câu trên là nó phải đến trước giờ này khá lâu rồi.

(28) “Sắp đánh nhau rồi mà c̣n đi mua táo, [kháng chiến ǵ những người này]” (Những người ở lại, NHT)

            Từ ‘mà’ cho biết câu (28) có hàm ư “người ta có thể đi mua táo vào lúc nào chứ  lúc này (sắp đánh nhau rồi) th́ không được đi mua táo.”

*     “Măi [/Tận] A mới D”

            Trong tiếng Việt từ trợ từ măi có nghĩa là “một cách kéo dài liên tục như không muốn ngừng, không muốn dứt” [82] hoặc là “đến tận một thời điểm nào đó sau một thời gian kéo dài khá lâu sự việc mới xảy ra…”.C̣n tận là “lúc đến đấy là hết, là giới hạn cuối cùng” (năm cùng tháng tận) [82].Tức là sự việc không xảy ra như b́nh thường mà rất lâu, thậm chí cuối cùng mới xảy ra. Như vậy, hai cấu trúc  “măi A mới D”, “tận A mới D” cũng thể hiện hai trường hợp đặc biệt của quan hệ nghịch nhân quả muộn.

(29) Măi  đến giờ tôi mới biết chuyện đó.

(30) Măi tận 10 giờ đêm Năm mới biết tin.

    Tức là: Trong một thời gian dài tôi không biết chuyện đó, Năm không biết tin. Hàm ư của hai câu trên là: Tôi biết chuyện đó quá muộn, Năm biết tin quá muộn.

 

2.5.Giải thích nghĩa của câu

Biết các cấu trúc nghịch nhân quả, biết nghĩa của các cặp trợ từ (trong hai mô h́nh rút gọn) chưa – đă, mới – đã, c̣n – đã, đă c̣n, đã – vẫn, đã – chưa [/chửa] cũng chuyển tải được quan hệ nghịch nhân quả, chúng ta  giải thích được rơ ràng và có sức thuyết phục những cảm nhận về hàm nghĩa của hàng loạt câu trong đời thường, trong thành ngữ, tục ngữ  cũng như trong các tác phẩm văn học chứa những cặp từ vừa nêu mà mới xem thấy rất khó lí giải.

2.5.1. Xét các câu:

(31) a. Còn trẻ mà tóc đã bạc.

       b. Vẫn (c̣n) khoẻ mà đã xin nghỉ mất sức.

c. Mới 9 giờ nó đã đến.

d. Chưa 9 giờ nó đã đến.

e. (Có những ngày trốn học đuổi bướm ở cầu ao) Mẹ bắt được…chưa đánh roi nào đã khóc. (Quê hương,Giang Nam).

            Những câu 31 đều phản ánh cấu trúc nghịch nhân quả sớm II.Câu 31a là dạng rút gọn của câu “Tuy còn trẻ nhưng mà tóc đã bạc”.Câu 31c là dạng rút gọn của “Tuy mới 9 giờ nhưng mà nó đã đến”.Vậy định hướng nghĩa của cặp mới – đã trong câu 31c là lư lẽ “lẽ ra sau 9 giờ nó mới được [/phải] đến”. Câu 31e cũng là nghịch nhân quả sớm, thông thường bị đánh mới khóc, nhưng đứa bé quá khôn ngoan chưa đánh đã khóc mới thành nghịch nhân quả sớm. Lại xét:

(32) Tua rua đă xế ngang đầu /Saoem [c̣n] ở măi làm giàu cho cha. (cd)

Dù là lời người con gái hay người con trai th́ cặp từ “đă … c̣ncũng vẫn cho biết quan hệ nghịch nhân quả muộn, một số phận buồn: người con gái đă ở lại nhà quá nhiều năm, đă đứng tuổi rồi (mà vẫn chưa đi lấy chồng)

(33) Hôm qua c̣ntheo anh/ Đi ra đường quốc lộ/ Hôm nay đă chặt cành/ Đắp cho người dưới mộ. (Viếng bạn,  Hoàng Lộc)

            Liên kết hôm qua và hôm nay là cặp từ “c̣n … đă”phản ánh quan hệ nghịch nhân quả sớm: Hôm qua anh c̣n sống mà hôm nay anh đă chết, anh chết sớm quá, nhanh quá tức là anh hy sinh đột ngột quá.Đó là hàm ư của khổ thơ trên.

2.5.2. Xét hai câu 34:

(34) a. Tuy nhiên, nó vẫn chưa đến.

        b. Tuy nhiên, giá quyển sách này vẫn 15 đồng.

Con đường đi tới câu 34b như sau: Câu 34b tương đương với 34c.

(34c) Tuy vậy, giá quyển sách này vẫn 15 đồng.

            Vậy là một từ thay thế, cho nên 34c được dùng trong chuỗi 34d.

(34d) B. Tuy vậy, giá quyển sách này vẫn 15 đồng.

            Trong 34d thì B là một câu.Đến lượt mình, 34d lại tương đương với 34e.

(34e) Tuy B, nhưng giá quyển sách này vẫn 15 đồng.

            Đó là lư do làm chúng ta khi đọc câu 34b liền biết rằng trước đó phải có một câu B khiến ta nghĩ rằng giá quyển sách này sẽ thay đổi.

2.5.3. Xét câu 35:

(35) Anh ấy thế mà tử tế.

Điều thông báo rõ ràng trong 35 là “Anh ấy tử tế”. Nhưng định hướng nghĩa của nó lại như sau: “Trước đó có một phát ngôn P. Qua P người ta nghĩ rằng anh ấy thuộc loại người không tử tế. Nhưng không phải thế”. Do đâu mà có định hướng nghĩa này?

            Chúng ta có thể lập một câu theo dạng (I) (mục §2.3.2.):

(35b) Tuy anh ấy P, nhưng mà anh ấy tử tế.

            Trong ngữ cảnh rõ ràng, chúng ta có thể dùng từ thế thay cho phán đoán P và 35b trở thành:

(35c) Tuy anh ấy thế, nhưng mà anh ấy tử tế.

Như đã tŕnh bày, từ tuy báo hiệu rằng sau đó sẽ có hai phát ngôn nói về X và Y có quan hệ nghịch nhân quả với nhau.Một khi X và Y xuất hiện thì riêng từ nhưng cũng đủ đại diện cho cấu trúc nghịch nhân quả. Vì thế trong câu 35c, một mặt có thể rút gọn từ tuy, mặt khác có thể rút gọn cụm từ “anh ấy” đã dùng lặp lại để đi tới 35. Quá trình đó như sau:

(35d) Anh ấy thế, nhưng mà anh ấy tử tế.»

(35e) Anh ấy thế, nhưng mà tử tế.»

(35g) Anh ấy thế, mà tử tế.

Tới đây, chúng ta thấy được bản chất của chuỗi thế mà, mỗi từ gắn với một phán đoán riêng biệt.

2.5.4. Xét lối nói bỏ lửng 36:

(36) Ấy thế mà…

Phát ngôn 36 không thông báo một điều gì cả. Đây là lối nói bỏ lửng trong giao tiếp. Và định hướng nghĩa của nó như sau: “Trước đó đã có một phát ngôn P (nêu lên một nhận định, một sự kiện hoặc một hành vi nào đó) thông thường từ P suy ra thuộc tính a. Nhưng người nói có ý trái ngược lại với khuynh hướng suy ra thuộc tính a, và lối nói bỏ lửng 36 cốt để gián tiếp bác bỏ khuynh hướng thông thường suy ra từ P”. Thật thế, theo cấu trúc (I) (mục §2.3.2.) chúng ta gặp lối nói:

(36b)  Tuy P nhưng mà Q.

            Thay P bằng từ thế, và sau đó khi không cần nói rõ điều nghịch nhân quả suy ra từ P là gì, thì người ta bỏ Q đi:

(36c) Tuy thế, nhưng mà Q.

(36d) Tuy thế, nhưng mà...

(36e) Tuy thế mà...

            Chúng tôi coi 36e đồng nghĩa với 36, tuy thế đồng nghĩa với ấy thế, tức là “Tuy thế mà” đồng nghĩa với “Ấy thế mà”. Vậy 36 cũng phản ánh cấu trúc nghịch nhân quả và điều này giải thích vì sao câu (3) tương đương với câu (2).

            Cách rút gọn từ nhưng ở 35e và 36d để trở thành 35g và 36e làm cho ra thấy rằng có những cấu trúc nghịch nhân quả lại chỉ có từ mà để nối hai vế (xem §3.3.) Điều này cho phép ta nhận ra rằng cấu trúc 37 cũng là một cấu trúc nghịch nhân quả.

(37) Có mỗi P mà cũng Q.

            Từ có (xem §2.1.) cho biết rằng P là cái mức thấp, từ mỗi “dùng để nhấn mạnh thêm về mức chỉ có chừng ấy (thường là một) mà thôi, không có hơn” [82] làm cho cụm có mỗi lại tăng thêm sắc thái mức rất thấp, P là cái mức rất thấp mà thông thường không thể suy ra Q được. Ví dụ:

 (38) Có bốn đồng mà mày cũng cưới được vợ à? (Sống mòn, NC)

2.5.5. Vận dụng cấu trúc nghịch nhân quả để giải thích những câu sai về quan hệ nghĩa “ngược đời”.  Ví dụ:

 (39) Và với chúng tôi, vốn không mặn mà khuynh hướng kỹ thuật hoá các tiết mục múa, cũng không thể phủ nhận đây là một tiết mục rất hấp dẫn, mặc dù, rất bài bản và điêu luyện.

            Dàn dựng rất bài bản và điêu luyện theo lẽ thường sẽ thành một tiết mục hấp dẫn. Nói cách khác, hấp dẫn không tạo ra ư ngược đời, đối lập với rất bài bản và điêu luyện. Câu trên dùng sai từ mặc dù, cần thay bằng từ : “[…] đây là một tiết mục rất hấp dẫn, rất bài bản điêu luyện’.

(40)Tuấn cho biết rằng do nằm ở ‘trận địa’ săn voi từ ngày đấu đến giờ nhưng do sự ngăn cản  của lực lượng bảo vệ nên anh chưa hề ghi được h́nh ảnh nào.[…] (báo, 16.11.2001)

Câu này sai ở cặp do …nhưng. Thật vậy, theo lẽ thường nằm ở trận địa ngay từ ngày đầu hẳn ghi được h́nh ảnh. Thế mà chưa ghi được h́nh nào là chuyện ngược đời. Vậy sửa bằng cách dùng cặp tuy – nhưng hay mặc dù – nhưng: “Tuấn cho biết rằng mặc dùnằm ở ‘trận địa’ săn voi từ ngày đấu đến giờ nhưng do sự ngăn cản  của lực lượng bảo vệ nên anh chưa hề ghi được h́nh ảnh nào.”

(41) Đội Áo với vị trí 92 …là đội bóng “đội sổ” trong 16 đội có mặt ở VCK Euro 2008. Và cho dù là chủ nhà, 92 cũng là 92’ (báo, 09.6.2008)

Câu trên dùng sai từ cũng. Thật vậy, với lợi thế sân nhà trong bóng đá, theo lẽ thường chủ nhà sẽ đạt được một  kết quả nào đó chứ không đội sổ. Chủ nhà mà đội sổ là chuyện ngược đời. Theo cấu trúc (IV) từ cho dù  phản ánh  quan hệ ngược đời này và cho dù đi thành cặp với“vẫn” [cho dù…vẫn]chứ không với “cũng”[cho dù…cũng]. Cần sửa thành:  Và cho dù là chủ nhà, 92 vẫn  là 92.

2.6.Lưu ư

            Ngoài ba cấu trúc điển hình I – II – III (mục §2.3.), chúng ta còn gặp những cấu trúc khác cũng phản ánh quan hệ nghịch nhân quả:

Trong cấu trúc IV, sự kiện A chưa xảy ra, nó chỉ có tính chất giả định về A. Từ dù (/dầu) đã tạo ra tính giả định này. Do đó, cấu trúc IV dùng để biểu thị ý chí của chủ thể nói: B tất yếu sẽ xảy ra. Một câu hỏi còn bỏ ngỏ: Vì sao thêm từ cho vào phần đầu thì cấu trúc IV sẽ tăng thêm sự nhấn mạnh? Như: “Cho dù A nhưng vẫn B”, “Cho dầu A nhưng vẫn B”.

            Trong khi đó, ở cấu trúc V, từ mặc dầu có TGĐ rằng A và B đều là những hiện thực đã xảy ra. Ví dụ: “Mặc dù là người miền Nam, chị ta cũng gắp thức ăn tiếp tôi liền tay” (DTH, trong TNVN, 66).

 Lại một câu hỏi khác: vì sao trong cấu trúc V không thể nói “mặc dẫu A…”?

2.7.Kết luận

            Qua những điều vừa trình bày, chúng ta thấy rằng những từ đi thành cặp trên đây bao giờ cũng biểu hiện quan hệ logic-ngữ nghĩa giữa hai phán đoán về những đối tượng, về những sự kiện nào đó. Có thể không khó khăn lắm để nhận ra nghĩa và cách dùng của những cấu trúc: càng A càng B, đã A lại B, hèn chi A…Nhưng do dâu mà cặp từ này mang nghĩa này, cặp từ kia mang nghĩa kia? Theo chúng tôi, mỗi kết cấu phức hợp có những từ đi thành từng cặp đều được hình thành trên một cơ sở lôgic – ngữ nghĩa nhất định để thể hiện một quan hệ nào đó, chứ không phải chúng được hình thành một cách võ đoán. Rõ ràng là nhận ra được quan hệ và cấu trúc nghịch nhân quả trong tiếng Việt đã giúp chúng ta phân tích, lư giải và thấy được bản chất của nhiều hiện tượng ngôn ngữ thú vị.

            Đi tìm những kiểu quan hệ lôgic – ngữ nghĩa cơ bản giữa các đối tượng và tìm ra những phương thức ngôn ngữ thể hiện chúng, đồng thời đi tìm những lối suy luận, những phương thức tư duy để nhận thức thế giới khách quan của người Việt là một con đường hợp lư để nhận ra cơ sở logic-nghĩa của các cấu trúc ngôn ngữ, đặc biệt là của các cấu trúc phức hợp, qua đó phát hiện được bản chất của các hiện tượng ngữ pháp, nhất là các hiện tượng ngữ pháp phức hợp không do liên từ biểu hiện.

 

 



[1]Phần này chỉnh lư bài: Nguyễn Đức Dân, Lô gích ngữ nghĩa của từ th́, Ngôn ngữ , số 11 &12, 2008

[2]) Về những khái niệm tập hợp, phần tử của tập hợp, tập rỗng, tập hợp con (bộ phận) xem sách Toán 6 , tập I, nxb Giáo dục, năm 2000, trang 3 – 9

[3] ) Phần này chỉnh lư lại bài: Nguyễn Đức Dân, Ngữ nghĩa các từ hư, t/c Ngôn ngữ, số 4, 1984

[4] Theo một cách hiểu, câu này vẫn chấp nhận được (tuy có thể coi là không b́nh thường )